Khi tròn 6 tháng tuổi, bé sẽ bắt đầu chuyển chế độ ăn hoàn toàn bằng sữa mẹ sang cho bé ăn dặm có thức ăn đặc như bột, cháo, cơm, rau củ…Chế độ dinh dưỡng và thực đơn của bé sẽ đa dạng hơn, vậy trong giai đoạn này mẹ có nên nêm gia vị cho bé dưới 1 tuổi hay không? Cùng Chilux tìm hiểu ngay!
1. Có Nên Nêm Gia Vị Cho Bé Dưới 1 Tuổi?
Khi nấu cháo ăn dặm, nhiều bố mẹ thường nêm gia vị cho bé theo khẩu vị của mình. Tuy nhiên, đó là một thói quen không tốt và ảnh hưởng đến sức khoẻ của con. Có nên nêm gia vị cho bé dưới 1 tuổi không là băn khoăn của rất nhiều bố mẹ.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mẹ không nên sử dụng gia vị nêm cho bé dưới 1 tuổi vì trẻ dưới 1 tuổi chưa phát triển hoàn chỉnh chức năng gan, thận, do đó nếu ăn quá dư thừa sẽ tăng nguy cơ bệnh lý như: suy thận, bệnh chuyển hóa, bệnh não, bệnh tim mạch, bệnh tiêu hóa.
Việc thêm nhiều muối, đường, hạt nêm sẽ tạo thói quen không lành mạnh khi bé lớn lên. Mẹ có thể thêm dầu ăn vào thức ăn cho bé vì dầu ăn bổ sung chất béo tốt cho trẻ. Đây là nhóm dưỡng chất thiết yếu cung cấp năng lượng, hình thành mô mỡ điều hoà thân nhiệt và hỗ trợ bé hấp thụ vitamin.
>> Xem thêm: Ngày tốt cho bé ăn dặm
2. Hiểu Đúng Về Cách Sử Dụng Gia Vị Cho Bé Ăn Dặm.
2.1. Khẩu vị của trẻ luôn nhạt hơn người lớn
Bố mẹ thường mắc sai lầm khi áp đặt suy nghĩ, cảm giác và vị giác của mình vào trẻ con. Nghĩ rằng trẻ con sẽ cảm nhận được gia vị giống như mình. Trước khi tìm hiểu có nên nêm gia vị cho bé dưới 1 tuổi không, nhiều mẹ hay nấu các món ăn cho bé ăn dặm với quan niệm sai lầm trên.
Vì số lượng cơ quan cảm nhận vị giác của trẻ em cao hơn người lớn rất nhiều. Có nghĩa là, cùng một lượng gia vị nhưng vị giác của trẻ sẽ cảm nhận được mạnh và nhanh hơn người lớn. Đó là lý do vì sao đôi khi mẹ chỉ nêm 1 ít muối hoặc tiêu vào cháo nhưng những đứa trẻ vẫn không thể ăn được vì trẻ cảm thấy quá mặn hoặc quá cay.
2.2. Gia vị ăn dặm cho bé cần tránh
Có 3 loại gia vị mẹ cần tránh khi nấu cháo cho bé ăn dặm đó là: muối, đường, bột ngọt hay ahạt nêm. Đây là những loại gia vị có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ.
– Muối: Muối có thể ảnh hưởng đến thận của bé do chức năng thận của bé dưới 1 tuổi chưa được hoàn thiện. Mẹ nên cho con hấp thu natri qua các loại thực phẩm tự nhiên thay vì thêm muối hoặc nước mắm vào món ăn của con.
– Đường: Mẹ không nên cho con làm quen với đường quá sớm vì ăn nhiều đường không tốt cho sức khỏe của bé. Có thể gây béo phì vì thực phẩm chứa đường chỉ chứa toàn năng lượng rỗng không có chất dinh dưỡng. Ngoài ra còn gây sâu răng và các bệnh về tim mạch, bệnh tiểu đường.
– Hạt nêm/bột nêm: Việc lạm dụng hạt nêm có thể dẫn đến rối loạn vị giác, gây ra chứng biếng ăn, hạt nên chứa nhiều glutamate gây ức chế thần kinh của trẻ gây đau đầu, chóng mặt và một số bệnh lý khác.
2.3. Lượng gia vị cho bé ăn dặm trong 1 ngày
Theo khuyến cáo của NHS (Trung Tâm Y tế Quốc gia của Anh) thì lượng muối tối đa theo tuổi như sau dưới 12 tháng tuổi: <1g muối/ngày (<0.4g Natri), lượng đường và hạt nêm là 0g/ngày.
