Rất nhiều chị em vì tâm lý “sợ bệnh viện” đã chủ động chữa viêm cổ tử cung bằng lá trầu không tại nhà, khi nghe lời mách nước từ cộng đồng mạng. Loại lá này liệu có mang lại hiệu quả như mong muốn? Cách dùng như thế nào và có cần lưu ý gì không? Hãy cùng nhau tìm lời giải ngay dưới đây.
I. Tại sao viêm cổ tử cung có thể chữa bằng lá trầu không?
Lá trầu không có chứa lượng lớn polyphenol và chavicol có tác dụng kháng viêm mạnh. Vì thế, mang lại rất nhiều tác dụng trong chữa viêm nhiễm vùng kín nói chung và viêm cổ tử cung nói riêng. Cụ thể như sau:
1.1.Chữa lành vết thương vùng viêm:
Tinh dầu trong lá trầu có tác dụng như một loại kháng sinh khiến các loại vi khuẩn không còn cơ hội sinh sôi và hoành hành. Bên cạnh đó, lá trầu cũng giúp vết thương do viêm nhiễm nhanh chóng khô lại, không còn lan rộng ra thêm nữa.
1.2.Diệt nấm, virus gây bệnh phụ khoa:
Nấm và virus là những tác nhân nguy hiểm hàng đầu khiến tình trạng viêm lộ tuyến ngày một nặng thêm. Lá trầu không với đặc tính kháng khuẩn giúp “hạ gục” những chủng nấm gây hại, đặc biệt là nấm Candida.
1.3.“Xoa dịu nỗi đau” vùng kín:
Viêm lộ tuyến cổ tử cung chắc hẳn khiến chị em chẳng mấy dễ chịu. Ngay cả khi bình thường hay trong lúc quan hệ, “chỗ ấy” cũng đau rát, thậm chí rỉ máu.
Lá trầu không đóng vai trò như một loại thuốc gây tê tự nhiên, khiến phái yếu cảm thấy dễ chịu hơn trong cuộc sống hàng ngày.
1.4.Giảm ướt át cửa âm đạo:
Khí hư xuất tiết nhiều không phải là hiện tượng hiếm gặp khi viêm cổ tử cung. Khi dùng lá trầu, tình trạng này cũng sẽ được cải thiện, cửa mình trở nên khô ráo và sạch sẽ hơn.
II. Mách nhỏ 5 mẹo chữa viêm cổ tử cung bằng lá trầu không
Trong dân gian có khá nhiều mẹo chữa viêm cổ tử cung bằng lá trầu không. Bạn có thể xem những cách dưới đây và áp dụng phương pháp phù hợp nhất với bản thân:
2.1 Điều trị viêm lộ tuyến hiệu quả bằng cách xông hơi
Xông bằng lá trầu từ lâu đã được các bà, các mẹ áp dụng để có được vùng kín khỏe mạnh, thơm tho. Phương pháp này có ưu điểm giúp tinh chất lá trầu thẩm thấu vào vùng âm đạo sâu hơn, từ đó tăng hiệu quả trị viêm.
Cách làm như sau:
- Bước 1: Lấy một nắm lá trầu tươi rửa sạch, vò dập nát
- Bước 2: Đun với khoảng 2 lít nước trong 20 phút
- Bước 3: Cho vào chậu sứ sạch và ngồi xông
Lưu ý:
Xông từ lúc nước trầu còn nóng đến khi chúng không còn bốc hơi nữa.
Không để nồi nước xông quá gần so với âm đạo để tránh gây bỏng rộp.
Sau khi xông, có thể lấy phần nước ấm để vệ sinh vùng kín.
2.2 Kinh nghiệm sử dụng nước lá trầu không vệ sinh âm đạo
Đây là cách làm dễ nhất và không tốn nhiều công chuẩn bị nên được nhiều chị em áp dụng. Bạn cũng có thể kết hợp lá trầu với lá chè tươi và một chút muối để tăng hiệu quả của phương pháp này.
Các bước cụ thể là:
Bước 1: Lấy 15 lá trầu không, tốt nhất nên chọn lá già vá lá bánh tẻ, sau đó rửa sạch sẽ.
Bước 2: Cho thêm 1,5 lít nước vào nồi sạch và đặt lên bếp.
Bước 3: Đun sôi trong khoảng 15 phút rồi tắt bếp.
Bước 4: Đợi cho đến khi nước còn ấm thì dùng để vệ sinh âm đạo.
Lưu ý: Chị em không nên thụt rửa sâu vào âm đạo, bởi hành động có thể làm mất cân bằng môi trường bên trong, khiến tình trạng trở nên nặng thêm.
2.3 Phương pháp khử khuẩn vùng kín với muối & lá trầu không
Muối được thêm vào nồi nước lá trầu có tác dụng làm tăng hiệu quả diệt khuẩn. Đây đều là các nguyên liệu không khó tìm, bạn nên bớt chút thời gian để làm tại nhà, đừng để khi bệnh quá nặng thì sẽ rất khó chữa.
Bạn có thể dùng cách này để rửa hoặc xông đều rất tốt. Cách làm tương tự như hai phương pháp trên.
