Trẻ sơ sinh bị kiết lỵ mẹ nên ăn gì cho con ổn định hệ tiêu hóa?

Trẻ sơ sinh bị kiết lỵ mẹ nên ăn gì cho con ổn định hệ tiêu hóa?

Thứ Năm ngày 19/05/2022

Do trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn nên chế độ ăn uống của mẹ cũng sẽ tác động phần lớn đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất của trẻ. Để cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh bị kiết lỵ mẹ nên ăn gì và kiêng gì?

Hãy tham khảo bài viết sau đây để tìm hiểu những loại thực phẩm mẹ nên ăn khi trẻ sơ sinh bị kiết lỵ và những điều mẹ cần tránh khi chăm sóc cho trẻ trong thời gian này.

Kiết lỵ là bệnh phổ biến ở trẻ sơ sinh

Thế nào là bệnh kiết lỵ?

Trẻ sơ sinh bị kiết lỵ mẹ nên ăn gì cho con ổn định hệ tiêu hóa? 1 Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ bị kiết lỵ cao hơn

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ bị kiết lỵ cao hơn

Kiết lỵ là một dạng bệnh lý do một số loài vi khuẩn hay ký sinh trùng khiến đường tiêu hóa bị nhiễm trùng. Hầu hết các trường hợp gây ra bệnh kiết lỵ (lỵ trực khuẩn và lỵ amip) là do vi khuẩn Shigella hoặc Entamoeba histolytica gây tổn thương, viêm nhiễm, làm rối loạn các hoạt động bài tiết, đại tiện.

Bệnh kiết lỵ khá phổ biến và thường không có quá nhiều triệu chứng bệnh rõ ràng, do đó nhiều người bệnh dễ nhầm tưởng với bệnh tiêu chảy thông thường. Tuy nhiên, tình trạng bệnh có thể chuyển biến nặng và gây ra các biến chứng khác bên ngoài như áp xe gan, có thể gây tổn thương màng bụng, màng phổi hay màng tim.

Trẻ bị kiết lỵ là một bệnh lý khá phổ biến với triệu chứng là các bé đi đại tiện liên tục kèm theo máu và các chất dịch nhầy. Nếu bệnh tình không được phát hiện cũng như được chữa trị sớm thì trẻ không chỉ bị ảnh hưởng về sinh hoạt cá nhân mà thậm chí còn bị đe dọa đến sức khỏe và có thể gây tử vong.

Nguyên nhân và triệu chứng khi trẻ bị kiết lỵ 

Bệnh kiết là tình trạng viêm nhiễm phần ruột già do một số loại vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây hại. Tuy nhiên, các yếu tố sau đây cũng sẽ là tác nhân làm tăng nguy cơ trẻ em mắc bệnh kiết lỵ:

  • Do hệ miễn dịch trong cơ thể của trẻ nhỏ chưa thực sự phát triển hoàn thiện, do đó trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ mắc bệnh kiết lỵ cao hơn các đối tượng khác.
  • Không chỉ có bệnh kiết lỵ mà hầu hết các bệnh khác liên quan đến hệ tiêu hóa đều có thể bắt nguồn từ chế độ ăn uống. Trẻ không thể ăn các loại thức ăn lạ, các loại thức ăn không hợp vệ sinh vì hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoạt động đủ mạnh. Khi trẻ ăn các loại thức ăn này, dẫn đến trẻ sẽ bị rối loạn tiêu hóa, thành ruột sẽ dễ bị tổn thương hơn, tăng nguy cơ bị vi khuẩn có hại xâm nhập. Mẹ ăn loại thức ăn gì cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa mà con bú.
  • Trẻ bị kiết lỵ còn do trẻ chưa biết tự vệ sinh cá nhân. Khi trẻ tiếp xúc với nhiều loại vi khuẩn có hại trong môi trường nhưng lại không có thói quen hay không biết cách vệ sinh tay chân sạch sẽ dễ có nguy cơ mắc bệnh về tiêu hóa rất cao. Ngoài ra, mẹ cũng nên lưu ý vệ sinh đầu vú trước khi cho con bú. Để giảm nguy cơ mắc bệnh, mẹ nên vệ sinh quần áo, chăn màn, các vật dụng được sử dụng cho em bé hay phòng ốc ngủ nghỉ.
  • Mẹ nên tránh để trẻ em hay tiếp xúc với các loài động vật vì có thể bị lây nhiễm bệnh kiết lỵ.

Khi các bé bị kiết lỵ, thông thường cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng điển hình như bị đau bụng và đi đại tiện nhiều lần trong ngày, đặc biệt khi bé đang đi đại tiện, cơn đau sẽ dữ dội hơn.

Bé đi cầu không nhiều nhưng lại ở dạng lỏng, có thể kèm máu và chất dịch nhầy…

Trẻ sơ sinh bị kiết lỵ mẹ nên ăn gì cho con ổn định hệ tiêu hóa? 2 Triệu chứng của kiết lỵ là trẻ bị đau bụng, đi đại tiện nhiều lần

Triệu chứng của kiết lỵ là trẻ bị đau bụng, đi đại tiện nhiều lần

Hậu môn của bé bị đau rát mặc dù không bị táo bón và phân lỏng.

Bé bị kiết lỵ có thể bị sốt cao, thậm chí sốt cao kéo dài không thuyên giảm.

Khi nhận thấy trẻ xuất hiện những triệu chứng như trên thì khả năng trẻ bị kiết lỵ là rất cao, mẹ mau chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị ngay. Nếu trẻ không được kịp thời điều trị thì nhiều khả năng bé chuyển sang những biến chứng nặng như lồng ruột, thủng ruột, viêm loét đại tràng, xuất huyết tiêu hóa, viêm ruột thừa…

Mách mẹ: Trẻ sơ sinh bị kiết lỵ mẹ nên ăn gì?

