Tổng hợp các bài văn mẫu và dàn ý cho đề bài nghị luận về cho và nhận. Giúp các bạn học sinh có thêm nguồn tài liệu tham khảo.
Bài viết liên quan
Dàn ý nghị luận về cho và nhận
Tổng hợp các dàn ý chi tiết và tổng hợp cho đề bài nghị luận về cho và nhận. Việc lập dàn ý sẽ giúp cho bài viết logic hơn, tránh được tình trạng thiếu ý, lặp ý hoặc sai đề. Đây là một bước bắt buộc trong quá trình viết văn nghị luận xã hội nói riêng và các thể loại văn học khác nói chung.
Dàn ý nghị luận về cho và nhận – Mẫu 1
Mở bài
-
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận cho và nhận. Cho và nhận là truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay.
-
Chúng ta khi dành tất cả tình yêu thương cho một ai đó, ta sẽ rất hạnh phúc và sẽ hạnh phúc nhiều nhiều hơn nữa nếu ta đón nhận lại tình thương của người khác dành cho mình.
Trong cuộc sống hãy đến với nhau bằng tình người
Thân bài
#1. Giải thích khái niệm cho và nhận.
-
Cho là cho đi những yêu thương, sẵn sàng có thể giúp đỡ những người khó khăn, hoạn nạn xuất phát tận đáy lòng.
-
Nhận là được đáp trả lại tử những gì mình cho đi và không tư lợi, vụ lợi cho riêng mình. Khi chúng ta cho đi yêu thương thì chúng ta sẽ được nhận lại niềm vui từ trong tâm hồn của mình. Cho và nhận có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau.
#2. Biểu hiện
-
Cho đi những vật chất, tiền bạc, công sức của mình để ủng hộ từ thiện, quyên góp ủng hộ những người có hoàn cảnh khó khăn, khổ cực.
-
Khi cho đi thể hiện qua các hành động giúp đỡ, sẻ chia, đồng cảm, cùng cảm thông với những nỗi đau, mất mát với người khác
-
Cho đi và nhận lại xuất phát từ tận đáy lòng, bằng cả tấm chân tình, biết y
êu thương mọi người.
-
Khi cho đi cũng là lúc chúng ta được nhận lại những điều tốt đẹp ngoài mong đợi. Bởi lẽ, k
hi chúng ta cho đi, chúng ta không nghĩ rằng mình cho đi như thế để tìm niềm vui và hạnh phúc, nhưng niềm vui và hạnh phúc vẫn đến với mình, không tìm cầu cũng tự nhiên đến.
-
Điều chúng ta nhận lại có thể là một lời cảm ơn chân thành, một nụ cười, một cử chỉ ấm áp khiến chúng ta vui lòng.
-
K
hi chúng ta cho đi những điều tốt đẹp, thì chắc chắn ta sẽ nhận được sự bình yên trong tâm hồn.
-
Chúng ta nên hiểu rằng khi cho đi đừng nên toan tính, vụ lợi cá nhân, có lợi cho mình mới cho, cho để tính toán thiệt hơn, bởi càng toan tính càng cảm thấy bản thân mình không thoải mái, lúc nào cũng lo lắng, tâm hồn bất an.
#3. Ý nghĩa cho và nhận
-
Cho và nhận là điều đương nhiên. Hay nói cách khác có cho đi thì mới mong nhận lại. Trong thực tế xã hội bây giờ vấn đề này được mọi người nhận thức và phân định rõ ràng không cho đi thì không thể nào nhận được.
-
Dẫn dắt đúng như câu: “Sống đừng giữ cho riêng mình, hãy biết cho đi rồi sẽ nhận được nhiều hơn thế”
-
Sống biết cho và nhận được sự ca ngợi và ngưỡng mộ, nhận sự tin yêu của mọi người. Qua đó ta thấy được tinh thần ta biết sống vì người khác, biết yêu thương sẽ chia và đùm bọc lẫn nhau
-
Cho đi dù là vật chất, tiền bạc hay đơn giản là tấm lòng, tấm lòng nhân ái, yêu thương, biết sẻ chia, giúp đỡ những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đó là điều hạnh phúc nhất rồi. Chỉ bằng những hành động nhỏ đơn giản không cần vật chất cao sang cũng đủ góp phần tạo nên một cuộc sống ấm áp tình người
-
Xã hội càng phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính vì thề, đời sống tinh thần, vật chất của mọi người ngày càng được nâng cao. Khi đó lối sống biết cho đi và nhận lại càng phải được đề cao.
-
Mỗi cá nhân phải tự ý thức, tự giác chăm chỉ học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ, trau dồi tri thức, không ngừng sáng tạo, nghiên cứu vận dụng vào thực tiễn.
-
Có như vậy, bằng tài năng của tuổi trẻ, khát vọng làm giàu bản thân và sự nhiệt huyết trong công cuộc đổi mới đất nước thì khi đó mới góp phần xây dựng nước nhà phát triển giàu mạnh và tiến bộ được.
-
Khi đó, cái mà ta cho cũng là cái ta nhận. Trong cuộc sống, nếu chỉ cho mà không nhận thì khó duy trì lâu dài, nhưng nếu như cho và lại đòi hỏi được đền đáp thì sự cho mất đi giá trị đích thực của nó.
#4. Mở rộng vấn đề
-
Cho và nhận phê phán: Những người có đức tính tham lam, ích kỷ chỉ biết vụ lợi cá nhân, vô lương tâm sống tàn nhẫn với người khác, hèn hạ khi sống chỉ biết nhận không công, muốn vay mà không muốn trả, không muốn cho đi
-
Phê phán, lên án một số thanh thiếu niên trẻ tuổi chỉ biết ăn bám, dựa dẫm vào cha mẹ, gia đình, người thân mà sống vô cảm, thờ ơ, sống ích kỷ không biết cố gắng để giúp đỡ, làm tròn đạo hiếu với cha mẹ.