2.4 Kết hợp khổ sâm với lá trầu không trị viêm lộ tuyến
Khổ sâm có tác dụng trị viêm, làm lành tế bào, xoa dịu cơn đau rất hiệu quả. Chính vì thế, một ít khổ sâm cùng lá trầu không sẽ giúp cải thiện tình trạng viêm lộ tuyến.
Bước 1: Dùng 10 lá trầu cùng 1 nắm lá khổ sâm tươi đã được làm sạch
Bước 2: Đun kỹ với 2 lít nước
Bước 3: Rửa hoặc xông âm đạo
Lưu ý: Lá khổ sâm tốt nhất là trong giai đoạn cây sắp ra hoa. Vì thế, bạn nên thu hoạch trong thời điểm này. Nếu không dùng hết, bạn cũng có thể phơi khô để dùng dần.
2.5 Cách chữa bệnh viêm lộ tuyến CTC bằng lá trầu không và húng quế
Giống như khổ sâm, húng quế khi dùng chung với trầu không cũng có tác dụng ngừa nấm, diệt khuẩn. Cách thực hiện bài thuốc này cũng không có gì phức tạp:
- Bước 1: Giã nhuyễn 5 lá trầu và khoảng 3 nhành húng quế
- Bước 2: Lọc lấy nước và đổ vào thau nước ấm
- Bước 3: Ngâm và rửa vùng kín
Bên cạnh các bài thuốc này, chị em vẫn cần làm sạch vùng “tam giác” ít nhất 2 lần/ngày. Nên thay quần lót thường xuyên để tránh cảm giác ẩm ướt, đồng thời hạn chế nấm khuẩn “tác oai tác quái”.
III. Dùng lá trầu không điều trị viêm lộ tuyến cần lưu ý?
Lá trầu không có tác dụng trong chữa viêm cổ tử cung là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, khi dùng loại lá này, bạn hãy lưu tâm những vấn đề sau:
3.1.Không dùng lá để xông rửa hàng ngày
Nhiều chị em sau một vài lần dùng thấy bớt ngứa ngáy hẳn đã chăm chỉ thực hiện bài thuốc mỗi ngày một lần. Nhưng việc lạm dụng quá mức sẽ khiến “cô bé” bị khô, thậm chí nứt nẻ.
Ngoài ra, độ pH âm đạo bị đảo lộn sẽ khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Tần suất lý tưởng nhất để sử dụng lá trầu là 3 lần/tuần.
Ngoài ra, bạn cũng đừng quên rửa ráy thường xuyên với nước sạch, tốt nhất là nước đã được diệt khuẩn bằng cách đun sôi.
3.2.Dùng nguyên liệu sạch
Lá trầu thường ít bị phun xịt hóa chất, tuy nhiên trước khi dùng bạn vẫn cần rửa dưới vòi nước nhiều lần để làm sạch bụi bẩn. Tránh sử dụng lá dưới gốc vì chúng thường bị dính rất nhiều bùn đất, khó có thể làm sạch.
Nếu là loại phơi khô, cần kiểm tra kỹ xem chúng có bị mốc hay không. Nếu lá đã được hái từ lâu thì không nên sử dụng, vì có thể không còn giữ được hoạt chất như ban đầu.
3.3.Chỉ nên coi trầu không là bài thuốc hỗ trợ
Nước từ lá trầu không thực chất chỉ là một loại thuốc sát trùng vết thương, hiệu quả mà chúng đem lại chỉ trong phạm vi tiếp xúc. Chính vì thế, những bài thuốc này không thể điều trị những vùng viêm nằm sâu bên trong.
Bạn có thể cảm thấy đỡ, nhưng thực chất những ổ vi khuẩn vẫn còn tồn tại và gốc rễ của bệnh chưa được điều trị triệt để.
3.4.Dùng lá trầu không khi chớm có dấu hiệu viêm
Khi có các biểu hiện bất thường như ngứa, khí hư thì bạn nên sử dụng ngay loại thảo dược này. Đừng để khi nặng mới “tá hỏa” tìm thuốc thì thực sự rất khó để cứu chữa. Loại dược liệu này chỉ có tác dụng khi mới chớm bệnh mà thôi.
3.5.Xông rửa sau khi đã làm sạch hậu môn
Để tránh nhiễm trùng ngược từ hậu môn lên âm đạo, cần rửa sạch sẽ khu vực này trước khi ngâm hoặc xông. Đừng để sự thiếu hiểu biết làm hại thêm cho “cô bé” của bạn.
3.6.Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng lá trầu không
Lá trầu không tuy rất lành tính, nhưng vẫn cần phải “đúng người – đúng bệnh” mới có thể cho hiệu quả. Tùy tiện sử dụng nhiều khi không trị khỏi bệnh, mà còn khiến tình hình nặng thêm.
Chính vì thế, bạn đừng ngần ngại đến gặp bác sĩ. Những người có chuyên môn sẽ cho bạn những lời khuyên tốt nhất.
Trên đây là những thông tin liên quan đến chữa viêm cổ tử cung bằng lá trầu không. Đây là loại dược liệu tốt, nhưng cũng đừng “thần thánh hóa” chúng để rồi nhận về những thất vọng không đáng có. Hãy yêu thương bản thân bằng những kế hoạch chăm sóc sức khỏe cụ thể, nhất là đối với vùng thầm kín, chị em nhé!
5/5 – (1 bình chọn)