Cách chữa đau bụng kinh khi đến tháng bằng thuốc

Uống thuốc chữa trị đau bụng kinh khi đến tháng là lựa chọn của các chị em bị đau bụng kinh dữ dội, cơn đau nhiều và kéo dài, rong kinh, kinh nguyệt không đều… Dưới đây chuyeneva.vn xin chia sẻ một số loại thuốc Tây y và bài thuốc Đông y có tác dụng giảm đau bụng kinh, mời chị em cùng tham khảo nhé.

Mối liên hệ giữa đau bụng kinh và chu kỳ kinh nguyệt

Tử cung được cấu tạo với 2 phần chính là:

  • Nội mạc tử cung (lớp lót trong cùng của tử cung): có nhiệm vụ phát triển một lớp mô giàu mạch máu và chất dinh dưỡng để chuẩn bị cho phôi thai đậu (trong trường hợp thụ tinh thành công).
  • Lớp cơ tử cung: nằm bao bọc bên ngoài lớp nội mạc tử cung có nhiệm vụ giãn nở, bảo vệ bào thai (nếu có) hoặc co bóp tống lớp nội mạc tử cung ra bên ngoài (ngày đèn đỏ) trong trường hợp không có bào thai tồn tại.

Khi trứng rụng và không được thụ tinh thành công, cơ thể sẽ phát tín hiệu không mang thai, đồng thời tự động tiết ra một chất hóa học gọi là hormone Prostaglandin (PG) – có tác dụng cảm nhận sự đau và quá trình viêm.

Prostaglandin tác động trực tiếp lên cơ tử cung,  kích thích cơ tử cung co thắt đẩy lớp lót trong cùng (nội mạc tử cung) ra bên ngoài qua bộ phận sinh dục. Từ đây làm xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ.

Do tác dụng của Prostaglandin, trong quá trình cơ tử cung co thắt đẩy máu kinh sẽ khiến nữ giới có cảm giác bị đau bụng dưới. Khi cơ thể tiết ra hormone PG càng nhiều, nồng độ PG trong máu càng cao sẽ làm cho cơ tử cung co bóp càng mạnh và gây đau bụng kinh càng nhiều.

Tìm hiểu: Con gái đau bụng kinh như thế nào

Cơ chế hoạt động của thuốc giảm đau bụng kinh

Có các mức độ đau bụng kinh khác nhau như: đau bụng nhẹ, vừa hoặc đau nhiều, đau bụng kinh dữ dội… khác nhau. Uống thuốc giảm đau bụng kinh thường được các chị em lựa chọn trong trường hợp bị đau bụng kinh dữ dội, đau nhiều, đau kéo dài, giúp giảm bớt các cơn đau.

Cơ chế hoạt động của thuốc giảm đau bụng kinh 1

Theo cách nhìn khách quan, thuốc giảm đau bụng kinh hoạt động theo 2 cơ chế chính:

  • Làm giãn cơ tử cung, từ đó giúp làm giảm tình trạng co thắt cơ tử cung quá mức => làm giảm cơn đau bụng kinh.
  • Ức chế sự tổng hợp hormone Prostaglandin (PG) – nguyên nhân chính kích thích tử cung co thắt.

Chữa đau bụng kinh khi đến tháng bằng thuốc Tây y

Một số nhóm thuốc có tác dụng chữa trị và làm giảm cơn đau bụng kinh:

Thuốc ức chế hormone Prostaglandin (PG)

Thuốc ức chế hormone Prostaglandin (PG) 1

Một số loại thuốc thường gặp như:

  • Acid Mefenamic (Ponstan®)
  • Acetaminophen (Tylenol®)
  • Ibuprofen (Advil®, Motrin IB®)
  • Natri naproxen sodium (Aleve®)
  • Diclofenac sodium (Voltaren®, Cambia®).

Đây là nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAID) – nhóm thuốc chống viêm và giảm đau không gây nghiện đầu tiên áp dụng trong điều trị đau bụng kinh.

Tác dụng: ức chế sinh tổng hợp hormone Prostaglandin (PG), từ đó làm giảm kích thích lên các cơ tử cung, giúp cơ tử cung co bóp nhẹ hơn, cơn đau bụng kinh xuất hiện ít hơn.

Nhóm thuốc này thường được lựa chọn điều trị cho nữ giới chưa có quan hệ tình dục.

Tác dụng phụ: Có thể xuất hiện các rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, bụng đầy hơi, táo bón hoặc tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt…

Thuốc làm giãn cơ tử cung

Thuốc làm giãn cơ tử cung 1

Một số loại thuốc tiêu biểu:

  • Alverine citrate (Alverin, Alverin citrat, Dipropylin)
  • Drotaverine hydrochlorife (Drotaverin)

Tác dụng: Tác động lên các cơ tử cung và phần bụng dưới, làm giãn cơ tử cung giúp việc co thắt nhẹ hơn, làm giảm các cơn đau bụng kinh trong những ngày đèn đỏ.