#5. Bài học nhận thức và hành động
-
Cuộc sống của mỗi người sẽ trở nên tầm thường nếu chỉ biết nhận mà không biết cho.
-
Sống hãy đừng chỉ biết nhận lấy, mà còn học cách cho đi.
Kết bài
-
Kết luận vấn đề nghị luận và nêu cảm nhận về sự cho và nhận
-
Bạn hãy mở rộng tấm lòng mình ra nhé! Cùng chia sẻ, cùng cho đi những điều tốt đẹp để được nhận lại những niềm vui trong tâm hồn, niềm hạnh phúc trong đời sống. Cho đi cũng là biểu hiện của cách sống đẹp. Để làm nên sức mạnh duy trì cuộc sống.
-
Hãy nhớ rằng khi mở rộng lòng nhân ái, biết yêu thương, sẻ chia, tự mình cảm nhận những điều tốt đẹp, nghĩa cử cao đẹp trong cuộc sống sẽ mang lại cho tâm hồn mình thanh thản, an nhiên hơn. Hãy yêu thương nhiều hơn, chia sẻ nhiều hơn để xã hội càng văn minh, để cái nắm tay giữa con người với con người thêm ấm áp.
Dàn ý nghị luận về cho và nhận – Mẫu 2
Mở bài
-
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận về “cho” và “nhận”
Thân bài
#1. Giải thích
Hiểu như thế nào là “cho” và “nhận”
-
“Cho” là sự chia sẻ, ban tặng xuất phát từ tấm lòng và trái tim của một người, dù nó chỉ là những thứ nhỏ bé không đáng nhưng đó là cả một tấm lòng đáng quý
-
“Nhận” là sự tiếp nhận, nhận lấy sự giúp đỡ và chia sẻ của người khác.
#2. Biểu hiện
-
Việc cho và nhận giống như gieo nhân nào thì gặp quả ấy. Cho bằng cả tấm lòng thì nhận lại tình yêu thương và ngược lại
-
Lên án những hành vi cho nhưng lại tính toán so đo, hay chỉ vì danh tiếng,…
-
Cách cho và nhận sao cho mọi cảm nhận được sự chân thành và ấm áp
-
Một câu chuyện nói lên việc cho và nhận
-
Truyền thống “cho” và “nhận” của ông bà ta từ lâu đời. Và thời nay mỗi khi đồng bào ta gặp khó khăn về thiên tai, dịch bệnh, bão lũ đều có các đoàn cứu trợ, từ thiện giúp đỡ
#3. Ý nghĩa
-
Cho và nhận giúp tinh thân dân tộc ta đoàn kết hơn
-
Giúp ta học được cách yêu thương, nhân ái và vị tha
Kết bài
-
Khẳng định và nhấn mạnh tầm quan trọng của “cho” và “nhận”
Dàn ý nghị luận về cho và nhận – Mẫu 3
Mở bài
-
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Lối sống cho và nhận.
Thân bài
#1. Giải thích
-
Cho: Giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn, vất vả với người khác cả về vật chất và tinh thần, mang tính tự chủ, tự nguyện sẵn lòng, không đòi hỏi gì.
-
Nhận: Đón nhận sự giúp đỡ về vật chất hoặc tinh thần, cuộc sống có lúc này lúc kia, còn nhiều người bất hạnh nên rất cần những tấm lòng yêu thương, đùm bọc.
-
Cho và nhận có mối quan hệ hỗ trợ, bổ sung lẫn nhau.
#2. Biểu hiện
-
Sống cho: Không cần phải báo đáp, đền ơn, giúp đỡ toàn tâm không nghĩ ngợi chần chừ, biết hy sinh lợi ích bản thân.
-
Dẫn chứng: Câu chuyện về người ăn xin, bé Hải An hiến giác mạc, các chú bộ đội y bác sĩ trong dịch bệnh Covid.
-
Sống nhận: Lúc nhỏ được ông bà cha mẹ yêu thương chăm sóc, được sống trong tình thân bạn bè, sự dạy dỗ của thầy cô, cuộc sống cho nhiều cơ hội, trải nghiệm, sự trưởng thành, niềm vui, những bài học kinh nghiệm sống quý báu từ mọi người, nhận được sự giúp đỡ lúc khó khăn hoạn nạn.
-
Sống là cho đi đâu chỉ nhận cho riêng mình.
#3. Ý nghĩa
-
Là lối sống văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
-
Giúp gắn kết mọi người, rèn luyện sự vị tha, lòng nhân ái, sự yêu thương con người.
-
Tâm hồn thanh thản, bình yên vui vẻ, được mọi người yêu mến.
#4. Bình luận
-
Phê phán những người ích kỉ, hẹp hòi chỉ biết đến lợi ích bản thân của mình.
-
Tham lam chỉ muốn nhận mà không muốn cho đi những con người như vậy chúng ta cần nên tránh xa.
#5. Bài học cá nhân về cho và nhận
-
Cần biết dung hòa, cân bằng giữa cho đi và nhận lại.
-
Rèn luyện bản thân hằng ngày để hình thành đức tính tốt đẹp này.
-
Biết hòa hợp giữa lợi ích tập thể và cá nhân.
-
Biết cho đi bất cứ khi nào cần thiết để lại những phần thưởng xứng đáng.
-
Biết cảm ơn, trân trọng, giữ gìn khi được người khác giúp đỡ tương trợ.
Kết bài
-
Khẳng định lại giá trị của cách sống cho và nhận.
-
Nên tu dưỡng, rèn luyện.
