Thực hư mẹ bầu ăn cá chép nhiều sinh con thông minh hơn người | Bé Yêu

Rất nhiều người cho rằng, trong quá trình mang thai, mẹ bầu ăn cá chép càng nhiều thì khi sinh con sẽ càng thông minh.

Thực hư chuyện này ra sao, có đúng là ăn cá chép trong thai kỳ sẽ giúp con sau này có trí tuệ hơn người? Mẹ bầu ăn cá chép như thế nào để tốt cho sức khỏe? Mời các mẹ theo dõi trong bài viết sau để tìm ra câu trả lời nhé.

Lợi ích khi mẹ bầu ăn cá chép trong thai kỳ

Thực tế, chưa có nghiên cứu nào chứng minh rằng nếu bà bầu ăn nhiều cá chép thì em bé sẽ thông minh. Song, theo các chuyên gia khuyến nghị, cá chép có tác dụng an thai, tốt cho bà bầu và thai nhi trong bụng là sự thật không thể phủ nhận. Cá chép có giá trị dinh dưỡng tương đương, thậm chí còn cao hơn cả cá hồi hay cá lóc đầy mẹ.

Cá chép rất giàu protein, lipid, photpho, các loại vitamin như vitamin A, B, E, K,… cùng các nguyên tố vi lượng như sắt, kẽm, magiê, kali, selen và đồng. Với hàm lượng protein cao trong khi chất béo bão hoà thấp, mẹ bầu ăn cá chép được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. 

Ăn cá chép có khả năng chống viêm, tăng cường chức năng của tim và hỗ trợ hệ tiêu hóa của mẹ đồng thời giúp xây dựng hệ thống thần kinh và não bộ của trẻ, hạn chế dị tật bẩm sinh thai nhi. 

Phốt pho dồi dào trong thịt cá chép sẽ giúp phát triển mật độ xương trong cơ thể, ngăn ngừa tổn thương men răng, tránh loãng xương; còn magie thì giúp dịu thần kinh, làm thai phụ ngủ ngon hơn.

Đặc biệt, trong Đông y cá chép là một phương thuốc có tác dụng an thai cực tốt, bà bầu thể trạng yếu, có dấu hiệu động thai hãy ăn cá chép để bồi bổ cho cả mẹ và con từ 3 tháng đầu thai kỳ nhé. 

Món ngon bổ dưỡng từ cá chép cho bà bầu

Cá chép sốt cà

thuc-hu-me-bau-an-ca-chep-nhieu-sinh-con-thong-minh-hon-nguoi

Nguyên liệu: 1 con cá chép, 4 trái cà chua, hành lá, tỏi băm, gừng bằm, cùng một số gia vị.

Chế biến: 

  • Cá chép bỏ ruột, đánh vảy và rửa sạch. Dùng dao khía những đường dọc thân cá, rồi cho ra tô, ướp với ít muối, hạt nêm, nước mắm trong khoảng 20 phút

  • Làm nóng dầu ăn, cho cá vào chiên vàng. Để ra giấy thấm bớt dầu. Cho ra đĩa

  • Cho 1 ít dầu vào nồi. Cho gừng, tỏi băm nhỏ vào xào thơm. Cho thêm dấm, đường, cà chua, muối và 40ml nước, khuấy đều, nếm vừa. Nêm nếm thành sốt chua ngọt vừa miệng. Rắc hành lá thái nhỏ. Sau cùng, là rưới nước sốt lên mình cá.

Cá chép hầm gạo nếp 

Món ăn này có tác dụng an thai, bổ khí huyết, ôn tỳ vị, trừ mỏi mệt, thiếu máu, lợi sữa.

Nguyên liệu: Cá chép một con 250g, gừng một lát, gạo nếp 200g.

Chế biến: 

Nấu cháo gạo nếp cho nhừ để sẵn.