Tác dụng phụ: Có thể bị khô miệng, sưng môi miệng, bị rối loạn tiểu tiện (bí tiểu, tiểu nhiều lần), có thể xuất hiện cảm giác choáng váng, mệt mỏi, đau đầu.

Thuốc kiểm soát nội tiết tố nữ

Nhóm thuốc kiểm soát nội tiết tố nữ thường gặp như:

Thuốc kiểm soát nội tiết tố nữ 1

  • Dydrogesterone (Duphaston®)
  • Lynestrenol (Orgametril, Exluton Tablet).

Đây là nhóm dẫn chất của hormone progesteron – một chất hóa học cần thiết cho sự duy trì sự khỏe mạnh của lớp lớp lót tử cung trong cùng (niêm mạc tử cung, màng dạ con) ở phụ nữ.

Tác dụng:

  • Giúp cân bằng và bổ sung thiếu hụt hormone progesterone trong cơ thể nữ giới. Từ đó kích thích làm bong tróc lớp lót trong cùng của tử cung làm xuất hiện và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.
  • Làm giảm đau bụng kinh, giảm bị chuột rút trong ngày kinh nguyệt.
  • Được dùng trong điều trị một số bệnh lý liên quan đến đau bụng kinh như: lạc nội mạc tử cung, sẩy thai liên tiếp…

Tác dụng phụ: có thể xuất hiện nhức đầu, buồn nôn, đau bụng, bị vàng da hoặc các phản ứng phụ trên da.

Một số loại thuốc khác

Hyoscine (Hyoscin Butylbromid)

Hyoscine là thuốc đặc trị chống co thắt hướng cơ và làm giãn cơ tử cung, từ đó giúp làm giảm đau bụng kinh.

Thuốc chống chỉ định cho phụ nữ có glaucoma góc hẹp hoặc đang dùng các loại thuốc có tính kháng cholinergic khác.

Một số loại thuốc khác 1

Paracetamol (Panadol, Hapacol…)

Paracetamol là thành phần được biết đến nhiều nhất với công dụng giảm đau, hạ sốt. Tuy nhiên với khả năng giảm đau nhanh và hạn chế co thắt, không gây nghiện, Paracetamol cũng có thể được sử dụng giảm đau bụng kinh trong các trường hợp đau nhẹ và đau vừa.

Thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai hàng ngày giúp hormone nữ giới ở trạng thái ổn định, các mô ít phát triển trong lòng tử cung nên cơ thể sẽ tự động giảm tiết hormone PG khi đến chu kỳ kinh, nhờ đó làm giảm cơn đau bụng kinh.

Lưu ý: Các loại thuốc Tây y hầu như đều có tác dụng giảm đau bụng kinh hiệu quả tức thời nhanh chóng. Nhưng bên cạnh đó chúng còn có một số tác dụng phụ không mong muốn đi kèm. Bởi vậy, để chắc chắn về tác dụng thuốc cũng như sự an toàn sức khỏe, các chị em cần nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Chữa trị đau bụng kinh bằng thuốc Đông y

Một số bài thuốc Đông y cũng có tác dụng chữa trị đau bụng kinh như:

Bài thuốc 1:

Tác dụng: Điều trị cho người bị kinh nguyệt không đều, mất kinh, bế kinh (tắc kinh) và làm giảm đau bụng kinh.

Chữa trị đau bụng kinh bằng thuốc Đông y 1

Chuẩn bị:

  • Đan sâm, Địa hoàng, Đương quy: mỗi vị 10g
  • Hương phụ (cây Cỏ gấu): 6g
  • Bạch thược, Xuyên khung: mỗi vị 5g

Cách sắc thuốc: Cho các nguyên liệu vào sắc với 800ml nước sạch. Khi ấm thuốc sôi thì hạ nhỏ lửa và đun thêm 20 – 25 phút để thuốc được cô đặc. Tắt bếp và dùng thuốc uống trực tiếp, chia thuốc uống thành 3 lần trong ngày, chỉ uống thuốc khi còn nóng ấm, tuyệt đối không nên uống thuốc nguội. Ngày uống 1 thang.

Bài thuốc 2:

Tác dụng: Giúp điều kinh, giảm đau bụng kinh và kháng viêm khi đến chu kỳ kinh.

  • Chuẩn bị: Ngải diệp (Ngải cứu), Hương phụ, Trần bì: mỗi vị 12g + Nguyệt quý hoa: 2 bó.
  • Cách sắc: Rửa sạch Nguyệt quý hoa rồi đem sắc với các vị thuốc còn lại với 1 lít nước sạch. Đun sôi thì hạ nhỏ lửa và tiếp tục sắc khi còn khoảng 600ml thì dừng. Chia thuốc thành 2 bữa uống sáng và tối trong ngày sẽ thấy chứng đau bụng kinh và rối loạn kinh được cải thiện hiệu quả.

Bài thuốc 3:

Tác dụng: Chủ trị giảm đau bụng kinh ở phụ nữ.