Các bài văn nghị luận về cho và nhận
Nghị luận về cho và nhận – Mẫu 1
Chúng ta khi dành tất cả tình yêu thương cho một ai đó, ta sẽ rất hạnh phúc và sẽ hạnh phúc nhiều nhiều hơn nữa nếu ta đón nhận lại tình thương của người khác dành cho mình. Cho và nhận là truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay. Trong cuộc sống hãy đến với nhau bằng tình người. Chắc hẳn ai cũng từng đặt cho mình câu hỏi làm thế nào để hạnh phúc. Mỗi chúng ta hãy gieo cho mình thật nhiều “hạt giống” yêu thương, chia sẻ. Để gặt hái trái ngọt hạnh phúc cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Bởi phàm là người trần chúng ta gieo nhân nào gặt quả nấy đó là quy luật cuộc đời. Không phải ngẫu nhiên cuộc sống có sự cho đi nhận lại, vì cuộc sống luôn có quy luật của nó, cho nhận là mối quan hệ mật thiết bổ sung cho nhau.
Trong cuộc sống chẳng ai cho mình kế hoạch, mục tiêu và những lo toan của cuộc sống vất vả hằng ngày mà đôi khi con người ta quên để tâm tới những sự vật, sự việc đang xảy ra xung quanh ta. Cuộc đời vội vã, đầy khó khăn của cuộc sống mà nhiều người đã dần quên đi tình yêu thương con người, biết cảm thông chia sẻ với những nỗi đau, mất mát của người khác. Cuộc sống đâu phải trải sẵn con đường nhuộm màu hồng, đâu phải ai sinh ra cũng sống trong gia đình giàu sang, sa hoa, gia đình đầy đủ vật chất, hạnh phúc trọn vẹn. Mà bên cạnh đó tồn tại những mảnh đời bất hạnh, chịu nhiều đau thương. Vậy nên, chúng ta hãy biết trao đi yêu thương, sẵn sàng sẻ chia, giúp đỡ, đùm bọc lấy họ để họ dễ dàng vượt qua mọi thử thách của cuộc đời. Đó cũng chính gọi là sự cho đi và nhận lại. Khái niệm cho đi và nhận lại chúng ta hãy hiểu rồi cùng nhau thực hiện nó bằng hành động thực tế trong cuộc sống.
Cho là cho đi những yêu thương, sẵn sàng có thể giúp đỡ những người khó khăn, hoạn nạn xuất phát tận đáy lòng, từ tấm lòng nhân ái, bao dung của mỗi người. Nhận là được đáp trả lại từ những gì mình cho đi và không tư lợi, vụ lợi cho riêng mình. Khi chúng ta cho đi yêu thương thì chúng ta sẽ được lại niềm vui từ trong tâm hồn của mình.
Cho và nhận là hai khái niệm tưởng chừng đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu và dễ dàng thực hiện nhưng đâu phải ai cũng áp dụng nó một cách hoàn hảo, áp dụng thực tế trong cuộc sống. Đúng vậy, sống biết yêu thương thì mang lại màu sắc cho cuộc sống tốt đẹp và tràn ngập ấm áp tình thương hơn. Hãy nhớ rằng khi cho đi sẽ nhận lại những điều tốt đẹp hơn thế nữa, sự cho đi mà không cần quan tâm đến lợi ích cá nhân. Thay vào đó cố gắng sống vì sự tốt đẹp cho người khác bằng hành động, cử chỉ, cách ứng xử không chỉ bằng lời nói suông, nói và làm phải đi đôi với nhau, cho và nhận có mối quan hệ mật thiết, bổ sung cho nhau.
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng nghe qua câu nói “ Cho đi là hạnh phúc” nhưng thực hiện được điều đó đâu có dễ dàng. Bạn biết đó hạnh phúc và những điều tốt đẹp mà bạn nhận được chỉ khi bạn cho đi mà không bao giờ nghĩ đến lợi ích của chính mình. Sống vì người khác, không ích kỷ, không quá chú trọng đến cái lợi của bản thân mà biết cảm thông, sẻ chia với người khác.
Cho không nghĩa là cho đi những vật chất, tiền bạc mà cho đi đôi khi chỉ là lời hỏi han, lời động viên lúc người khác gặp khó khăn, lúc họ yếu lòng nhất thì mình sẽ góp phần tạo thêm sức mạnh về tinh thần để giúp họ giữ vững niềm tin, có thêm nghị lực vượt qua trở ngại của cuộc đời. Hay khi ai đó bị xa cơ, thất thế thì lúc đó ta sẵn sàng ra tay giúp đỡ họ khi họ khó khăn nhất thì họ sẽ trân trọng và biết ơn bạn. Sự giúp đỡ là tiền bạc vật chất hay chỉ là những hành động hỏi thăm, động viên, khích lệ thì chúng ta sẽ cảm nhận được niềm hạnh phúc tràn ngập từ trong sâu thẳm tâm hồn, trong trái tim mình, hạnh phúc đơn giản lắm đến từ chính nghĩa cử cao đẹp của bạn. Khi ai đó gặp khó khăn ta không thờ ơ bỏ mặc mà sẵn sàng ra tay giúp đỡ là điều tuyệt vời nhất.