Cá chép luộc chín sau đó tẩm rượu rồi cho táo gừng vào cháo và nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

Cháo cá chép, hành, nghệ

thuc-hu-me-bau-an-ca-chep-nhieu-sinh-con-thong-minh-hon-nguoi

Món ăn này có tác dụng lợi tiểu, giảm phù nề cho mẹ bầu, tăng đề kháng, lợi sữa.

Nguyên liệu: Cá chép một con 500 g, gạo tẻ 100 g, 2 cây hành, bột nghệ, rượu vang, gia vị.

Chế biến: Cá chép làm sạch ướp rượu, bột nghệ, rồi luộc chín lóc bỏ xương lấy nạc và nước. Nấu cháo nhừ mới cho nước luộc cá, hành, gia vị vào, nấu sôi lại.

Bà bầu ăn cá chép cần lưu ý gì?

thuc-hu-me-bau-an-ca-chep-nhieu-sinh-con-thong-minh-hon-nguoi

Khi mẹ bầu ăn cá chép cần lưu ý vài điểm sau.

Không ăn cá sống: Trong cá sống thường có giun sán và ký sinh trùng nên khi mẹ ăn cá sống chúng sẽ theo đó mà xâm nhập vào cơ thể. Từ đó khiến gan bị nhiễm sán, ký sinh trùng.

Không ăn mật cá: Khi sơ chế cá chép bạn cần rửa thật kỹ để loại bỏ mật cá, vì mật cá chép rất dễ gây ngộ độc, gây hại lên hệ thần kinh dẫn đến cơ thể mệt mỏi, rối loạn hành vi, suy hô hấp,…

Không ăn khi bị ho: Những bà bầu bị ho lâu ngày phải dùng thuốc để điều trị không nên ăn cá, đặc biệt là cá chép. Điều này giúp phòng ngừa tình trạng dị ứng có thể xảy ra.

Thông thường, các món cá chép giữ nguyên vị như hấp hoặc nấu canh sẽ bảo toàn được lượng dinh dưỡng. Song, các chị em có thể đổi món với cá rán hoặc cá sốt, cá kho. Cùng với đó còn có cháo cá chép. Đây là món ăn được các mẹ bầu yêu thích nhất từ cá chép vì ngon miệng và dễ tiêu hóa.

Nấu cháo cá chép đúng cách: Cần sơ chế kỹ, đánh vảy bóc mang sạch, khử tanh bằng cách rửa với rượu trắng, muối, hoặc giấm, luộc cùng với chút gừng sau đó lọc thịt để nấu cháo. 

Cháo cá chép đậu xanh: Cá chép chứa nhiều dưỡng chất kết hợp với đậu xanh vừa có tác dụng an thai, lại lợi tiểu, chữa ho, ốm nghén, mẩn ngứa cho bà bầu.

Ngoài ra, không nên ăn cá lúc đói vì purine có thể bị chuyển hóa thành axit uric, gây ra bệnh gout. 

Cả mật ong và cá chép đều là những thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng nếu chúng kết hợp với nhau thì có thể khiến dưỡng chất biến thành ‘độc dược’. Cá chép kết hợp với mật ong có thể gây ra ngộ độc, rất hại cho sức khỏe.

Cá chép rất bổ dưỡng, mỗi tuần thai phụ có thể ăn 1 – 2 bữa. Chị em nên thay đổi cách nấu để tránh nhàm chán khi ăn hoặc kết hợp ăn với các loại thịt và rau khác để bổ sung thêm dinh dưỡng trong thai kỳ.

Nếu muốn thử đổi khẩu vị với loại cá khác, mẹ có thể thử: Cá cơm, cá trích, cá basa, cá hồi,… đều là những loại cá lành tính, ít mỡ nhưng hương vị lại rất béo và thơm, dồi dào dinh dưỡng cho cả 2 mẹ con. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ vui vẻ và khỏe mạnh!

Hãy để Bé Yêu giúp mẹ cung cấp kiến thức chuẩn khoa học trong việc nuôi dạy và chăm sóc bé.

Đăng ký TẠI ĐÂY.

Rate this post

Viết một bình luận