Dịch vụ công trực tuyến là gì? Chúng ta đã rất quen với dịch vụ công nhưng có thể không ít các bạn sẽ không trả lời được câu hỏi này.
Dịch vụ công là những hoạt động do nhà nước chịu trách nhiệm trước xã hội, phục vụ các nhu cầu cơ bản, thiết yếu của người dân vì lợi ích chung của xã hội, nhằm bảo đảm ổn định và công bằng xã hội.
Dịch vụ công trực tuyến là gì? 4 điểm cơ bản cần lưu ý
Vậy dịch vụ công trực tuyến là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về dịch vụ công trực tuyến trong bài viết dưới đây.
1. Dịch vụ công trực tuyến là gì
Dịch vụ công trực tuyến là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng.
2. Dịch vụ công trực tuyến và các cấp độ dịch vụ
Theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông tại Thông tư số 26/2009/TT-BTTTT ngày 31/07/2009 về việc cung cấp thông tin và đảm bảo khả năng truy cập thuận tiện đối với trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước, chương trình dịch vụ công trực tuyến được triển khai theo 4 mức độ:
- Mức độ 1:
Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 là mức dịch vụ đầu tiên, đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin về quy trình, thủ tục; hồ sơ; thời hạn; phí và lệ phí thực hiện dịch vụ.
- Mức độ 2:
Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 là dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 và cho phép người sử dụng download các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu. Hồ sơ sau khi hoàn thiện được gửi đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp.
- Mức độ 3:
Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 là dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và cho phép người dùng sử dụng các mẫu văn bản, điền và gửi trực tuyến đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.
Trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ ác giao dịch được thực hiện trên môi trường mạng. Tuy nhiên, việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.
- Mức độ 4:
Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và cho phép người sử dụng làm mọi việc qua trực tuyến, bao gồm cả thanh toán lệ phí (nếu có). Riêng việc trả kết quả đến người sử dụng có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hay qua đường bưu điện.
4. Những lợi ích của việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến
Không thể phụ nhận rằng việc số hóa và ứng dụng công nghệ vào các hoạt động giao dịch đã giúp các tổ chức rút ngắn thời gian giao dịch đáng kể.
Do đó, sử dụng dịch vụ công trực tuyến cũng giúp giảm thời gian, chi phí đi lại cho việc gửi hồ sơ và nhận kết quả của các tổ chức, cá nhân.
Đặc biệt là tránh được tệ nhũng nhiễu, quan liêu, phiền hà từ một bộ phận cán bộ công quyền, hách dịch; tăng tính công khai, minh mạch của thủ tục hành chính
Nâng cao trách nhiệm, trình độ chuyên môn và kiến thức về công nghệ thông tin của cán bộ công chức được phân công xử lý hồ sơ thủ tục hành chính… góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.
Đặc biệt, dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 chú trọng hướng đến đối tượng là doanh nghiệp vì doanh nghiệp có chữ ký số nên dễ dàng trong việc thanh toán trực tuyến, còn người dân muốn sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 thì phải có chữ ký số.
Đối với trường hợp người dân không có chữ ký số vẫn có thể sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, có thể nhận và gửi hồ sơ mà không phải đến các cơ quan công quyền để làm hồ sơ thông qua đường qua bưu điện.
Hy vọng qua bài viết này có thể giúp bạn hiểu hơn về dịch vụ công là gì và lựa chọn mức độ dịch vụ phù hợp với doanh nghiệp!
Tham khảo thêm: Kiến thức xuất nhập khẩu cơ bản cần biết