Khi người khác có tâm sự, nỗi buồn, bạn luôn là người lắng nghe và luôn sẵn sàng sẻ chia, an ủi. Hoặc khi người khác hạnh phúc, có niềm vui chúng ta cùng chia sẻ niềm vui đó luôn luôn mỉm cười, vui vẻ, hòa nhập với niềm hạnh phúc của họ. Cho đi những vật chất, tiền bạc, công sức của mình để ủng hộ từ thiện, quyên góp ủng hộ những người có hoàn cảnh khó khăn, khổ cực. Mọi thứ ta đều có thể cho đi, chỉ cần cái tâm luôn rộng mở. Hành động cho đi không phải được đo lường bằng số lượng vật chất mà nó thể hiện từ tấm lòng và tình thương xuất phát từ tâm ý của mỗi người. Không cần phải là người giàu mới có thể cho đi. Bởi cho đi không nhất thiết phải là vật chất. Có vô vàn cách thức để cho đi, từ những thứ đơn giản nhất, có thể là tiền bạc, lời nói, ánh mắt, hành động, thời gian,…Người nghèo vẫn có thể cho đi bằng sự đồng cảm, chia sẻ với người cùng cảnh ngộ để giúp người khác vơi đi sự tủi thân, đau buồn. Không đủ khả năng vật chất để cứu giúp người có hoàn cảnh có khăn thì có thể kêu gọi sự ủng hộ, san sẻ từ những người xung quanh. Động viên, chia sẻ, nụ cười khích lệ, chia vui, hay đơn giản chỉ là dành một chút thời gian để lắng nghe lời tâm sự của một người nào đó, cũng là cho đi vậy.
Khi cho đi thể hiện qua các hành động giúp đỡ, sẻ chia, đồng cảm, cùng cảm thông với những nỗi đau, mất mát với người khác. Cho đi và nhận lại xuất phát tận đáy lòng, bằng cả tấm chân tình, biết yêu thương mọi người. Khi cho đi cũng là lúc chúng ta được nhận lại những điều tốt đẹp ngoài mong đợi . Bởi lẽ, khi chúng ta cho đi, chúng ta không nghĩ rằng mình cho đi như thế để tìm niềm vui và hạnh phúc, nhưng niềm vui và hạnh phúc vẫn đến với mình, không tìm cầu cũng tự nhiên đến. Điều chúng ta nhận lại có thể là một lời cảm ơn chân thành, một nụ cười, một cử chỉ ấm áp khiến chúng ta vui lòng. Khi chúng ta cho đi những điều tốt đẹp, thì chắc chắn ta sẽ nhận được sự bình yên trong tâm hồn. Chúng ta nên hiểu rằng khi cho đi đừng nên toan tính, vụ lợi cá nhân, có lợi cho mình mới cho, cho để tính toán thiệt hơn, bởi càng toan tính càng cảm thấy bản thân mình không thoải mái, lúc nào cũng lo lắng, tâm hồn bất an. Chúng ta hãy sống vì mọi người để góp phần tạo nên một cuộc sống tràn ngập tình thương yêu.
Tại sao lại phải cho đi? Ý nghĩa của việc cho đi là gì? Cho và nhận là điều đương nhiên. Hay nói cách khác có cho đi thì mới mong nhận lại. Trong thực tế xã hội bây giờ vấn đề này được mọi người nhận thức và phân định rõ ràng không cho đi thì không thể nào nhận được. Đúng như câu: “Sống đừng giữ cho riêng mình, hãy biết cho đi rồi sẽ nhận được nhiều hơn thế”. Sống biết cho và nhận được sự ca ngợi và ngưỡng mộ, nhận sự tin yêu của mọi người. Qua đó ta thấy được tinh thần ta biết sống vì người khác, biết yêu thương sẽ chia và đùm bọc lẫn nhau. Cho đi dù là vật chất, tiền bạc hay đơn giản là tấm lòng, tấm lòng nhân ái, yêu thương, biết sẻ chia, giúp đỡ những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đó là điều hạnh phúc nhất rồi. Chỉ bằng những hành động nhỏ đơn giản không cần vật chất cao sang cũng đủ góp phần tạo nên một cuộc sống ấm áp tình người. Xã hội càng phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính vì thề, đời sống tinh thần, vật chất của mọi người ngày càng được nâng cao. Khi đó lối sống biết cho đi và nhận lại càng phải được đề cao. Mỗi cá nhân phải tự ý thức, tự giác chăm chỉ học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ, trau dồi tri thức, không ngừng sáng tạo, nghiên cứu vận dụng vào thực tiễn. Có như vậy, bằng tài năng của tuổi trẻ, khát vọng làm giàu bản thân và sự nhiệt huyết trong công cuộc đổi mới đất nước thì khi đó mới góp phần xây dựng nước nhà phát triển giàu mạnh và tiến bộ được. Khi đó, cái mà ta cho cũng là cái ta nhận. Trong cuộc sống, nếu chỉ cho mà không nhận thì khó duy trì lâu dài, nhưng nếu như cho và lại đòi hỏi được đền đáp thì sự cho mất đi giá trị đích thực của nó.
Bên cạnh những hành động đẹp về sự cho đi và nhận lại. Nhưng song song đó tồn tại không ít những người có lối sống đi ngược lại với điều đó. Xã hội ngày càng phát triển ở tầm cao mới, cùng với sự xuất hiện của máy móc, công nghệ hiện đại. Chính vì thế mà nhiều bạn trẻ đã bị cuốn theo guồng quay của cuộc sống hiện đại, vật chất đã dần biến trở thành những cỗ máy di động, những con người vô cảm, dửng dưng với nhau. Con người ta trở nên ích kỷ chỉ muốn nhận hết những điều hay điều tốt đẹp về mình mà không muốn cho đi. Xã hội còn tồn tại vô số người có đức tính tham lam, ích kỷ vì lợi ích cá nhân vô lương tâm sống tàn nhẫn với người khác và hèn hạ, sống chỉ biết nhận không công, muốn vay mà không muốn trả, không muốn cho đi. Chúng ta cần phải lên án, phê phán một số thanh thiếu niên trẻ tuổi chỉ biết ăn bám, dựa dẫm vào cha mẹ, gia đình, người thân mà sống vô cảm, thờ ơ, sống ích kỷ không biết cố gắng để giúp đỡ, làm tròn đạo hiếu với cha mẹ. “Cho” và “nhận” giống như cặp phạm trù “nhân” và “quả”. Trên đời này, luôn có luật nhân quả, gieo gió ắt gặt bão, gieo nhân lành ắt hái được trái ngọt. Bạn cho đi thứ gì, bạn sẽ nhận lại được như thế, hoặc nhiều hơn thế nữa.
