Những Lưu Ý Về Cách Nuôi Cá Chép Cảnh Mà Bạn Cần Biết

Hiện nay, phong trào nuôi cá cảnh ngày càng phổ biến ở nước ta. Khi nhu cầu nuôi cá cảnh ngày càng tăng thì số lượng cũng như loại hình cá cảnh ngày càng đa dạng và chất lượng. Có rất nhiều loài cá cảnh không chỉ được chọn làm vật nuôi yêu thích trong gia đình mà còn góp phần mang lại phong thủy cho gia đình ấy. Và khi nhắc đến loại cá cảnh phong thủy thì không thể không nhắc tới cá chép cảnh. Vậy hôm nay hãy cùng với Thiên Đường Koi khám phá về loại cá chép cảnh thú vị này nhé!

 

TÌM HIỂU VỀ SỰ TÍCH CÁ CHÉP CẢNH

Tìm hiểu về sự tích cá chép cảnh

Từ ngàn xưa, nhắc đến cá chép nhật, chúng ta thường nghĩ đến loài cá nước ngọt, là một trong những loài cá dùng làm thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, hay xuất hiện trong bữa ăn thường ngày của người Việt Nam ta. Không chỉ thế, trong văn hóa của người Á Đông, cá chép còn còn có ý nghĩa đặc biệt, bạn đã nghe câu “Cá chép hóa Rồng” chưa? Câu nói này có ý nghĩa cá chép mang sinh khí tài lộc, may mắn, thịnh vượng cho gia chủ. Câu nói xuất phát từ điện tích cổ dân gian:

Truyện xưa kể rằng, ở một vùng đất nọ có con sông linh thiêng tên Hoàng Hà, con sông chảy siết, dữ dội và rộng lớn, khúc khuỷu. Dường như, vì sự nguy hiểm của con sông này mà ít ai có thể đặt chân đến đây,. Bên cạnh con sông có một ngọn núi hùng vĩ tên gọi là Long Môn (Cửa Rồng). Tương truyền nếu loài cá nào ở dòng sông Hoàng Hà này có thể nhảy qua ngọn núi kia sẽ hóa thành rồng. Và thế là biết bao nhiêu loài cá đã thử sức nhưng rồi cũng bỏ mạng vì sông Hoàng Hà tuôn trào dữ dội, mạnh mẽ cuốn trôi hết tất cả.

Và rồi sau một thời gian tu luyện vất vả, trầy vi tróc vẩy, thất bại nhưng không bỏ cuộc, có một loài cá là cá chép đã thử lại hành trình hóa rồng của mình và nhờ sự cố gắng, chú cá chép đã vượt được Long Môn, bay tới Thiên Đình và hóa Rồng. Câu chuyện mang ý nghĩa khuyên chúng ta phải luôn cố gắng, nỗ lực thì mới thành công trong cuộc sống.

Không chỉ thế, cá chép là hình ảnh thân quen đối với người Việt Nam, đó là hình ảnh của những ngày gần Tết, 23 tháng Chạp ông Táo cưỡi cá Chép về chầu trời, là hình ảnh đàn cá chép tung tăng bơi lội khi được người hành hương phóng sanh trên sông.

 

ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁ CHÉP CẢNH

Đặc điểm của cá chép cảnh

Cá chép kiếng là loài cá phổ biến, nó được phân bố rộng khắp và sống ở môi trường nước ngọt. Cá chép có họ hàng với cá vàng và có khả năng lai tạo giống với nhau, chính vì yếu tố này mà người Nhật đã giúp cá chép đã nâng bậc lên thành cá chép cảnh, và được giới nuôi cá cảnh trên thế giới biết đến và săn lùng như ngày nay.

Bạn có khó để nhận ra cá chép cảnh khi gặp trong hồ nuôi nào đó không? 

Có thể là không! Vì đặc tính của nó không khác mấy so với loại cá chép kiểng chúng ta hay bắt gặp ngoài chợ, hay trong siêu thị. Cá chép cảnh mang đặc tính của cá chép thường nên khá dễ nuôi, cá hiền và linh hoạt, sống thành bầy, đàn, tốc độ bơi khá nhanh.

Cá thường có màu sắc sặc sỡ, khắp cơ thể có những đường nét hoa văn bắt mắt. Chúng có cặp râu ở miệng không lẫn vào đâu, đôi môi to có phần hơi nhô ra phía trước, phần đuôi mỏng, chẻ khi bơi trong rất mềm mại, nhẹ nhàng.

