1. Ông đồ – Vũ Đình Liên.
Câu 1 :
Ở khổ thơ trên , mùa xuân được miêu tả một cách ảm đạm. Khi mà hình bóng của ông đồ mỗi năm dần mờ nhạt rồi biến mất , không còn đâu chút không khí xuân bên những câu đối đỏ và những nét chữ rồng bay phượng múa như xưa . Một chút xót xa xen lẫn đượm buồn , mùa xuân đã trở nên trầm lặng hơn đối với nhà thơ.
Câu 2 :
Nhân vật ông đồ được biết đến là một con người tài hoa và khéo tay với những nét chữ được người người ngưỡng mộ và thuê viết câu đối . Nhưng dần dần theo thời gian , mọi thứ đều thay đổi , lòng người cũng thay đổi theo , khi mà hiện đại hóa , họ không còn nhớ đến việc thuê viết câu đối đỏ nữa . Ông đồ cũng dần theo đó mà bị lãng quên . Khi mà như những năm về trước , ông đồ vẫn bày mực tàu giấy đỏ ra bên lề đường , nhưng những người năm nào lại chẳng xuất hiện . Ông vẫn ngồi đấy , mà mờ nhạt không ai hay . Ảm đạm tới mức giấy đỏ không buồn thắm , mực động trong nghiên sầu . Năm nay , tác giả lại không thấy ông đồ đâu nữa , điều này càng khiến tác giả tiếc nuối và chua xót thay.
2. Quê hương – Tế Hanh.
Câu 1 :
Con thuyền ra khơi đánh cá được tác giả miêu tả một cách khỏe khoắn và dũng mãnh , được ví như một con tuấn mã mạnh mẽ rẽ sóng vượt biển cả bao la với cánh buồm trương to vượt trường giang.
Câu 2 :
– Đoạn thơ trên sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa . Cụ thể là ở câu ” Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã” . So sánh con thuyền như một chú tuấn mã khỏe mạnh bởi từ ” như” và nhân hóa chiếc thuyền lên một cách sinh động.
– Tác dụng : Làm cho câu thơ thêm hay hơn , sinh động hơn , hấp dẫn người đọc người nghe , tăng sức gợi hình gợi cảm và để dễ hình dung liên tưởng đến sự vật sự việc được nói đến .