Ngày 23 tháng Chạp hằng năm, nhà nào cũng sửa soạn mâm cơm cúng, bộ đồ lễ để tiễn ôngTáo về trời. Nếu bạn chưa biết cách hóa vàng mã ngày ông Công ông Táo thì hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Bộ vàng mã cúng ông Công ông Táo gồm những gì?
Thần Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Nhưng được Việt hóa thành sự tích “2 ông 1 bà” – vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo quân hoặc ông Táo.
Theo phong tục của người Việt, ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày Táo quân lên chầu Trời, để báo cáo những việc làm trong từng gia đình trong một năm qua. Tết ông Công ông Táo là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của 1 năm. Vào ngày này, các gia đình sẽ sửa soạn mâm lễ vật để dâng cúng Táo Quân xin Táo báo cáo những việc tốt, nương nhẹ khi báo cáo Ngọc Hoàng về những việc chưa làm được và sai lầm phạm phải trong năm.
Như mọi lễ cúng khác trong năm, lễ cúng ông Công ông Táo thường cũng đủ vàng mã, hương hoa, lễ chay hoặc mặn.
Tùy vào vùng miền, bộ đồ lễ vàng mã cúng ông Công ông Táo sẽ có những thứ cần chuẩn bị khác nhau. Thông thường, lễ vật gồm có mũ ông Công ba cỗ gồm hai mũ của hai Táo ông và một mũ của Táo bà. Mũ dành cho Táo ông sẽ có thêm hai cánh chuồn, còn mũ của Táo bà thì không. Những chiếc mũ này được trang trí với các gương nhỏ hình tròn lấp lánh và kim tuyến nhiều màu sắc. Đôi khi, người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công kèm theo áo và một đôi hia làm bằng giấy.
Ngoài ra, theo phong tục miền Trung, các gia đình chuẩn bị ngựa bằng giấy với yên và cương đầy đủ, còn miền Nam thì đơn giản với đôi hia, mủ, quần áo bằng giấy.
Vị trí đặt lễ
Thường làm lễ ngay ở ban thờ thần linh gia tiên, chứ không nên đặt đồ lễ ở ban thờ Phật hoặc lập riêng ban thờ Táo quân. Một số nơi, nhất là miền Nam có xu hướng lập ban thờ Táo quân riêng ở bếp. Đây là điều không cần thiết và không nên vì trong một nhà thờ nhiều thần linh sẽ hay xảy ra tranh cãi, bất hòa giữa các thành viên trong gia đình, con cái khó bảo hoặc gây ra những trục trặc khác về tình cảm, tình duyên. Khi hương cháy đến 2/3 là có thể mang vàng mã ra hóa và mang cá đi phóng sinh.
Cách hóa vàng mã ngày ông Công ông Táo chuẩn nhất
Tất cả bộ vàng mã cúng ông Công ông Táo gồm hia, tiền âm phủ, quần áo đều được đốt đi sau khi thực hiện lễ cúng vào ngày 23 tháng chạp Âm lịch cùng với bài vị cũ. Sau đó, người trong nhà sẽ lập bài vị mới cho Táo công.
Quá trình cúng ông Công ông Táo thường được làm trước thời điểm các Táo cưỡi cá chép lên trời, nghĩa là trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp Âm lịch hằng năm. Tùy theo điều kiện mỗi gia đình sẽ có thể cúng vào tối 22 hoặc sáng 23 bởi theo quan niệm, cổng thiên đình sẽ bị đóng nếu qua khỏi 12 giờ ngày 23.
Đặc biệt, trên mỗi mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đều phải có cá chép với niềm tin cá chép hóa rồng để tiễn các vị Táo về trời chầu Ngọc Hoàng. Tuy nhiên, nếu gia đình không có điều kiện mua về cá sống rồi phóng sinh thì có thể hóa cá chép giấy và vàng mã cùng các loại tiền âm.
Hiện nay, phú quý sinh lễ nghĩa lễ cúng cũng có sự chuẩn kỹ lưỡng và xa hoa với mâm cao cỗ đầy, sắm máy bay, điện thoại bằng vàng mã….Tuy nhiên những vật dụng đó không nằm trong phong tục truyền thống xưa nay. Sau cùng, lễ cúng ông Công ông táo phải xuất phát từ lòng thành và sự kính cẩn của gia chủ.
Cách hóa vàng mã ngày ông Công ông Táo
Cúng ông Táo xong có đốt vàng mã ngay không?
Khi hương cháy hết 2/3 là bạn có thể tiến hành đốt vàng mã, thả phóng sinh cá sống (nếu có). Vì khi cháy hết hương cũng là lúc ông Táo sẽ lên chầu trời, bẩm báo với Ngọc Hoàng mọi việc ở dưới trần gian trong năm qua.
Khi thực hiện đốt vàng mã thì bạn nên lưu ý những vấn đề sau đây:
- Khi đốt vàng mã nên chậm rãi, từ tốn, vừa đốt vừa đọc bài văn khấn.
- Khi thực hiện hoa vàng nên thực hiện ở sân, góc vườn sạch sẽ. Hoặc nếu ở chung cư thì nên đốt ở nơi quy định, không nên đốt ở ngoài.
- Với những nhà mặt phố thì nên đốt vào lò hóa vàng chuyên dụng của gia đình. Việc làm này tránh gây hỏa hoạn, bụi tro của giấy làm bay lung tung làm ô nhiễm môi trường.
- Khi đốt vàng mã không nên dùng que, gậy chọc, nó có thể làm rách quần áo, nát hết phần tro.
- Khi lửa đang cháy thì có thể rắc một chút muối, gạo lên trên.
- Không nên dùng nước để dập lửa khi lửa chưa cháy hết.
Bài khấn đốt vàng mã ông Công ông Táo
Nam mô A-di-đà Phật
Nam mô A-di-đà Phật
Nam mô A-di-đà Phật
Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương
Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp năm …………………
Chúng con là: ……………………………tuổi………………
Hiện cư ngụ tại ……………………………………………….
Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.
Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!
Trên đây là những thông tin cần biết về những thủ tục về lễ cần làm trong ngày 23 tháng Chạp. Hi vọng qua bài viết bạn đã biết cách hóa vàng mã ngày ông Công ông Táo.