 

Tham khảo thêm: “Bật mí cách nuôi cá koi mini trong nhà dễ dàng

 

MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA CÁ CHÉP CẢNH

Cá chép cảnh là một loài cá sống ở nước ngọt, sống thưởng rất phổ biến thành bầy và chúng hay xuất hiện ở khắp nơi trên toàn thế giới. Nó có rất nhiều biến thể khác nhau như là các loại chép nhiều vảy, cá chép da, cá chép Nhật. Tùy vào những kích thước hồ, bể của bạn và một số những đặc tính của loài cá này mà có thể chọn kích cỡ sao cho phù hợp.

Độ mặn của nước được xác định phù hợp nhất là < hoặc = 6%, không nên để độ mặn vượt quá mức này, độ Ph trong bể cá thường ở mức  6 – 7, hàm lượng của oxy ở trong bể cá chép cảnh sẽ rơi vào khoảng 2,5 mg/l và một trong những yếu tố cuối cùng mà bạn cần phải quan tâm chính là nhiệt độ của nước, bạn nên giữ ở khoảng 20 – 27 độ C nhé.

Cá chép cảnh thường sẽ rất thích môi trường nước rộng để cho chúng có thể thoải mái bơi lội với dòng nước chảy chậm và có thể có nhiều trầm tích thực vật.

VÌ SAO NHIỀU NGƯỜI TẠI VIỆT NAM THÍCH NUÔI CÁ CHÉP CẢNH?

Vì sao nhiều người tại Vệt Nam thích nuôi cá chép cảnh

Ngày nay, cách nuôi cá chép cảnh đã trở nên phổ biến và quen thuộc đối với người Việt Nam. Nhất là những năm gần đây, phong trào nuôi cá chép cảnh trở nên nở rộ. Vậy vì sao lại có hiện tượng này?

Trong phong thủy, người ta tin rằng cá chép hiện thân cho sự sung túc, thành đạt, giàu có và lòng dũng cảm, kiên trì. “Sung túc” bắt nguồn từ tập tính sống theo bầy, đàn và sự sinh sôi nảy nở dễ dàng của loài cá chép. “Thành đạt” và “Giàu có” , “Dũng cảm “ và “Kiên trì” xuất phát từ truyện cổ dân gian “Cá chép hóa Rồng” đã đề cập ở phần trên.

Do ý nghĩa này mà những nhà kinh doanh thường thích nuôi cá chép cảnh với màu sắc nổi bật để đem lại may mắn cho việc kinh doanh, làm ăn của mình.

 

PHÂN LOẠI CÁ CHÉP CẢNH

Phân loại cá chép cảnh

Có khoảng 10 loại cá chép trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên cá chép cảnh thì chỉ có 2 loài phổ biến và được yêu thích nhất là cá chép vàng và cá chép Nhật.

Cá chép vàng: Tên khoa học là Carassius auratus, màu sắc đặc trưng là đỏ hoặc vàng, có nguồn gốc từ Nhật Bản, là một trong những loài cá được thuần hóa làm cá cảnh sớm nhất. Cá chép vàng đại diện cho văn hóa phương Đông, mang ý nghĩa tâm linh, theo quan niệm người xưa, màu vàng hoặc đỏ suốt toàn thân con cá giúp mang lại tại tài lộc, may mắn cho gia chủ.

Cá chép Nhật, Cá chép Koi hay Cá chép Nishikigoi (Koi) là loại cá chép cảnh lai tạo thành công và được nuôi phổ biến đến mức trở thành Quốc Ngư của Nhật Bản. Nó có những vết màu dọc trên khắp cơ thể như những hình xăm mà người Nhật tin rằng nó sẽ mang lại may mắn cho những người nuôi loại cá này. Ngoài ra, màu sắc của cá cũng rất đặc biệt, nổi bật hơn hẳn những loại cá cảnh khác. Tiêu chuẩn về màu sắc của cá chép Koi:

    • Trắng pha Đỏ = Kohaku.

    • Trắng pha Đỏ+Đen = Showa Sanke.

    • Trắng pha Đen = Utsurimono.

    • Đen pha Trắng = Shiro Bekko.

    • Vàng pha Đen = Ki Utsuri.

    • Bạch kim hoặc Vàng kim = Kinginrin.

    • Xám bạc = Asagi

    • Trắng, trên đỉnh đầu có một vòng tròn Đỏ = Tancho.

