Phòng tránh bệnh thông thường cho cá Vàng

Nguyên Nhân Mắc Bệnh Của Cá Vàng

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cá vàng của bạn bị bệnh, nhiều khi là những nguyên nhân mà bạn không ngờ. VÍ dụ khi thay nước, đặcc biệt là lúc giao mùa nếu không chú ý tới nhiệt độ giữa nước cũ và nước mới mà để chênh lệch từ 5℃ trở lên sẽ làm cá yếu đi và phát bệnh. Nếu bạn sử dụng nước máy để nuôi cá phải chú ý đến nước máy để nuôi cá phải chú ý đến hàm lượng clo, để tránh trường hợp cá bị ngộ độc. Khi cho cá vàng ăn, bạn không nên cho thức ăn quá nhiều vào hồ cá vì lượng thức ăn dư thừa sẽ bị lên men cũng là nguyên nhân khiến cá bị bệnh. Khi mua và vận chuyển cá vàng từ nơi bán đến hồ cá nhà bạn, nếu sơ ý làm cá vàng bị tróc vảy hoặc bị tổn thương hoặc sống trong môi trường có khí hậu lạ, chăm sóc không chu đáo cá cũng bị bệnh.. Khi nuôi cá vàng, bạn cần ghi nhớ mùa xuân và mùa thu là lúc cá thường hay phát bệnh nhiều nhất trong năm, thời gian này bạn cần chú ý tới hồ cá nhiều hơn để chẩn đoán bệnh và sớm điều trị đúng.

Cá Loại Bệnh Cá Vàng Thường Mắc Phải

1. Bệnh rách mang:
Thường do ký sinh trùng hoặc vi khuẩn gây ra. Nếu cá rách mang do ký sinh trùng thì dấu hiệu nhận biết là mang bị sưng, cá rất khó mở nắp mang khi di chuyển hoặc hô hấp, trường hợp nặng thì lộ cả sụn mang daacn đến tử vong. Loại bệnh này bắt nguồn từ trùng đốt ngón tay hay trùng bánh xe. Khi cá bị rách mang, cho 0,5 đến 0,8g tinh thể diệt vi trùng cho vào 10 lít nước sạch, ngâm, rửa cá trong khoảng 10 đến 15 phút. Bạn cũng có thể ngâm từ 0,2 đến 0,3g tinh thể diệt vi khuẩn cho vào 100 lít nước để sử dụng thay nước hồ cá mỗi tuần từ 1 đến 2 lần có thể diệt những ký sinh trùng trong nước và trên mang cá. Nếu cá của bạn có dấu hiệu mất máu tua mang khiến mang phát trắng thì cá của bạn đã bị vi khuẩn mốc trong nước tấn công. Với trường hợp này, hãy đem 50g muối ăn trộn vào 10 lít nước và ngâm, rửa cá trong 15 đến 20 phút. Nếu bạn nhìn thấy hiện tượng mang cá có rất nhiều chất nhầy màu trắng hay tua mang xuất hiện những lỗ nhỏ thì cá của bạn đã bị bệnh rách mang do vi khuẩn nhầy hình cầu gây ra. Bạn hãy cho 1 đến 2g furazolidone vào 10 lít nước, ngân rửa cá trong 10 đến 20 phút.

2. Bệnh vây lỏng:
Khi mắc bệnh này, vẩy trên mình cá dựng lên, hướng ra phía ngoài, phần gốc sưng lên, tiết ra dung dịch trong suốt hoặc chứa lẫn máu, nếu bệnh nặng, vẩy cá sẽ xù ra như lông nhím, gốc vây tụ máu, bụng phình to. Để chữa trị bệnh này, có thể dùng từ 3 đến 5 ống gentamicin cho vào 10 lít nước, ngâm rửa mắc bệnh khoảng 15 đến 20 phút hoặc dùng 1g furacilium cho 10 lít nước ngâm rửa cá trong vòng 20 đến 30 phút.

3. Bệnh rách vây:
Nguyên nhân của loại bệnh này thường do yếu tố chủ quan của người nuôi vì quên thay nước khiến vây bị nhiễm khuẩn, khi viền các vây chuyển sang màu trắng sữa là giai đoạn cá mới bị bệnh, nếu không chữa trị kịp thời sẽ rách toàn bộ vây đuôi. Bạn hãy dùng 1g furamcil-ium hoặc furazoli-done cho vào 10 lít nước để ngâm, rửa cá trong 10 đến 20 phút hoặc 0,1g thuốc tím cho vào 10 lít nước ngâm, rửa cá trong vòng 10 phút.