Mỗi chúng ta không ai dám tự tin và khẳng định là mình hoàn hảo và hoàn thiện về mọi mặt mà không có khuyết điểm của bản thân cả. Vấn đề quan trọng là ta biết sống như thế nào để xứng đáng với bản chất lương thiện thực sự có trong con người mỗi chúng ta, sống không hổ thẹn với lương tâm, đạo đức của mình. Sự cho đi và nhận lại cần phải đặt đúng chỗ. Thực vậy, “Biết cho đi là điều đáng quý, nhưng biết cách nhận về cũng là một nghệ thuật”. Giống như dòng sông sẽ không thể tồn tại nếu chỉ biết cho đi hoặc chỉ biết nhận về. Con người chúng ta cần phải biết cân bằng việc cho đi và nhận lại, dùng trái tim ấm áp và cả tấm lòng yêu thương của mình cho đi, thì như vậy chắc chắn một điều rằng bạn sẽ nhận lại một cách chân thành và nhiều điều tốt đẹp của người khác dành cho mình. Cuộc sống của mỗi người sẽ trở nên tầm thường nếu chỉ biết nhận mà không biết cho. Vì thế, sống, hãy đừng chỉ biết nhận lấy, mà còn học cách cho đi.
Bạn hãy mở rộng tấm lòng mình ra nhé! Cuộc sống này tươi đẹp biết bao nếu như tất cả chúng ta đều biết sẻ chia, biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Mỗi chúng ta nên ý thức và cảm nhận được tình yêu thương ấm áp để cùng nhau cố gắng tạo nên một xã hội ấm áp tình người, đầy lòng nhân ái để được nhận lại những niềm vui trong tâm hồn, niềm hạnh phúc trong cuộc sống. Cho đi cũng là biểu hiện của cách sống đẹp, góp phần tạo nên sức mạnh duy trì cuộc sống. Hãy nhớ rằng khi mở rộng lòng nhân ái, biết yêu thương, sẻ chia, tự mình cảm nhận những điều tốt đẹp, nghĩa cử cao đẹp trong cuộc sống sẽ mang lại cho tâm hồn mình thanh thản, an nhiên hơn. Hãy yêu thương nhiều hơn, chia sẻ nhiều hơn, sẵn sàng ra tay giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn để xã hội tràn ngập tình yêu thương góp phần xây dựng đất nước phát triển, giàu mạnh.
Nguồn: VerbaLearn.com
Nghị luận về cho và nhận – Mẫu 2
Mỗi chúng ta từ lúc sinh ra đến khi trưởng thành đều trải qua các giai đoạn thăng trầm trong cuộc sống, trong những giai đoạn đó lại có vô vàn bài học để ta đúc kết ra những kinh nghiệm quý báu. Và trong những kinh nghiệm quý giá đó không thể không có những bài học về cách cho và cách nhận. Tôi đã từng đọc được câu nói của cựu thủ tướng Vương Quốc Anh Winston Churchill rằng: “Chúng ta tồn tại những gì ta nhận nhưng chúng ta sống nhờ những gì cho đi” đúng vậy cho và nhận chính là nguồn sống cốt lõi của tình người. Nó là thứ gắng kết tất cả mọi người lại với nhau. Thiếu nó chắc chắn cuộc sống này sẽ trở nên vô vị lắm nhỉ.
Vậy nên trước hết ta cần phải hiểu như thế nào là cho và như thế nào là nhận? “cho” chính là sự chia sẻ, ban tặng xuất phát từ tấm lòng và trái tim của một người, dù nó chỉ là những thứ nhỏ bé không đáng nhưng đó là cả một tấm lòng đáng quý. Còn “nhận” chính là sự tiếp nhận, nhận lấy sự giúp đỡ và chia sẻ của người khác. Cho và nhận là hai khái niệm đều mang tính tự nguyện, không bắt buộc, tất cả đều xuất phát từ tấm lòng. Ý nghĩa của việc cho và nhận cũng giống như phạm trù nhân quả vậy, người xưa từng có câu gieo nhân nào thì gặt quả ấy, chúng ta sống là phải biết cho đi, mặc dù cho đi chưa chắc gì chúng ta sẽ nhận lại những gì chúng ta mong muốn, nhưng khi ta cho bằng cả tấm lòng thì đó là lúc chúng ta đã nhận lại sự thanh thản, sự vui vẻ khi ta giúp đỡ một ai đó.
