Bổ sung sắt cho trẻ qua đường dinh dưỡng là cách làm dễ hấp thu nhất. Dưới đây là 12 loại thực phẩm bổ sung sắt cho trẻ mà mẹ chớ nên bỏ qua.
Nhu cầu sắt hàng ngày của trẻ
Sắt là nguyên tố vi lượng, giúp vận chuyển oxy đến tế bào, đảm bảo sự sống bên trong.
Theo các chuyên gia trong 3 tháng đầu, trẻ có lượng sắt dự trữ nhất định trong cơ thể. Vì vậy thời điểm này mẹ chưa cần bổ sung cho bé. Tuy nhiên càng lớn, nhu cầu sắt của trẻ sẽ càng tăng. Tùy vào giai đoạn phát triển mà nhu cầu này sẽ khác biệt. Cụ thể:
- Trẻ 9 tháng tuổi: Ngày cần 11mg
- Trẻ từ 1-3 tuổi: Ngày cần 5.5mg
- Trẻ từ 5 tuổi: Ngày cần 7mg
- Trẻ từ 9-13 tuổi: Ngày cần 8mg
- Trẻ từ 14-18 tuổi: Ngày cần 15mg với nữ và 11mg với bé trai
Bổ sung sắt cho trẻ cần tuân theo liều lượng quy định, tránh lạm dụng gây dư thừa và ngộ độc sắt. Cụ thể khi dùng quá liều bé có thể bị đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, mất nước hoặc nặng hơn là tụt huyết áp, chóng mặt, vàng da, khó thở, co giật. Tình trạng này nếu không được khắc phục sớm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe con nhỏ.
Các món ăn chứa nhiều sắt cho bé phổ biến hiện nay
Sắt là chất dinh dưỡng không thể thiếu trong cơ thể trẻ. Hoạt chất này tham gia vào nhiều quá trình quan trọng của cơ thể như tạo hồng cầu, vận chuyển oxy, tăng sức đề kháng,… Vậy trẻ thiếu máu thiếu sắt nên ăn gì để đạt được hiệu quả. Dưới đây là 12 đáp án trẻ lời cho câu hỏi trẻ em thiếu sắt cần bổ sung gì?
1. Thịt nạc
Các loại thịt nạc bao gồm thịt gia súc, gia cầm chứa một lượng lớn sắt heme. Loại sắt này giúp trẻ hấp thụ và chuyển hóa dễ dàng. Cụ thể trong 100 thịt bò nạc chứa tới 3,1mg sắt, khoảng 21% nhu cầu sắt thường ngày của trẻ. Tương tự như thịt bò, thịt gà và thịt lợn cũng là nguồn chứa sắt dồi dào. Do đó mẹ có thể tận dụng các loại thịt này làm các món hầm hoặc xào cho trẻ bị thiếu sắt. Tuy nhiên quá trình này cần đảm bảo loại bỏ hết mỡ vì lượng sắt trong mỡ rất ít.
2. Chocolate đen
Trẻ em thiếu sắt cần bổ sung gì, đáp án không thể bỏ qua là chocolate. Trung bình cứ 85g chocolate đen sẽ cho khoảng 7mg sắt. Không chỉ thế đây còn là thực phẩm giúp trẻ chống oxy hóa hiệu quả. Tuy nhiên do có vị đắng nên không phải bé nào cũng thích chocolate. Mẹ có thể thử làm tan bằng cách trộn cùng bơ đậu phộng và phết lên bánh mì để bé ăn sáng.
3. Ngũ cốc bổ sung sắt
Ngũ cốc và bột yến mạch cũng là thực phẩm giàu sắt mà mẹ không nên bỏ qua. Theo các chuyên gia, một phần ngũ cốc có thể chứa tới 100% lượng sắt cần dùng hàng ngày của trẻ. Con số này có thể sẽ dao động tùy vào từng nhãn hàng. Tuy nhiên các loại ngũ cốc khô thường có lượng sắt rất cao.
Bên cạnh ngũ cốc thì yến mạch cũng chứa một lượng sắt lớn. Một cốc yến mạch còn sống chứa tới 3.5mg sắt. Mẹ có thể cho trẻ ăn sáng bằng ngũ cốc hoặc bột yến mạch kết hợp với các loại quả giàu vitamin C như dâu tây, việt quất.