 

Xem thêm: “Thiên Đường Của Những Chú Cá Koi Lai

 

KỸ THUẬT NUÔI CÁ CHÉP CẢNH

Kỹ thuật nuôi cá chép cảnh

Cá chép cảnh sống linh hoạt dễ nuôi, tuy nhiên để sau thời gian nuôi cá, cá phát triển tốt và lên màu đẹp thì người nuôi cần phải chú ý không chỉ về không gian và cách nuôi cá cá chép cảnh mà còn về khẩu phần ăn hay vệ sinh thành hồ. sau đây Thiên Dương Koi sẽ mách các bạn về cách chăm sóc loài cá chép cảnh này nhé!

Cá chép cảnh ăn gì?

Cá chép cảnh là loài ăn tạp, thức ăn của nó rất đơn giản. nó có thể ăn các loài động vật khác trong tự nhiên như bo bo, giun, sâu bọ, tôm tép,… hay tảo, rong rêu hoặc khi là thức ăn hỗn hợp dạng viên chuyên dùng cho các loài cá cảnh lớn.

Tuy nhiên từng giai đoạn cá có thể có khẩu phần và mức độ ăn khác nhau, như lúc cá còn nhỏ, cá sẽ thường ăn những loài nhỏ, mềm, dễ ăn và quan trọng là mức ăn vừa đủ, không quá ít hay quá nhiều để dễ tiêu hóa. Khi cá trưởng thành thì có thể ăn những loài lớn hơn, lúc này cách chăm sóc cá rất dễ.

Cá chép cảnh sinh sản

Cá chép cảnh sinh sản quanh năm, tuy nhiên ở loài cá có hiện tượng ăn trứng. Vậy nên khi cá sinh sản đặc biệt cần cho thêm lục bình hoặc tách riêng mẹ và con (trứng) để cá mẹ không ăn con. Cũng cần chú ý đến khẩu phần ăn, dinh dưỡng cho cá lúc này. Để cá sinh sản tốt thì môi trường nước cũng cần đảm bảo sạch sẽ.

Không gian nuôi cá chép cảnh

Tại sao hiện nay cá chép cảnh lại được những người chơi cá cảnh yêu thích? Vì cá chép cảnh mang tới cho không gian kiến trúc trở nên thư thái, dễ chịu và nhẹ nhàng. Việc nuôi cá chép cảnh không đòi hỏi bạn phải quá am hiểu về cá cảnh, hay kỹ thuật nuôi cá, vì vậy nó phù hợp với tất cả mọi người – những ai yêu thích cá chép cảnh. Tuy nhiên cũng cần lưu ý, để phát huy tối đa hồ cá mang lại vẻ đẹp kiến trúc lẫn phong thủy thì chúng ta cần:

Cần chọn kích thước hồ nuôi sao cho phù hợp với kích thước cá và đặc tính của nó. Có thể nuôi cá trong hồ kiếng nếu bạn không có diện tích sân vườn rộng, tuy nhiên cần đảm bảo vệ sinh hồ để hồ luôn trong trạng thái sạch thì mới phát huy được vẻ đẹp của cá chép cảnh. Hạn chế của hồ kiếng là cá không tiếp xúc được ánh sáng bên ngoài, làm cá dễ bệnh. Thông thường, nuôi cá chép cảnh trong bể kính thường không phổ biến.

Nuôi cá chép cảnh trong bể xi măng

Nuôi cá trong bể xi măng ngày nay được rất nhiều người ưa chuộng vì lợi ích mà nó đem lại. Cá cảnh nhất là cá chép cảnh khi được nuôi trong bể xi măng, trang trí thêm hòn non bộ không chỉ đem lại cho không gian ngôi nhà hay sân vườn của bạn cảm giác nhẹ nhàng, thư thái và bình yên mà còn là chỗ núp bóng cho cá mỗi khi trời nắng, giúp nước trong hồ luôn mát.

Và quan trọng hơn là cần có hệ thống ống thoát nước giúp giữ lượng nước bên trong hồ luôn sạch sẽ. Cần vệ sinh hồ thường xuyên để cá không bị nhiễm bệnh, hay bị nấm kí sinh trên lưng cá làm mất vẻ đẹp của cá chép

Phòng ngừa bệnh cho cá chép cảnh

Cá chép cảnh bị nhiễm bệnh thường có biểu hiện như bị đốm trắng, phai màu trên thân, loát thân, rụng vảy, lở môi,…vậy nên để phòng những trường hợp này, người nuôi cần:

Tạo thói quen thay nước định kỳ cho hồ cá của bạn để nước trong hồ luôn sạch sẽ, tránh bỏ những loại nước, chất gây hại xuống hồ làm ảnh hưởng đến môi trường cá sống. Thường xuyên vệ sinh, thay nước hồ cũng như tránh rong rêu bám vào thành hồ, thân cá.