4. Đầu trắng, miệng trắng:
Tương tự như bệnh rách mang, loại bệnh này cũng do vi khuẩn nhầy hình cầu gây ra, khi bị bệnh, miệng cá sẽ bị loát, khiến cá không ăn được mà chết vì đói. Khi cá bệnh, hãy dufng1g furazolidone cho vào 10 lít nước ngâm rửa cho cá trong thời gian từ 20 đến 30 phút hoặc cũng có thể dùng rượu iot pha loãng thoa vào vết thương.

5. Bệnh đốm trắng:
Mầm bệnh là loại trùng chân nhỏ bám vào, khi mới mắc bệnh, trên thân cá có sẹo màu trắng, giống như da bị mốc, bệnh càng nặng, các đốm dạng túi bao tử xuất hiện càng nhiều trên mang, chất nhầy tiết ra càng nhiều. Cách chữa trị là dùng dung dịch nước mer-bromin có nồng độ từ 0,05 đến 0,07% cho vào 10 lít nước, ngâm rửa trong thời gian từ 15 đến 30 phút, dùng liên tục 2 đến 3 lần để diệt trùng.

Để hiểu rõ hơn về bệnh đốm trắng và cách chữa trị hãy truy cập tại đây nhé!

6. Bệnh sung huyết da:
Thủ phạn gây ra loại bệnh này là trùn tam đại, rận cá hay bộ có chép đầu neo. Khi bị trùng tam đại ký sinh, cá sẽ tiết ra nhiều chất nhầy vày bên ngoài mình cá xuất hiện những đường vòng màu trắng, nếu bị bọ cá chép bám vào, cá sẽ có hiện tượng sưng và đọng máu, còn nếu bị rận cá tấn công, cơ thể cá sẽ có vết bị cắn. hàm bị thương hoặc vết thương bị xé rách. Khi cá bị bệnh, hãy dùng 0,5 đến 0,8g tinh thể diệt trùng cho vào 10 lít nước ngân, rửa cá trong vòng 10 đến 20 phút.

7. Bệnh mốc da:
Đây là loại bệnh do vi khuẩn họ mốc gây ra, lúc mới bị bệnh, xung quanh vết thương bên ngoài bị sưng đỏ, cá tiết ra nhiều chất nhầy, khi bị nặng hơn, ở vết thương sẽ hình thành một bụi tua vi khuẩn hình tơ long. Với bệnh này bạn hãy dùng 0,5 tinh thể quặng đồng cho vào 10 lít nước ngâm rửa trong 15 đến 30 phút.

8. Bệnh viêm ruột:
Viêm ruột: cá vàng bị bệnh viên ruột là do thức ăn không đảm bảo vệ sinh hoặc do ăn quá no. cá bị bệnh này không có triệu chứng rõ ràng mà chỉ đờ đẫn, thiếu linh hoạt hoặc chỉ nằm yên dưới đáy hồ. Nếu bạn bắt cá ra khỏi đáy hồ, để ý vùng bụng gần hậu môn bị sưng đỏ, xung huyết. Khi bị viêm ruột, dùng dung dịch MnSO4 có nồng độ từ 3 đến 5% để ngâm, rửa cá khoảng 20 đến 30 phút hoặc dùng 0,1g furazolidone hòa chung với bột mì, viên thành hạt cho cá ăn.

9. Bệnh lồi mắt
Bệnh lồi mắt (Pop eye) là căn bệnh rất thường gặp ở cá vàng giống như cá Vàng Black Moor, Celestial và bệnh Water Bubble Eye, đây là căn bệnh làm giảm vẻ đẹp của cá và làm cho cá bị giảm thị lực, thường gây nên bởi nguyên nhân nhiễm trùng nước hoặc bệnh lao và đến nay chưa có cách khắc phục triệt để. Để phòng ngừa cần vệ sinh bể sạch sẽ, thay nước thường xuyên và duy trì nhiệt độ cũng như độ sáng thích hợp cho bể.

10.  Bệnh rối loạn bong bóng khi bơi
Rối loạn bong bóng khi bơi (Swim bladder disorder) là căn bệnh làm cho cá nổi định kỳ một bên cơ thể lên mặt nước hoặc diễn ra khi đang bơi, sau khi hết bệnh nó lại trở về trạng thái bình thường. Trường hợp cá nằm nghiêng một bên trên bề mặt nước bất động kể cả khi chạm tay vào thì rất có thể đây là dấu hiệu mắc bệnh thận.
– Cách khắc phục: Nên cho cá ăn thực phẩm ẩm để hạn chế quá trình trương bụng giúp cá dễ tiêu hóa. Tăng cường hàm lượng rau xanh trong thức ăn cho cá, thường xuyên thay vệ sinh nước bể chứa, có thể bổ sung một chút muối trong bể nhằm hạn chế căn bệnh do khuẩn ký sinh trùng gây ra. Nước bể phải đủ lượng ôxy cần thiết, nhiệt độ thích hợp và luôn thay lọc sạch sẽ.

 

Rate this post

Viết một bình luận