4. Đậu
Nếu đang xây dựng chế độ ăn chay giàu sắt thì đậu là gợi ý hết sức tuyệt vời. Các loại đậu bao gồm đậu nành, đậu tây, đậu lăng chứa một lượng sắt và vitamin rất lớn. Cụ thể, một cốc đậu trắng chứa khoảng 4mg sắt, một cốc đậu lăng có khoảng 3mg sắt và một chén đậu đỏ chứa khoảng 2mg sắt. Do đó, mẹ chỉ cần nghiền nhỏ rồi nấu súp hoặc cháo là đã có một món ăn giàu protein và tốt cho trẻ thiếu máu.
5. Gan động vật
Chắc chắn rằng trong list đáp án trẻ bị thiếu máu thiếu sắt nên ăn gì không thể thiếu gan động vật. Thực phẩm này chứa hàm lượng sắt rất cao nên đặc biệt thích hợp với những những trẻ thiếu máu do thiếu sắt. Trong 100g gan lợn chứa khoảng 12mg sắt, 100g gan gà chứa khoảng 10mg sắt, tương tự như thế với các loại gan động vật khác.
Tuy có hàm lượng sắt rất cao nhưng nhóm thực phẩm này lại không được khuyên dùng thường xuyên cho trẻ. Bởi gan là bộ phận chứa nhiều độc tố, nếu không biết cách chế biến nó có thể gây hại cho bé.
6. Cải bó xôi
Cải bó xôi là một trong những loại thực phẩm bổ sung sắt cho trẻ được khuyên dùng nhất hiện nay. Theo các chuyên gia ½ chén cải bó xôi khi luộc chín có thể cho khoảng 3mg sắt. Do đó trong giai đoạn ăn dặm của trẻ mẹ có thể thái nhỏ, hấp chín hoặc làm sinh tốcùng các loại quả và rau xanh khác.
7. Trái cây sấy khô
Trẻ em thường thích ăn vặt bằng các loại trái cây sấy khô. Và trên thực tế các loại quả này cũng rất giàu vitamin và sắt. Cụ thể trong một chén nho khô có khoảng hơn 4mg sắt, một chén mơ khô chứa khoảng 0,6mg sắt,… Việc cho trẻ ăn nhiều loại quả sấy khô ngoài việc bổ sung sắt còn giúp ngăn ngừa táo bón rất hiệu quả.
8. Hạt bí
Hạt bí là một trong những loại thực phẩm giàu sắt cho trẻ ăn dặm được các mẹ tin dùng. Loại thực phẩm này ngoài cung cấp protein, chất xơ, chất béo còn chứa tới 2.5mg sắt trên ¼ cốc. Tuy nhiên do hạt bí có thể gây nghẹt thở nên khi bổ sung mẹ cần nghiền nhỏ hoặc cắn nát thành từng miếng cho bé.
9. Trứng
Trứng là cái tên tiếp theo trong danh sách những thực phẩm giàu sắt mà mẹ nên biết đến. Thông thường một quả trứng luộc chứa khoảng 1mg sắt. Ngoài ra đây còn là nguồn cung cấp protein, vitamin và nhiều khoáng chất khác. Để chế biến trứng cho trẻ mẹ có thể thử nhiều cách khác nhau như luộc, rán, ốp, ăn cùng bánh mì hoặc phô mai,… Hãy đảm bảo rằng trứng luôn mới và được chín kỹ.
10. Cá ngừ
Cá ngừ là thực phẩm bổ sung sắt cho trẻ được rất nhiều mẹ bỉm sữa tin dùng. Dù hàm lượng chất béo và calo ít nhưng thực phẩm này lại rất giàu protein và omega 3. Cứ 90g cá ngừ sẽ cho khoảng 1mg sắt. Mẹ có thể kết hợp cá ngừ với các loại rau rồi xay nhuyễn vừa giúp tăng hàm lượng sắt vừa tránh tình trạng dị ứng hải sản cho bé.
