Khái niệm trào phúng – Cấu trúc của luận văn – 123docz.net

6. Cấu trúc của luận văn

1.1.1. Khái niệm trào phúng

Trào phúng là một thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong lĩnh vực

nghệ thuật. Xét từ góc độ từ nguyên học, theo Thiều Chửu trong Hán Việt tự
điển, “trào có nghĩa là đùa nghịch, giễu cợt” [8, tr.89], Phúng là lối “nói mát,

nói thác sang một chuyện khác mà khiến cho người tỉnh, biết đổi lỗi đi” [8,
tr.563]. Theo Hán Việt từ điển văn ngôn dẫn chứng của Nguyễn Tôn Nhan,

trào phúng là một từ ghép gồm hai yếu tố, trào “là chế nhạo”, phúng “là răn

bảo”. Trào phúng là “mỉa mai chế giễu một cách bóng bẩy”. [37, tr.752].

Trong tiếng Hán Việt, trào phúng là một thuật ngữ kép bao gồm trào tiếu
(cười nhạo, chế giễu) và phúng dụ (nói bóng gió, ám chỉ) hoặc phúng thích
(dùng lời bóng gió, châm chọc chê bai). Trong Từ điển thuật ngữ văn học, các

soạn giả đã giới thuyết khái niệm trào phúng với ý nghĩa như sau:

Một loại đặc biệt của sáng tác văn học đồng thời là một nguyên
tắc phản ánh nghệ thuật, trong đó các yếu tố của tiếng cười mỉa mai,
châm biếm, phóng đại, khoa trương, hài hước… được sử dụng để chế
nhạo, chỉ trích, tố cáo, phản kháng những cái tiêu cực, xấu xa, lỗi thời,
độc ác trong xã hội.[17, tr.363].

Với những cách định nghĩa trên, chúng ta có thể nhận thấy khái niệm
trào phúng luôn gắn liền với tiếng cười, khi dí dỏm, lúc hài hước, hoặc mỉa
mai, châm biếm. Và do đó, khi trở thành một công cụ nghệ thuật, tiếng cười

đã tạo nên những đóng góp lớn cho văn học trào phúng.

Nhìn từ góc độ chức năng, chúng ta có thể nhận thấy, trào là cười chế

giễu, phúng là dùng để cảm hoá. Trong lĩnh vực sáng tác văn học, chúng ta

nhận thấy khái niệm này xuất hiện trong các thuật ngữ như: tiểu thuyết trào

đó chính là những sáng tác viết ra để chế giễu, đả kích những thói hư, tật
xấu, những con người và sự việc tiêu cực bằng cách gây cho người đọc cái
cười mang tính chất chê bai, phê phán, răn bảo. Trong văn học cổ điển,
chúng ta có thể nhận thấy tinh thần trào phúng, bút pháp trào phúng hiện
diện trong rất nhiều tác phẩm thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, Truyện Kiều của

Nguyễn Du, thơ Hồ Xuân Hương… ở giai đoạn này, Nguyễn Khuyến và Tú
Xương nổi lên với tư cách là những tác gia có bút lực trào phúng mạnh mẽ,
sáng tác của các nhà thơ này đã đi sâu đả kích bọn thực dân, phong kiến,
phủ nhận xã hội đương thời.

Khi khảo sát về mảng văn học trào phúng cuối thế kỉ XIX từ góc nhìn
văn hoá, chúng tôi tán đồng cách nhận định của Vũ Ngọc Khánh trong công
trình Thơ văn trào phúng Việt Nam, ở mục Vấn đề biên soạn thơ văn trào
phúng Việt Nam. Nhà nghiên cứu cho rằng:

Chúng tôi hiểu hai chữ trào phúng ở đây theo một nghĩa tương
đối rộng rãi. Người ta thường nghĩ rằng trào phúng nhất thiết phải có
tiếng cười… Các nhà nghiên cứu lý luận cũng thường đòi hỏi văn trào
phúng phải biết phóng đại rất nhiều, phá vỡ các tỷ lệ hiện thực trong
đời sống để làm nên hình tượng hài hước hay châm biếm. Hình như
người ta đã thống nhất với nhau là văn trào phúng phải có những yếu
tố ước lệ gắn liền với kết cấu hình tượng châm biếm, mang tính hoạt
kê. Cho nên không phải bất kỳ yếu tố phê phán, tố cáo nào cũng có thể
coi là trào phúng, không phải bất kỳ nhân vật tiêu cực nào cũng có thể
coi là nhân vật trào phúng. Nói cách khác, không thể đồng nhất hoá
trào phúng, hài hước với thái độ phê phán đối với thực tế. Bản thân
trào phúng phải chứa đựng yếu tố hài. [22, tr.11]

Từ nhận định trên, chúng ta có thể nhận thấy, trào phúng là một khái
niệm rất rộng, phức tạp về mặt lý thuyết, khái niệm này rất khó định nghĩa, đã

có hàng trăm định nghĩa về cái hài tuy nhiên mỗi định nghĩa có hạn chế bởi
tính phiến diện của nó. Theo chúng tôi, hiểu một cách đơn giản nhất trào
phúng là nghệ thuật gây ra tiếng cười mang ý nghĩa phản ánh xã hội, tiếng
cười hài hước đó có tính chất mỉa mai, châm biếm sâu cay. Lấy tiếng cười

làm phương tiện để biểu hiện, phê phán một đối tượng nhất định. Đúng như
các soạn giả của Từ điển thuật ngữ văn học đã xác định:

Trong lĩnh vực văn học, trào phúng gắn liền với phạm trù mỹ
học cái hài với cái cung bậc hài hước,châm biếm đó là khái niệm bao
trùm lĩnh vực văn học tiếng cười [17, tr.246].

Chính những cung bậc, những tiếng cười từ hài hước đến mỉa mai
châm biếm, đả kích, bằng thủ pháp gây cười như phóng đại khoa trương…
được vận dụng một cách phổ biến trong tác phẩm trào phúng.

Rate this post

Viết một bình luận