QUY TRÌNH PHÒNG VÀ XỬ LÝ BỆNH VÀNG DA TRÊN CÁ TRA THỊT
I. TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Bệnh vàng da trên cá tra thương phẩm thường bùng phát bởi một trong các nguyên nhân:
II. DẤU HIỆU BỆNH LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN BÙNG PHÁT
a. Dấu hiệu bệnh lý
Cá bơi lờ đờ nổi đầu trên mặt nước, tập trung nhiều nơi có nước chảy. Da và các vây kỳ đều có màu vàng, có thể kèm theo hiện tượng xuất huyết. Mắt có một vầng trắng hoặc vàng nhạt xung quanh, đỉnh đầu bị sưng nhẹ (Hình 1).
Xoang bụng chứa nhiều dịch màu vàng. Gan vàng nâu đến xanh, viêm nhũn hoặc chai cứng, teo nhỏ. Thận và tuỳ tạng sưng viêm, mềm nhũn, xung huyết đen sậm. Túi mật phình to kéo dài chứa dịch mật màu xanh đen, dịch mật lợn cợn, tắc mật, có giun sán ký sinh bên trong túi mật, cuống mật sơ cứng. Ruột không chứa thức ăn, có dịch vàng mùi hôi. Thịt cá từ vàng nhạt tới vàng đậm. Máu có màu nhợt nhạt hơi pha vàng và số lượng hồng cầu rất thấp. Có trường hợp cá kèm theo biểu hiện bị nhiễm khuẩn (Hình 1).
Hình 1: Biểu hiện bên ngoài của cá bị vàng da
b. Điều kiện bùng phát
Bệnh thường xảy ra nhiều ở các ao nuôi thịt và nhiều nhất ở giai đoạn cá 300-800g, gây hao hụt 40 – 50%. Bệnh bùng phát mạnh vào đầu mùa mưa, khoảng đầu tháng 6 nhưng rộ nhất vào cuối mùa nước đổ và các tháng trời lạnh.
c. Hậu quả
Cá bệnh vàng da, số lượng tế bào hồng cầu là 0,31 x 106 tế bào/mm3 giảm còn 10-20% so với cá khỏe 1,69 x 106 tế bào/mm3 (Đặng Thụy Mai Thy, 2011), dẫn đến khả năng lấy oxy kém, sức đề kháng giảm làm cá dễ nhiễm bệnh khác, chết hàng loạt và nhanh chóng.
Hiện nay bệnh vàng da, vàng kỳ thường bội nhiễm thêm gan thận mủ, xuất huyết, gạo gây khó khăn trong công tác điều trị, gây chết hàng loạt, thiệt hại kinh tế cao.
Tốc độ lan truyền bệnh nhanh, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả lớn: Tỉ lệ hao hụt 50%, giảm chất lượng thịt, FCR tăng cao, thời gian nuôi kéo dài, chi phí nuôi tăng.
Hình 2: Biểu hiện bên ngoài của cá bị vàng da
III. GIẢI PHÁP PHÒNG VÀ XỬ LÝ BỆNH
a. Giải pháp phòng bệnh
b. Giải pháp xử lý bệnh
TH1: Cá vàng da do độc tố môi trường, hoá chất độc hại và dùng kháng sinh kéo dài:
– Nguyên nhân:
+ Do dùng kháng sinh kéo dài.
+ Cho ăn thiếu lượng hay thiếu chất.
+ Đáy ao tích tụ nhiều hóa chất, khí độc trong thời gian dài.
– Dấu hiệu bệnh lý:
– Giải pháp xử lý khi cá bệnh:
+ Cắt mồi, thay 30-40% lượng nước trong ao.
+ Xử lý độc tố, khí độc, kháng sinh, hoá chất tồn lưu trong môi trường: Dùng 10 kg FREE_pro/10.000m3 nước.
+ Tạt 10 lít VB-EM new/10.000-15.000m3 nước, 2 ngày liên tục.
+ Bổ sung dinh dưỡng giải độc gan, tạo máu: Cho ăn 1 lít LIVERMIN pro + 1 lít VB-FERA new + 1 kg VB12 pro+ 0,5 lít VIOKA_Saponine/15-20 tấn cá, liên tục 3 ngày. Đồng thời, giảm lượng 30-40% lượng thức ăn.
TH2: Cá vàng do ký sinh trùng gây tắc mật:
– Nguyên nhân:
Do giun tròn chui vào ống dẫn mật, gây tắc mật cho cá nuôi.
Hình 3: Mật cá tra bị sưng to, tắc mật
– Giải pháp xử lý khi cá bệnh:
+ Cắt mồi, thay nước 30-40% lượng nước trong ao.
+ Xử lý độc tố, khí độc, kháng sinh, hoá chất tồn lưu trong môi trường: Tạt 10 kg FREE_pro/10.000m3 nước.
+ Sử dụng vi sinh xử lí đáy ao: Tạt 10 lít VB-EM new/20.000m3 nước.
+ Tạo oxy hỗ trợ hô hấp, trao đổi chất cho cá: Tạt 10 kg MAGIE-MIX + 1 lít VIOKA_saponine/10.000-12.000m3 nước.
+ Xổ nội ký sinh túi mật và cuống mật cho cá bằng 1 lít SUPER-IVER + 1 lít AQUALIMAX pro/120-150 tấn cá, liên tục 2 ngày.
+ Bổ sung dinh dưỡng giải độc gan, tạo máu: Cho ăn 1 lít LIVERMIN pro + 1 lít VB-FERA new + 1 kg VB12 pro + 1 kg VIBOZYME new/20-25 tấn cá hay 300 kg thức ăn, liên tục 3-4 ngày. Đồng thời, giảm 50% lượng thức ăn.
* Lưu ý:
– Thường xuyên kiểm tra chức năng gan, thận và ký sinh trùng cho cá.
– Khi phát hiện cá bệnh vàng da cần xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh để có giải pháp xử lý cho đúng.
– Khi điều trị cá bệnh cần giảm lượng thức ăn, giảm kích cỡ viên và cho ăn vào buổi sáng.
– Tăng cường oxy cho cá về đêm.
– Không nên tạt các nhóm thuốc có khả năng gây sốc, stress cho cá.
Bản tin kỹ thuật tháng 6 Dành cho CÁ – Công ty TNHH VIBO
Mời bà con cùng đọc và chia sẻ bản tin nhé !!!