11. Đậu phụ
Trẻ bị thiếu sắt phải làm sao? Mẹ có thể cho bé sử dụng đậu phụ trong các bữa ăn hàng ngày. Loại thực phẩm này có khả năng cung cấp đầy đủ các hoạt chất dinh dưỡng như protein, canxi, sắt. Theo đó ½ chén đậu phụ chứa tới 3mg sắt. Mẹ có thể tận dụng món ăn này để rán hoặc cắt nhỏ làm salad và món xào.
12. Yến mạch
Thực phẩm cuối cùng mà bé cần bổ sung khi thiếu sắt là yến mạch. Trung bình trong ¾ cốc yến mạch sẽ có khoảng 4.5-6.6mg sắt. Không chỉ thế, đây còn là thực phẩm giàu chất xơ, thích hợp cho trẻ nhỏ. Mẹ có thể sử dụng yến mạch để bé ăn sáng hoặc tăng cường trong bữa phụ. Thêm một ít bột quế và đường nâu để kích thích vị giác của bé mẹ nhé.
Vi chất kết hợp để trẻ tăng cường hấp thụ sắt
Ngoài thực phẩm giàu sắt mẹ cũng nên sử dụng cho bé thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường hấp thụ. Lý giải vấn đề này các chuyên gia cho biết theo lý thuyết, sắt được hấp thụ vào cơ thể chủ yếu thông qua niêm mạch ruột. Cơ thể trẻ sẽ nhận 2 nhóm sắt chính là sắt động vật (heme) và sắt có nguồn gốc từ thực vật (noheme). Đây là 2 nhóm sắt riêng biệt có cơ chế hoạt động khác nhau.
Sắt động vật là nguồn sắt ít chịu tác động tiêu cực của nhóm thực phẩm dùng chung. Sắt thực vật là sắt dễ bị tương tác đối kháng.
Lúc này vitamin C sẽ đóng vai trò là cầu nối, giúp cơ thể tăng cường hấp thụ sắt từ thực vật, tạo nên phản ứng đảo ngược, ức chế tác động tiêu cực của những thực phẩm như trà, sữa, canxi,… Cụ thể nếu bổ sung 100mg vitamin C trong bữa ăn, trẻ sẽ tăng hấp thụ sắt lên tới 67%. Vì vậy với trẻ thiếu sắt các chuyên gia luôn khuyến cáo việc kết hợp đồng thời cả sắt và vitamin C.
Một số loại thực phẩm giàu vitamin C cho bé mà mẹ có thể sử dụng như:
- Cam, quýt, táo, bưởi, dâu tây, dưa hấu
- Súp lơ trắng, bông cải xanh, cà chua, khoai tây,…
Ngoài ra, thực phẩm giàu vitamin A và Betacarotene cũng rất hữu ích cho quá trình này. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra thực phẩm giàu vitamin A có thể làm tăng hấp thụ sắt từ gạo lên 20% và lúa mì lên 80%. Do đó mẹ đừng quên cho bé sử dụng cà rốt, khoai lang, bông cải xanh, ớt chuông đỏ,…
Những lưu ý khi bổ sung sắt từ thực phẩm cho trẻ
Bổ sung sắt cho trẻ ngoài việc nắm rõ các loại thực phẩm kể trên, mẹ còn cần lưu ý một vài vấn đề sau:
- Cơ thể trẻ sẽ hấp thụ sắt tốt nhất khi có vitamin C vì vậy cần tăng cường cho trẻ dùng các loại quả như cam, quýt, táo, lê,…
- Nên đa dạng các loại thực phẩm giàu sắt gồm động vật và thực vật, tránh thực đơn nghèo nàn, đơn điệu
- Trước khi chế biến món ăn hãy chắc chắn rằng các thực phẩm lựa chọn đều là đồ tươi ngon
- Bên cạnh các loại thực phẩm kể trên, mẹ có thể sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung sắt cho trẻ. Tuy nhiên quá trình này đòi hỏi sự tỉ mỉ và chuẩn xác. Vì việc bổ sung sai cách có thể gây hại cho bé
Trên đây là 12 loại thực phẩm bổ sung sắt cho trẻ mà mẹ có thể tham khảo để xây dựng thực đơn hàng ngày. Lưu ý rằng với các bé biếng ăn mẹ nên lựa chọn và chế biến sao cho kích thích vị giác của bé tốt nhất.