Điều trị thiếu máu ở trẻ em

Bệnh thiếu máu ở trẻ em do nhiều nguyên nhân gây ra. Với mỗi nguyên nhân thiếu máu ở trẻ em sẽ có những phương pháp điều trị riêng. Cùng tìm hiểu về cách điều trị thiếu máu ở trẻ theo nguyên nhân gây bệnh.

1. Thiếu máu do thiếu nguyên liệu cấu tạo

 1.1. Thiếu máu thiếu sắt

Thiếu máu do thiếu sắt là bệnh lý thường gặp ở trẻ em
Thiếu máu do thiếu sắt là bệnh lý thường gặp ở trẻ em (Ảnh internet)

Ngay với trường hợp thiếu máu do thiếu sắt đã rất phức tạp. Bởi có quá nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu sắt ở trẻ. Trong đó phải kể đến các nguyên nhân tường gặp như trẻ bị mắc các bệnh đường tiêu hóa, giun móc, rong kinh ở trẻ gái tuổi dậy thì…

Để chẩn đoán thiếu máu do thiếu sắt, ngoài dựa vào triệu chứng thiếu máu ở trẻ các bác sỹ thường chỉ định làm xét nghiệm máu cho trẻ. Ngay khi phát hiện chắc chắn trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt thì lập tức bắt tay vào điều trị thiếu máu.

Nguyên tắc điều trị thiếu máu do thiếu sắt

  • Bổ sung sắt
  • Chặn đứng mọi tác nhân dẫn đến thiếu sắt.
  • Điều trị và kiểm soát tốt các bệnh lý đi kèm gây ảnh hưởng đến ảnh hưởng đến khả năng hấp thu sắt ở trẻ.
  • Chỉ truyền máu khi thiếu máu nặng.

Điều trị cụ thể

– Bổ sung sắt

Thực phẩm bổ sung sắt
Thực phẩm bổ sung sắt – bị thiếu máu nên ăn gì (Ảnh Internet)
  • Bổ sung bằng các chế phẩm sắt hoặc phức hợp sắt. Bổ sung 4-6mg sắt/kg/ngày trong khoảng 6 – 8 tuần.
  • Thay đổi chế độ ăn giàu sắt, tập trung vào các nhóm thực phẩm có màu đỏ hoặc xanh đậm.
  • Bổ sung thêm 50 – 100 mg vitamin C/ngày để tăng khả năng hấp thu sắt.

– Điều trị tốt các bệnh lý kèm theo gây cản trở khả năng hấp thu sắt của trẻ

– Lưu ý khi trẻ uống viên sắt có thể dẫn đến tình trạng phân đen. Vì thế mẹ cần quan sát trẻ thường xuyên hơn để không  bỏ qua dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa cao cũng gây phân đen.

 1.2. Thiếu máu thiếu acid folic và vitamin B12

Acid folic hay chính là vitamin B9. Là một trong các vitamin nhóm B tan trong nước có vài trò quan trọng trong quá trình tạo hồng cầu. Vitamin B12 cũng là một loại vitamin nhóm B tham gia vào quá trình tạo máu.

Một số loại thực phẩm có hàm lượng vitamin B12 cao
Một số loại thực phẩm có hàm lượng vitamin B12 cao (Ảnh internet)

Khi thiếu vitamin B12 và acid folic sẽ dẫn đến bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ ở trẻ em. Bệnh này thường gặp ở trẻ em từ 6 tháng đến 2 tuổi với triệu chứng đặc trưng là giảm số lượng bạch cầu, tiểu cầu và thiếu máu.

Điều trị thiếu máu do thiếu vitamin B12 và acid folic bằng cách bổ sung thêm hoặc là bằng thuốc hoặc bằng thực phẩm.

Một số thực phẩm chứa nhiều acid folic - vitamin B9
Một số thực phẩm chứa nhiều acid folic – vitamin B9 (Ảnh internet)
  • Bổ sung acid folic đường uống 1 -5mg/ngày.
  • Tiêm bắp vitamin B12 1000 µg/ ngày trong 7 ngày.
  • Điều trị tất cả các nguyên nhân gây thiếu hụt vỉa min B12 và B9
  • Bổ sung thêm B12 và B9 từ nguồn thực phẩm. Acid folic có rất nhiều trong tự nhiên nhưng phần lớn là với hàm lượng thấp và dễ bị phân hủy bởi nhiệt.

1.3. Thiếu máu do suy tủy

Suy tủy xương là khi tủy xương không thể sản xuất đủ nhu cầu máu cung cấp cho cơ thể.

Nguyên nhân dẫn đến suy tủy có thể là ngộ độc hóa chất, nhiễm trùng, ảnh hưởng của tia xạ hoặc bệnh lý di truyền.

Nguyên nhân và cơ thế suy tủy dẫn đến thiếu máu
Nguyên nhân và cơ thế suy tủy dẫn đến thiếu máu (Ảnh internet)

Điều trị thiếu máu do suy tủy

– Truyền máu

– Ghép tủy. Nên tìm nguồn ghép từ anh chị em ruột, hoặc máu cuống rốn áp dụng cho trẻ nhỏ.

– Cắt lạch. Ngày nay không còn sử dụng nhiều nữa.

– Điều trị nguyên nhân gây suy tủy.

2. Thiếu máu tan máu

2.1. Thalassemia

Trẻ bị thiếu máu thalassemia
Trẻ bị thiếu máu thalassemia (Ảnh internet)

– Bệnh do bất thường di truyền tại chuỗi Hemoglobin của tế bào hồng cầu. Những hồng cầu này có tuổi thọ ngắn khỏng 120 ngày.

– Người bệnh thường có thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc kèm theo lách to.

– Để điều trị bệnh lý này phải truyền máu định kỳ và cố gắng ghép tủy càng sớm càng tốt. Đây là căn bệnh khá nguy hiểm, gánh nặng về kinh tế với nhiều gia đình.

2.2. Thiếu máu tan máu miễn dịch

Thiếu máu tan máu miễn dịch
Thiếu máu tan máu miễn dịch (Ảnh internet)

– Có thể người bệnh tồn tại loại kháng thể chống lại chính tế bào hồng cầu của họ, khiến các tế bào hồng cầu bị vỡ.

– Điều trị thiếu máu tan mãu miễn dịch người ta dùng corticoid 1mg/kg/ngày trong 4 tuần sau đó giảm dần. Có thể sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch khác hoặc ghép tủy với các ca bệnh kháng trị.

– Thường hạn chế truyền máu. Chỉ truyền khi thiếu máu nặng hoặc có biến chứng xuất hiện.

– Trường hợp khởi phát nhiều đợt tan máu cấp, điều trị nội khoa thất bại kèm lạch to thì có chỉ định cắt lách.

Trên đây là một số phương pháp điều trị thiếu máu theo từng nguyên nhân gây thiếu máu ở trẻ. Việc điều trị thiếu máu thường khá tốn kém về chi phí điều trị vì thế phát hiện sớm thiếu máu và điều trị kịp thời sẽ làm giảm các biến chứng nguy hiểm của bệnh đồng thời tiết kiệm chi phí điều trị.

BS Nguyễn Nga

Hội bác sỹ trẻ – Học viện Quân Y

Rate this post

Viết một bình luận