Cho và nhận nghe có vẻ đơn giản nhưng khi bạn đem ra so sánh và để cân bằng được hai khái niệm này thì lại không hề dễ dàng chút nào. Bạn có thể cho đi mà không nhận lại không? Hay bạn luôn nghĩ rằng cho đi sẽ nhận lại gấp đôi? Vậy mới nói để mà cho ai đó một thứ gì to lớn là không hề dễ dàng, bởi nhiều người thậm chí trước khi cho ai đó họ còn phải cân đo đong đếm rằng họ cho liệu nó có mang lại lợi ích gì cho họ hay không. Chỉ cần bạn có một chút nhen nhóm lòng tham thôi cũng khiến cách cho của bạn không còn ý nghĩa gì nữa. Thật vậy, nói ra thì có vẻ hơi ngượng ngạo nhưng trong cuộc sống này có muôn vàn câu chuyện như thế này xảy ra, thậm chí mục đích để họ “cho” một ai đó cũng chỉ là muốn bản thân mình được ca ngợi, tung hô chứ không hề có tình cảm nào trong món quà đó. Hay có những cách cho mà khiến nhiều người bức xúc và còn rất nhiều trường hợp như thế xảy ra. Hoặc ngược lại đối với việc nhận cũng thế, chúng ta phải luôn giữ phép lịch sự khi ai đó cho ta thứ gì đó, cũng như nên nói lời cảm ơn đối với họ, biết rằng những thứ đó ta không thích nhưng cũng nên vui vẻ, hoan hỉ khi được cho. Chỉ khi tất cả đều xuất phát từ một tấm lòng thì những thứ tốt đẹp ắt sẽ tự tìm đến chúng ta
Việc “cho” ở đây không nhất thiết phải là vật chất, có khi nó chỉ đơn giản là một lời nói, một lời hỏi thăm động viên, hay cổ vũ tinh thần cho ai đó khi họ gặp những điều muộn phiền, khó khăn trong cuộc sống. Và cũng có thể là một cái ôm để tiếp sức mạnh cho họ có thêm niềm tin, nghị lực để tiếp tục sống. Vì vậy, khi gặp ai đó trong hoàn cảnh cần được sự giúp đỡ, cần những lời động viên tích cực, bạn đừng từ chối mà hãy dang rộng vòng tay để tiếp sức cho họ, mặc dù chỉ là một hành động nhỏ bé, nhưng chắc chắn bạn sẽ cảm thấy mình rất có ích trên đời này. Hơn nữa, bạn sẽ cảm nhận được sự hạnh phúc và chính nó là một cây bút chì màu hồng được bạn tô thêm vào bức tranh của cuộc đời của mình. Và cứ thế mỗi ngày trôi qua “cho” đi chính là bạn đang nhận lại những cây bút chì màu hồng để điểm thêm vào bức tranh hạnh phúc của bạn trở nên đẹp và bắt mắt hơn.
Thậm chí “cho” và “nhận” còn là chủ đề trong những tác phẩm văn học nổi tiếng, những câu ca dao tục ngữ, hay những câu chuyện ngắn nhằm giúp cho người đọc hiểu hơn về việc cho và nhận. Và thông qua những câu chuyện đó ta có thể rút ra những bài học sâu sắc, đặc biệt là đối với thế hệ nhỏ tuổi rất cần được học hỏi cách cho và nhận để sau này chúng có thể giúp đỡ mọi người một cách chân thành nhất, không vụ lợi, tất cả đều cho đi dựa trên tình yêu thương ấm áp. Tôi từng đọc qua một câu chuyện ngắn kể rằng, có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu hét lớn: “Tôi ghét người”. Từ khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Lúc này cậu hoảng hốt chạy về sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được từ trong rừng lại có người ghét cậu. Người mẹ liền nắm tay đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: Giờ thì con hãy hét thật to: “Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại “Tôi yêu người”. Và người mẹ liền giải thích cho con hiểu “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì con sẽ nhận lại điều đó. Ai gieo gió thì gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”. Thật ra, qua câu chuyện ta có thể thấy rằng ta cho bao nhiêu ta sẽ nhận bấy nhiêu. Người xấu làm việc xấu ắt sẽ bị trừng phạt, còn người tốt làm việc tốt tự khắc may mắn sẽ tới. Chúng ta đang cùng sống trong một vũ trụ, hà cớ gì cứ phải giữ khăng khăng cho riêng mình. Thay vào đó là sự chia sẻ, quan tâm với nhau để ta không cảm thấy bị cô đơn, lạc lõng.
“Cho” và “nhận” vốn dĩ là đức tính lâu đời của ông cha ta ngày xưa, nó được truyền đến đời nay và hiện tại ta có thể nhìn thấy rõ những ví dụ điển hình nói lên một dân tộc Việt Nam với tinh thần đoàn kết, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau mỗi khi gặp khó khăn, hoạn nạn. Chẳng hạn như những lúc bão lũ, thiên tai, dịch bệnh có những đoàn cứu trợ, tình nguyện đến để phân phát những thùng mì, những bao gạo hay những chai mắm kèm với những lời động viên, cổ vũ, khích lệ tinh thần bà con. Chỉ bấy nhiêu đó thôi cũng đủ thấy ấm áp và tinh thần đoàn kết của nhân dân ta. Nhưng đổi lại họ nhận những lời cảm ơn, những cái bắt tay, những cái ôm thấm đậm tình yêu thương đáng quý. Đúng vậy “cho” và “nhận” giúp mọi người gắn kết lại với nhau hơn, chỉ khi chúng ta cùng nhau chung tay xây dựng thì đất nước sẽ ngày càng phát triển, cuộc sống cơm áo gạo tiền sẽ đỡ áp lực hơn. Cho và nhận còn giúp ta học được cách biết yêu thương đồng loại, sống nhân ái và vị tha hơn.
Vì vậy, trong cuộc sống này không phải ai sinh ra cũng đều may mắn có tất cả. Nên nếu chúng ta cảm thấy mình đang có cuộc sống đầy đủ hơn người khác thì hãy nên chia sẻ và quan tâm tới họ, bởi đời người ngắn ngủi lắm, nếu cho được ai thì hãy giúp họ bằng cả tấm lòng. Cũng như nếu nhận điều gì đó từ người khác thì đừng ngần ngại nói lời cảm ơn chân thành nhé. Hạnh phúc là do bạn tự tạo ra bởi những điều nhỏ bé như thế thôi đấy.
Nguồn: VerbaLearn.com
Nghị luận về cho và nhận – Mẫu 3
Hạnh phúc, thành công là điều mà tất cả mọi người đều mong muốn. Có rất nhiều cách để hạnh phúc và mỗi người sẽ có một cách cho riêng mình. Bí quyết ở đây là gì? Đó là khi bạn biết cho đi, biết giúp đỡ người khác và đôi khi còn là lúc bạn nhận được nhiều giá trị tốt đẹp trong cuộc sống. Cho và nhận là cả một nghệ thuật khi cho đi một, bạn sẽ nhận về gấp nhiều lần.