Tiến hành tẩy giun sán và uống kháng sinh nếu cần cho cá.

Khi có cá bị bệnh trong hồ, nên tách riêng cá bệnh ra ngoài để tránh lây bệnh cho những cá khác. Đồng thời theo dõi biểu hiện của cá, nhận diện bệnh và tham khảo các loại thuốc có bán dành cho cá trên thị trường.

Thay nước cho bể cá chép cảnh

Mặc dù cá chép cảnh là loài sống nước ngọt, kỹ thuật nuôi không quá cầu kì, nhưng cần đảm bảo nước hồ phải là nước sạch, không chứa chất sát khuẩn. Khi mới bắt đầu nuôi cá, trước khi thả cá cần đảm bảo nước trong hồ không chứa Clo bằng cách khử Clo như đợi 24 tiếng rồi mới thả cá hoặc mua dung dịch khử Clo có bán ngoài thị trường.

Việc thay nước cho hồ cá phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng của cá và độ sạch trong hồ. Khi cá lớn, lượng chất thải trong hồ tăng hoặc khi chúng ta cho quá nhiều thức ăn dẫn đến thức ăn bị dư thừa sẽ làm đục màu nước hồ và nặng hơn là nước có mùi, ngay lúc này chúng ta cần thay nước cho cá.

Để thay nước cho cá, chỉ cần sử dụng hệ thống lọc thì việc thay nước tiến hành rất dễ dàng và nhanh chóng.

Ngoài ra chúng ta có thể dùng các chế phẩm sinh học như “ Men vi sinh Compozyme ” hay “ Thuốc diệt tảo cho hồ cá Koi Maxwell “ để làm sạch hồ, bể cá.

Chú ý:

    • Thay nước cho cá nhưng không thay hết 100% lượng nước cũ vì ở đây chứa các vi sinh có lợi cho sự phát triển của cá. Cũng như việc thay nước quá nhiều và hết nước cũ sẽ dẫn đến cá bị sốc môi trường.

    • Tránh cho cá ăn quá nhiều dẫn đến dư thừa, làm nước bẩn, tạo điều kiện cho tảo phát triển gây hại cho cá.

    • Để hồ sạch có thể nuôi theo loài cá dọn bể hoặc trang bị các lớp lọc như bông lọc, than hoạt tính, sứ lọc và vụn san hô.

 

THIÊN DƯƠNG KOI – THIÊN DƯƠNG CỦA CÁ CHÉP CẢNH

Nếu bạn yêu thích cá chép cảnh, nhất là loại cá chép Koi, thì Thiên Dương Koi chúng tôi là lựa chọn hàng đầu để mang đến cho bạn sự hài lòng về chất lượng của cá cũng như giá tiền hợp lý.

Khi đến với Thiên Dương Koi, các bạn sẽ được tự lựa chọn những loại cá chép cảnh mà bạn yêu thích. Ngoài cá chép vàng thì cá Nhật có rất nhiều loại đa dạng như cá Koi Chagoi, Karashi yamabuki, Kohaku, Kikokuryu, Kigoi, Saragoi, Taisho sanshoku, Showa sanshoku, Showa, cá Koi Asagi, Tancho Showa, Taisho sanke, cá Koi vàng, Cá Koi f1…với nhiều kích thước khác nhau từ nhỏ đến lớn.

Tại đây, chúng tôi còn cung cấp các hồ cá với nhiều mẫu mã, kích thước đa dạng. Hơn hết chúng tôi nhận thi công hồ cá Koi đẹp theo yêu cầu của khách hàng, đặt chất lượng lên hàng đầu.

    • Giá cả hợp lý, với nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn

    • Đội ngũ nhân viên làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả.

    • Với phương châm lấy chữ Tín làm đầu, Thiên Dương Koi sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho những ai yêu thích loài cá chép cảnh, nhất là cá chép Koi. Chúng tôi mong muốn đồng hành cùng bạn để mang lại trải nghiệm hài lòng nhất

Thiên Dương Koi hân hạnh phục vụ các bạn!

Rate this post

Viết một bình luận