Những thực phẩm mẹ nên ăn

Chế độ ăn của mẹ khi cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ sẽ có những tác động đến hệ tiêu hóa của trẻ. Vì vậy, mẹ nên lưu ý khi trẻ bị kiết lỵ mẹ nên ăn gì để đảm bảo chế độ dinh dưỡng nhằm hỗ trợ tốt nhất cho hệ tiêu hóa của con. Sau đây là những thực phẩm mẹ nên ăn khi trẻ bị kiết lỵ:

Gạo

Khi trẻ sơ sinh bị kiết lỵ, mẹ nên ăn gạo. Trong các loại gạo có hàm lượng chất dinh dưỡng phóng phú, dồi dào. Gạo đặc lại khi nấu lên, có tác dụng làm hạn chế tình trạng trẻ đi cầu lỏng hiệu quả. Những loại gạo mẹ có thể sử dụng như gạo nếp, gạo tẻ, mì, đại mạch… đều rất tốt cho sức khỏe và an toàn đối với trẻ sơ sinh.

Rau xanh

Các loại rau xanh thường rất tốt cho hệ tiêu hóa, đồng thời tăng cường sức đề kháng, cung cấp thêm chất xơ giúp phân của trẻ đặc hơn. Mẹ có thể nấu rau xanh thành món ăn hoặc ép thành những món nước dễ uống, dễ tiêu hóa tốt hơn, ngăn ngừa các bệnh đường ruột, tiêu chảy, đặc biệt là phòng chống kiết lỵ ở trẻ sơ sinh đang bú mẹ.

Hoa quả

Mẹ nên ăn nhiều hoa quả khi trẻ sơ sinh bị kiết lỵ. Các loại trái cây như cam, quýt, bưởi giàu Vitamin C, cung cấp chất dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng, giúp trẻ hạn chế ược những vi khuẩn gây hại cho hệ tiêu hóa và sức khỏe của trẻ.

Chuối cũng là một loại hoa quả mẹ nên ăn bởi chứa hàm lượng kali  dồi dào, có tác dụng thay thế chất điện giải, bù đắp tình trạng mất nước do trẻ đi cầu nhiều khi trẻ đang bị kiết lỵ, đồng thời duy trì tốt nhất chức năng của tế bào.

Chất đạm

Trong chế độ ăn của mẹ nên cần thiết có những thực phẩm chứa hàm lượng đạm, protein dồi dào nếu muốn có chất lượng sữa đủ vitamin và khoáng chất thiết yếu cho sự phát triển triển của bé. Đối với tình trạng con bị mất sức do đang bị kiết lỵ, chất đạm đặc biệt cần thiết để cải thiện sức khỏe của bé.  

Sữa chua

Sữa chua chứa rất nhiều lợi khuẩn có lợi như các vi khuẩn sống (probiotic) thường bị mất đi khi cơ thể của bé bị tiêu chảy, kiết lỵ. Vì vậy, mẹ có thể ăn sữa chua ít đường nhằm cung cấp thêm những vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp hệ tiêu hóa của mẹ được khỏe mạnh cũng như đảm bảo chất lượng sữa cho trẻ bị kiết lỵ.

Trẻ sơ sinh bị kiết lỵ mẹ nên ăn gì cho con ổn định hệ tiêu hóa? 3 Ăn sữa chua là một giải pháp cho vấn đề trẻ sơ sinh bị kiết lỵ mẹ nên ăn gì 

Ăn sữa chua là một giải pháp cho vấn đề trẻ sơ sinh bị kiết lỵ mẹ nên ăn gì

Những thực phẩm mẹ nên kiêng

Ngoài việc tìm hiểu khi trẻ sơ sinh bị kiết lỵ mẹ nên ăn gì, mẹ cũng không nên bỏ qua những thực phẩm mẹ cần tránh để giúp cải thiện tối đa tình trạng bệnh ở trẻ. Một số loại thực phẩm mà mẹ không nên ăn như sau:

  • Đồ ăn nhanh, thức ăn cay chứa nhiều dầu mỡ và không tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe của bé. Ngoài ra, thực phẩm chứa nhiều cholesterol còn là nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch, bệnh huyết áp phổ biến. Ngoài ra những món ăn này cũng làm trẻ khi bú sữa mẹ bị kiết lỵ nặng nề hơn.
  • Mẹ không nên dùng các sản phẩm từ bơ, sữa vì sẽ gây kích thích ruột khiến bệnh kiết lỵ trở nên nghiêm trọng hơn. Để cải thiện tình trạng sức khỏe cũng như chất lượng sữa cho trẻ sơ sinh tốt nhất, mẹ nên thay thế các sản phẩm từ sữa bò thành sữa đậu nành, hạnh nhân.
  • Đồ uống có cồn như nước có gas, cà phê mẹ tuyệt đối nên tránh.
  • Một số thực phẩm có khả năng gây đầy hơi chướng bụng khó chịu như các loại hạt, đậu bắp, đậu hà lan, hành tây… cũng không nên dùng.
  • Bên cạnh chế độ dinh dưỡng của mẹ, mẹ cũng nên cho trẻ sử dụng men vi sinh đường ruột để trị loạn khuẩn đường ruột nhằm giúp trẻ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, nhằm hỗ trợ điều trị tốt nhất các trường hợp như tiêu chảy, kiết lỵ ở trẻ. 

Quỳnh Trang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Rate this post

Viết một bình luận