Để hiểu hơn về hai khái niệm trên có một câu chuyện của tác giả Tuốc – ghê – nhép rất hay như thế này. Có một lão ăn xin đã già, đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt giàn giụa, quần áo tả tơi xin một người qua đường. Người đó lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn giấy. Ông vẫn đợi, chẳng có gì hết ngoài một bàn tay run run đã nắm chặt bàn tay run rẩy của ông và nói: “Xin ông đừng giận cháu!Cháu không có gì cho ông cả”. Nhưng ông nở nụ cười: “Cháu ơi, cảm ơn cháu!Như vậy là cháu đã cho lão nhiều rồi ” khi ấy, cả người kia nữa cũng vừa nhận được cái gì đó của ông. Bạn nghĩ cái cả hai nhân vật này cho đi và nhận được là gì? Đó chính là hơi ấm của tình người. Vậy đấy cho đi chính là giúp đỡ người khác, chia sẻ những khó khăn vất vả với ai đó bằng cả tấm lòng chân thành, rộng mở có thể là về vật chất của cải, tiền bạc,…mà còn về mặt tinh thần như tình cảm, thái độ,… nhằm thể hiện sự tương trợ, đùm bọc, yêu thương, giữa người với người. Những hành động cho đi mang tính tự chủ, tự nguyện, sẵn lòng vì người khác, thể hiện lối sống nhân đạo, nghĩa tình, lá lành đùm lá rách và ý thức sống có trách nhiệm. Giúp cho tâm hồn chúng ta hạnh phúc, yêu đời hơn, hoàn thiện nhân phẩm đạo đức, biết sống có ý nghĩa. Nếu cho có nghĩa là trao đi những gì mình đang có, không đòi hỏi ai đền đáp ghi nhận nào thì nhận chính là nhận lấy, tiếp nhận, chấp nhận một sự giúp đỡ có giá trị về vật chất hoặc tinh thần. Cuộc sống cũng giống như một ngọn núi có lúc dốc có lúc bằng phẳng khác nhau bởi vậy luôn cần đến những con người biết san sẽ biết cho đi và không nghĩ đến việc nhận lại, ngoài kia còn rất nhiều mảnh đời bất hạnh, họ cần lắm những ánh lửa chia sẻ từ chính chúng ta, đôi khi chỉ là cái nắm tay thật chặt, cái vỗ vai đầy ấm áp, lời an ủi động viên thôi cũng phần nào đã giúp đỡ họ rất nhiều. Cho và nhận có mối quan hệ tương trợ, bổ sung cho nhau. Nếu là người biết cho đi, bạn sẽ không bao giờ mong muốn được báo đáp, không đòi hỏi cần trả ơn. Có những người sẵn sàng giúp đỡ mà không bao giờ chờ ta nói lên lời cảm ơn, sẵn sàng hy sinh lợi ích của bản thân vì người khác, không toan tính vụ lợi, sẵn sàng trao đi yêu thương, san sẽ những gì mình đang có mà không cần đổi lấy gì cả. Đâu phải ai sinh ra cũng có được một cuộc sống giàu sang, một gia đình hạnh phúc trọn vẹn, một cơ thể kiện toàn mà còn có rất nhiều hoàn cảnh đau thương cần chúng ta cho đi sự giúp đỡ, yêu thương của mình. Ai cũng có thể nói những ai biết cho đi sẽ sống tốt đẹp ý nghĩa hơn hay là “cho đi là hạnh phúc hơn nhận về” nhưng tự bản thân mỗi người ta đã làm được gì. Ngoài những lời đang nói, cho nên giữa nói và làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thực sự đến khi bạn cho mà không nghĩ ngợi, chần chừ bất cứ điều gì. Dẫu biết rằng đâu phải ai cũng dễ dàng có thể sống quên mình vì người khác, xin đừng chú trọng những lợi ích nào mà mình sẽ có sau khi giúp xong người này, làm được việc kia, xin hãy sống vì mọi người bằng một cái tôi toàn tâm toàn ý, không ích kỷ để cuộc sống này không hề đơn điệu, lãng phí và để trái tim bạn hòa chung những nhịp đập yêu thương với mọi người. Bởi chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta nhận được nhiều nhất, ai đó đã từng nói: “Hạnh phúc là một cái gì đó rất kì lạ mà ta có thể nhận được khi đem nó cho người khác, mỗi người chúng ta hãy thử cho đi một cái gì đó để rồi biến niềm hạnh phúc của người khác thành niềm hạnh phúc của chính mình và để ý xem điều gì sẽ xảy đến”
“Nếu là con chim, chiếc lá
Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống tốt là đâu chỉ nhận cho riêng mình”
Xuất phát từ thông điệp cho đi là còn mãi, bé Hải An, em bé với một trái tim nhân hậu, khi biết về căn bệnh quái ác của mình, dù còn rất nhỏ em đã quyết định hiến giác mạc để đem đến sự sống cho những người may mắn khác, hành động nhân ái ấy đã trở thành nguồn động lực lớn lao, lan tỏa nhiều ý nghĩa. Hay trong đại dịch Covid đã có rất nhiều tấm gương biết cho đi với tất cả niềm yêu thương chân thành, đó chính là những chú bộ đội áo xanh dũng cảm kiên cường nhường lại chỗ ở của mình cho những người bệnh nhân cách ly còn họ thì dựng lều trong rừng ngủ, các y bác sĩ vội vàng ăn những gói mì không đủ chất, sẽ chia những chiếc bánh, thời gian của mình cho người khác, sự hy sinh thầm lặng ấy đã tạo nên những thành công, những kỳ tích của Việt Nam trong việc phòng chống dịch bệnh. Chúng ta cần phải sống sao cho mỗi ngày là những trải nghiệm để yêu