Chọn con gì để nuôi đôi khi cũng gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Chó, mèo trung thành, nhưng đôi khi nổi hứng “cắn yêu” con người. Trăn, rắn rết… thì đáng sợ, mà có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của bản thân.
Rốt cục, nhiều người chọn nuôi cá chép vàng làm cảnh. Chúng ăn ít, dễ nuôi, ngoại hình bắt mắt, và trên hết là vô hại – chẳng gây nguy hiểm gì cho chủ của nó cả.
Những lợi thế trên đều đúng cả. Nhưng khi tình cảm nhạt dần, hoặc bạn không còn thời gian chăm sóc chúng nữa, bạn sẽ làm gì nhỉ? Tặng cho người khác hay đem thả chúng về thiên nhiên hoang dã?
Nếu chọn phương án thứ 2 thì mọi chuyện sẽ trở nên khác hẳn, vì con cá chép vàng nuôi làm cảnh của bạn sẽ biến thành một con quái vật đúng nghĩa, như trong tấm hình dưới đây.
Có thể bạn không tin, nhưng mấy chú “cá chép vàng nuôi làm cảnh bơi trong bể nước” dễ thương bé xinh kia nếu được thả về tự nhiên, chúng có thể nặng tới 2 kg. Nhưng quan trọng hơn, chúng sẽ trở thành thế lực tàn phá hệ sinh thái cực kỳ nguy hại.
Theo Stephen Beatty – một chuyên gia nghiên cứu về cá tại ĐH Murdoch (Úc), bản chất cá chép vàng nuôi làm cảnh là một loài rất phàm ăn, thậm chí nhiều đến mức vỡ bụng mà chết. Vậy nên, những người nuôi cá luôn phải kiềm chế sức ăn của chúng.
Nếu như từng nuôi cá cảnh, bạn sẽ biết rằng chúng có thể trở nên rất hung hăng mỗi khi bể cá có sự xuất hiện của thành viên mới. Theo trang Puregoldfish đề cập, hành vi cạnh tranh môi trường sống, vì “kiếm ăn” mà khiến cá chép vàng nuôi làm cảnh trở nên hung hãn hơn. Vậy nên khi thả về tự nhiên, chẳng còn gì kìm kẹp, chúng ăn gần như tất cả mọi thứ.
Vốn cùng họ với cá chép, cá chép vàng nuôi làm cảnh có sức khả năng sinh tồn rất mạnh. Beatty cho biết, không những chúng tấn công nhiều loài cá trong tự nhiên, mà còn rất giỏi luồn lách, biết cách lẩn tránh kẻ thù lớn hơn. Chúng đặc biệt thích xâm phạm tổ trứng của các loài cá khác, dẫn đến tình trạng số lượng nhiều loài bị sụt giảm nghiêm trọng.
Đặc biệt, khả năng di chuyển của cá cảnh mới là điều đáng kinh ngạc. Nhiều người khi không nuôi cá nữa, quyết định thả chúng xuống kênh rạch gần nhà mà không biết rằng chúng có thể theo đó ra sông, suối một cách dễ dàng.
Được biết, một nghiên cứu tại Úc đã theo dõi hành trình của một con cá vàng, và nhận ra nó đã di chuyển quãng đường dài tới… 220km/năm.
Cá chép Koi khổng lồ tại sông Vasse
Bên cạnh đó, cũng cần nhấn mạnh rằng cá cảnh nói chung đều có nguy cơ mang theo những ký sinh trùng hoặc mầm bệnh lạ, chưa từng xuất hiện trong hệ sinh thái khu vực. Nếu như dịch bệnh lây lan, thảm họa cho hệ sinh thái là khó tránh khỏi.
Hiện tại, nhiều thành phố trên thế giới đang phải giải quyết hậu quả từ những con cá cảnh được thả vô tội vạ về tự nhiên. Tại Úc, không chỉ cá vàng mà cá chép Koi (cá cảnh nổi tiếng của Nhật) cũng đang là một loài xâm thực nguy hiểm với nhiều con sông (như sông Vasse). Hay mới đây nhất, một thành phố của Canada đã phải chiến đấu với hàng ngàn con cá chép vàng nuôi làm cảnh trở thành quái vật, và chúng xuất phát từ một cặp cá cảnh được thả xuống sông mà thôi.
Điều này cũng xảy ra ở 1 vài loại cá vàng hung hãn bởi từ trước đến nay, cá vàng vốn được biết là 1 trong những loài hiền lành, sống “lờ đờ”.
Vậy nên, những người nuôi cá cảnh cần đặc biệt ghi nhớ: dù chán cũng tuyệt đối không thả cá ra sông, hồ. Hãy đem tặng nó cho người khác, hoặc đem hiến tặng lại cho các cửa hàng cá cảnh.
Nguồn: Azula, Daily Science