Tuy nhiên, lượng muối cần thiết cho cơ thể này đã có sẵn trong sữa mẹ, sữa công thức hoặc các loại thảo mộc tự nhiên như: rau mùi, hành lá, tỏi (nghiền nhỏ), húng quế, gừng, quế, bạc hà. Các loại thảo mộc này cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cho bé, do đó mẹ không cần phải thêm muối vào thức ăn của bé.
Dưới đây là cách nêm gia vị cho bé dưới 1 tuổi mẹ có thể tham khảo:
Đường, muối, bột nêm
Không dùng
Nước mắm/nước tương
Không dùng
Giả muối từ thực vật
Lượng băng 1 muỗng cafe/ngày
Tiêu
Một ít hạt tiêu bằng phần đầu muỗng (chỉ dùng cho bé trên 10 tháng)
Hành/tỏi
1 muỗng cafe/ngày (chỉ dùng cho bé trên 10 tháng)
Rau thơm các loại
1 muỗng cafe/ngày.
Dầu ăn
1-2 muỗng cafe/ngày. 1 tuần không quá 4 ngày.
Mật ong
Không dùng
2.4. Dầu ăn dành riêng cho bé tập ăn dặm
Cần có đủ 4 nhóm thức ăn trong mỗi khẩu phần ăn hàng ngày của bé: Nhóm đường bột hay ngũ cốc, nhóm chất đạm, nhóm chất béo và nhóm rau xanh.
Trong 4 nhóm kể trên, nhóm chất béo đóng vai trò rất quan trọng trong việc tham gia cấu tạo tế bào não trong 3 năm đầu đời của trẻ. Các axit béo có trong dầu ăn làm nhiệm vụ dẫn và hòa tan các vitamin, giúp đẩy nhanh quá trình hấp thụ các vitamin quan trọng trong cơ thể như A, D, E, K…
Dầu ăn có nên nêm gia vị cho bé dưới 1 tuổi không? Trong các loại dầu ăn đều chứa chất béo không bão hoà rất tốt cho sức khỏe. Mẹ nên sử dụng dầu ăn nêm gia vị cho bé, tuy nhiên mẹ không nên lạm dụng quá nhiều dầu ăn trong khẩu phần ăn của trẻ. Tốt nhất mẹ nên nêm một ít dầu ăn vào thức ăn của trẻ khi tắt bếp.
Với trẻ ở độ tuổi ăn dặm ngoài có thể sử dụng dầu thực vật có chiết xuất tự từ thiên nhiên như: dầu hạt hướng dương, dầu oliu, dầu đậu nành.. rất tốt cho sự phát triển trí não của trẻ.
Khi bé 6 tháng ăn dặm: mẹ nên sử dụng dầu oliu (loại virgin/extra virgin) hoặc dầu hướng dương 100%, chỉ cần 1/2-1 muỗng cà phê/ngày, không quá 4 ngày/tuần.
Khi bé từ 7- 12 tháng: Mẹ có thể cho bé sử dụng các loại dầu khác như: dầu đậu nành, dầu hướng dương (không cần 100% thành phần), dầu óc chó… Liều dùng 1-2 muỗng/ngày, không quá 4 ngày/tuần.
3. Khi Nào Có Thể Nêm Gia Vị Cho Con?
Trên 12 tháng tuổi, mẹ có thể bắt đầu cho gia vị vào bữa ăn của trẻ. Tuy nhiên, cần nêm nếm theo liều lượng nhất định, tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Mẹ có thể tham khảo liều lượng gia vị cho bé trên 12 tháng như sau:
Đường, muối
½ muỗng cà phê
Hạt nêm
½ muỗng cà phê
Tiêu
¼ muỗng cà phê
Hành/tỏi
½ muỗng cà phê hành
½ muỗng cà phê tỏi
Nước mắm
1 muỗng cà phê
Mật ong
1 muỗng cà phê
Dầu ăn
3-5 muỗng cà phê
Chilux hi vọng qua bài viết trên với chủ đề dinh dưỡng cho bé về nội dung có nên nêm gia vị cho bé dưới 1 tuổi không, bố mẹ sẽ hiểu rõ hơn về cách nêm gia vị cho trẻ dưới 1 tuổi. Việc nêm sai cách có thể dẫn đến những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ. Nên tìm hiểu thật kỹ các gia vị, dầu ăn trước khi nêm nếm thức ăn cho con mẹ nhé!