thương chia sẻ đối với mọi người xung quanh, cuộc sống này sẽ tốt đẹp biết bao nếu như bạn biết sẵn sàng cho đi nhiều hơn. Nhiều người cho rằng việc hy sinh những lợi ích của cá nhân trong cuộc sống hàng ngày là điều không cần thiết nhưng bạn hãy thử nhìn lại xem, từ khi sinh ra ta đã được thừa hưởng, được nhận nhiều biết bao nhiêu. Lúc nhỏ, bạn đã nhận được sự yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng, chiều chuộng của ông bà cha mẹ, anh chị em, họ lo cho ta từng bữa cơm giấc ngủ, chỉ dạy ta nên người. Lớn lên được cắp sách tới trường học con chữ, ta lại nhận được sự yêu mến, giúp đỡ của bạn bè, sự dạy dỗ hết mình của thầy cô, đó đều là những hành trang không thể thiếu để vững bước vào đời. Ý nghĩa của cuộc sống nằm ở ngay trong giá trị bình thường quanh ta, đâu phải lúc nào bạn cũng vấp ngã, toàn là những rào cản mà còn là những cơ hội bất tận, là niềm vui, hạnh phúc, sự trưởng thành mà ta nhận lại được sau khi đối mặt và vượt qua được những khó khăn. Ít nhiều bạn cũng đã được lĩnh hội nhiều bài học đắt giá từ sự chỉ dạy, dẫn dắt của cấp trên, những người đi trước, những kinh nghiệm sống từ người bạn đồng nghiệp, thấy cảm kích biết ơn khi được người khác chìa tay ra giúp đỡ, hỗ trợ trong những lúc chông gai hoạn nạn, được hưởng một cuộc sống bình an ấm no, không chiến tranh…Có biết bao điều, bao sự chia ngọt sẻ bùi mà ta nhận được từ mọi người xung quanh, từ cuộc sống vậy sao lại không thử cho đi?
Cho và nhận là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người biết cách cân bằng chúng lại không nhiều. Những người cho đi nhiều thường rất chu đáo, tử tế đến mức phớt lờ đi lợi ích của mình, họ quan tâm những gì có thể mang lại cho người đối diện, nhưng đôi khi họ đem lòng tốt của mình đặt không đúng nơi, đúng chỗ, cho đi cũng cần sự khôn ngoan phù hợp tránh sự mù quáng sai lầm. Mặt khác, có một số người lại muốn nhận được nhiều hơn những gì mà họ đã cho đi, chỉ biết nghĩ đến mình muốn đánh bóng bản thân, sống ích kỷ hẹp hòi, không biết hy sinh, không chịu thừa nhận khi cho đi cũng là một trong cách để thành công. Bạn thân mến cuộc sống này không hề bất công chút nào, sự hy sinh và đền đáp là hai hai mảnh ghép luôn được dung hòa và cân bằng, những người chấp nhận việc cho đi thường sẽ nhận được những món quà ngọt ngào, những phần thưởng xứng đáng về sau.
Thật đáng quý cho những ai biết cho mà không cần nhớ đến và những ai biết nhận mà không hề quên. Xã hội cũng có những người này người kia, có những kẻ sống vị kỷ vô tâm nhưng cũng có những người sống quên mình vì người khác. Không ai là không nghĩ cho bản thân mình cả, còn tùy thuộc vào sự điều chỉnh, cách sống tốt đẹp, phù hợp mà mỗi người lựa chọn. Phải biết dung hòa giữa quyền lợi cá nhân và tập thể, phải biết chia sẻ để cuộc đời có ý nghĩa hơn, “cho” không có nghĩa là khi chúng ta đầy đủ hơn thì mới giúp đỡ người khác, đôi khi chỉ cần những lời nói ấm áp yêu thương, những hành động nhỏ nhất thôi cũng đủ tiếp thêm sức mạnh, niềm tin, nghị lực sống cho người khác. Nhiều khi, bạn cho đi nhiều điều rồi lại nhận lại được trái ngọt lúc nào không hay. “Có điều kỳ diệu xảy đến với những người thực sự biết yêu thương: họ càng cho nhiều, họ càng có nhiều”. Vậy đấy, hy sinh không bao giờ là thiệt cả, “cho khế nhận vàng”, đừng chỉ biết giữ cho riêng mình, yêu thương cho đi là còn mãi, một hành động nhỏ của sự cho đi cũng đủ khiến người ta ghi nhớ trọn đời. Đồng thời, đừng ngần ngại nói lời cảm ơn khi nhận được sự hỗ trợ, quan tâm từ người khác, biết sống đền ơn đáp nghĩa và trân trọng, giữ gìn những gì mình đã nhận được.
Cho và nhận đã trở thành truyền thống đạo đức tốt đẹp, nhân văn của dân tộc ta từ bao đời nay. Giúp con người gắn kết nhau nhiều hơn, sống vị tha, nhân ái và biết yêu thương nhiều hơn. Những người biết cho đi sẽ được yêu mến, quý trọng và nhận được nhiều giá trị hơn sự vui vẻ, hạnh phúc trong tâm hồn, vì cho và nhận như một vòng tuần hoàn luân chuyển, cứ cho đi sẽ nhận lại được những thứ khác. Cuộc sống mà có được nhiều cá nhân biết sống ý nghĩa như thế sẽ trở nên tốt đẹp, văn minh hơn biết bao.
Cho và nhận cuối cùng thực chất là những quy luật sống, là biết sống hy sinh và được đền đáp, cả người cho và người nhận đều có cho mình những giá trị tốt đẹp, ý nghĩa. Đặc biệt là người cho đi, họ có những góc nhìn và lý do của mình những điều họ nhận lại được dù là gì đi nữa cũng đều xứng đáng. Vì thế chúng ta nên tu dưỡng, rèn luyện lối sống nhân văn này các bạn nhé!
Nguồn: VerbaLearn.com