  • Chuẩn bị: Sinh địa, Hồng hoa, Ngưu tất. xuyên khung, Đan sâm: mỗi vị 6g + Chỉ xác: 8g + Cam thảo: 4g.
  • Cách làm: Đem tất cả nguyên liệu sắc với 500ml nước sạch. Đun đến khi còn khoảng 300g thì dừng. Dùng thuốc uống khi còn nóng. Kiên trì sắc uống thuốc ngày 2 lần (mỗi ngày 1 tháng) sẽ thấy hiệu quả.

Hỗ trợ giảm đau bụng kinh với QueenUp

Bên cạnh các loại thuốc giảm đau bụng kinh, các chị em phụ nữ có thể tham khảo thêm QueenUp – sản phẩm giúp giảm đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt và bổ sung tăng cường nội tiết tố nữ hiệu quả.

Hỗ trợ giảm đau bụng kinh với QueenUp 1

 

  • Với các thành phần tốt cho sinh lý nữ như: Shatavadin®, cao Dâu tằm, cao Đương quy, cao Hương phụ QueenUp có khả năng nuôi dưỡng và bảo vệ buồng trứng khỏi các tác nhân hóa học, kích thích cơ thể sản sinh estrogen nội sinh làm tăng cường nội tiết tố nữ và đồng thời chậm quá trình lão hóa ở nữ giới.
  • Bên cạnh đó, QueenUp có bổ sung thêm các thành phần cao Ích mẫu, Đông trùng hạ thảo, Collagen và Vitamin E giúp chị em phụ nữ nuôi dưỡng và làm đẹp da; cải thiện chứng mất ngủ, bốc hỏa, hay cáu gắt; điều hòa kinh nguyệt và giảm đau bụng kinh trong những ngày “Dâu tây” hiệu quả.

Thực phẩm tốt cho chị em trong ngày “đèn đỏ”

Ngoài việc dùng thuốc uống, chế độ ăn uống hợp lý cũng giúp hỗ trợ giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Bị đau bụng kinh nên ăn gì?

Một số loại thực phẩm có lợi chị em nên dùng trong những ngày “đèn đỏ” như:

  • Rau xanh và các loai cây họ đậu: Khi đến tháng, cơ thể bị mất một lượng lớn sắt và magie dẫn đến thiếu hụt nghiêm trọng. Bởi vậy, việc ăn các loại cây họ đậu và rau xanh giúp bổ sung magie, sắt, các vitamin và chất xơ  giúp chị em giảm bớt mệt mỏi, khó chịu trong những những ngày “đèn đỏ”.

Bị đau bụng kinh nên ăn gì? 1

  • Hoa quả: Ngoài bổ sung nước, các vitamin A, C, E, D… cho cơ thể và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, một số loại hoa quả có khả năng chống viêm như: dứa, chuối, wiki, đu đủ…
  • Hải sản: Trong các loại hải sản mà đặc biệt là cá hồi, tôm, hàu… chứa nhiều Omega 3, protein và khoáng chất giúp làm giảm sự co thắt tử cung và tăng sức khỏe cho các chị em.
  • Trứng và yến mạch: Ngoài các loại rau họ đậu, trứng và yến mạch cũng là 2 loại thực phẩm rất giàu sắt. magie và các khoáng chất tốt cho máu.
  • Các loại đồ uống ấm có lợi như: trà gừng, trà gừng mật ong, trà quế. (Tham khảo: Thực phẩm giảm đau bụng kinh)
  • Uống nước ấm, tắm nước ấm và dùng các đồ ấm trong ngày đèn đỏ. (Tham khảo: Đau bụng kinh nên uống nước gì?

Thực phẩm nên tránh khi đến tháng

  • Đồ ăn có tính hàn: Thực phẩm có tính hàn như bí đao, rong biển… làm cơ tử cung bị co thắt, khiến cơn đau bụng kinh dữ dội hơn.
  • Đồ ăn mặn và đồ ăn nhiều dầu mỡ: làm các chị em dễ bị đầy bụng hoặc rối loạn tiêu hóa, cơ thể mệt mỏi, khó chịu hơn.
  • Kiêng các loại gia vị có tính cay nóng như: ớt, tỏi, tiêu…
  • Hạn chế tối đa các loại đồ uống có tính kích thích như: rượu, bia, café, thuốc lá…

Trên đây là những thông tin tổng hợp về các loại thuốc Tây Y và bài thuốc Đông Y giúp giảm đau bụng kinh nguyệt chị em có thể tham khảo. Tuy nhiên các chị em cũng cần lưu ý, không nên tự ý mua hoặc phối các loại thuốc  trên để uống mà cần phải có sự tham vấn từ những người Dược sĩ, Bác sĩ có chuyên môn tư vấn đầy đủ. Việc sử dụng thuốc đem lại hiệu quả hay không sẽ tùy thuộc vào sức khỏe, cơ địa và mức độ đau bụng kinh từ đó các Bác sĩ  đưa ra những liệu trình, liều lượng và cách dùng cho phù hợp tránh gây ra những phản ứng phụ không như mong muốn. Chúc chị em luôn xinh đẹp và hạnh phúc!

giảm đau bụng kinh có thể bạn chưa biết

7 Tuyệt chiêucó thể bạn chưa biết

Rate this post

Viết một bình luận