Từ xưa đến nay, ẩm thực Trung Hoa luôn được biết đến với rất nhiều món ăn nổi tiếng. Hương vị món ăn Trung Hoa rất đa dạng, đủ cả chua cay ngọt bùi. Trong đó, phải kể đến các món ăn như há cảo, sủi cảo hay hoành thánh. Tuy nhiên, có nhiều người thường nhầm lẫn món ăn này. Vậy so sánh hoành thánh và sủi cảo khác nhau ở điểm nào? Cùng Gia Đức Trí Food tìm hiểu thông tin hữu ích dưới đây.
Hoành thánh
So sánh hoành thánh và sủi cảo có sự khác nhau rõ ràng. Đầu tiên, phải nói đến đó là hoành thánh. Đây là món ăn quen thuộc và phổ biến ở nước ta hiện nay, được du nhập từ Trung Quốc năm 1930. Món ăn này có nguồn gốc từ Quảng Đông, Trung Quốc. Bạn có thể tìm được chúng ở rất nhiều quán ăn nhỏ ven đường, quán hủ tiếu gõ cho đến các nhà hàng sang trọng.
Hình dạng của hoành thánh là dạng viên nhỏ, vừa ăn, bên ngoài được bao bọc bởi lớp vỏ màu vàng đẹp mắt. Phần vỏ được làm từ bột mỳ, bột gạo và trứng gà. Sau đó, đầu bếp sẽ cán chúng thành những miếng vuông nhỏ.
So sánh hoành thánh và sủi cảo
Nhân hoành thánh có thể làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau. Cụ thể như thịt băm, nấm, mộc nhĩ, hành tây, gia vị. Ngoài ra, có nhiều người thường biến tấu món ăn này với các loại nhân khác nhau cho bạn lựa chọn.
Nhiều bạn thường thắc mắc về cách gói hoành thánh. Nếu so sánh hoành thánh và sủi cảo thì cả hai cách gói khá giống nhau. Bạn có thể gấp 4 mép hoành thánh lại và tạo hình tuỳ theo ý muốn.
Hiện nay, vỏ hoành thánh được bán rộng rãi bên ngoài thị trường. Vì vậy, bạn có thể mua về và tự làm hoành thánh ngay tại nhà nếu không thể tự nhào bột. Nên ưu tiên lựa chọn loại vỏ bánh dai mềm để khi gói tránh bị rách. Bạn có thể chế biến hoành thánh với nhiều cách khác nhau như hấp, luộc, chiên,… Ngoài ra, bạn có thể bỏ thêm ít bột nghệ để vỏ bánh vàng hơn. Từ đó giúp cho món ăn trở nên hấp dẫn và đẹp mắt.
>>> Xem ngay: Vỏ Hoành Thánh 500 gram.
Sủi cảo
Sủi cảo là món ăn dễ nhầm lẫn với hoành thánh. Vì vậy, Trumpho đã làm một cuộc so sánh hoành thánh và sủi cảo. Món ăn này có lớp vỏ màu vàng khá giống như hoành thánh và tên gọi lại dễ nhầm với há cảo.
Nhân sủi cảo đa dạng hơn so với hoành thánh. Trong sủi cảo có tôm nguyên con lột vỏ, thịt băm, cải thảo. Khi ăn sủi cảo, bạn cảm nhận được rõ ràng hương vị của phần nhân riêng biệt. Nhân sủi cảo không bị trộn lẫn như hoành thánh.
Cách gói sủi cảo khá đơn giản và tương tự như hoành thánh. Bạn chỉ cần bỏ các nguyên liệu vào giữa vỏ bánh và ấn nhẹ để chúng có nếp gấp và kết dính với nhau. Chú ý để sủi cảo kết dính chắc mới bắt đầu chế biến tránh trường hợp sủi cảo bị rách.
Tương tự như hoành thánh, sủi cảo cũng được chế biến với nhiều cách khác nhau như luộc hoặc chiên. Khi ăn sủi cảo, người ta sẽ ăn cùng nước dùng giống như hoành thánh. Ăn như vậy giúp cho hương vị sủi cảo thơm ngon và hoà quyện hoàn hảo.
Sủi cảo thường có nhân tôm thịt
>>> Xem ngay: Mách bạn cách gói hoành thánh đẹp, đơn giản.
Phân biệt sủi cảo và hoành thánh
Khi so sánh hoành thánh và sủi cảo, người ta thường chú ý đến hình dáng và kích thước của chúng. Bạn có thể dễ dàng phân biệt bằng mắt nhìn.
Sủi cảo thường được gói với hình bán nguyệt, kích thước lớn nên dễ nhận biết. Ngược lại, hoành thánh được gói nhỏ hơn, có thể ăn cả miếng vừa mồm và được ưa chuộng là hoành thánh lá.
Người ta có thể biến tấu nhiều cách gói sủi cảo và hoành thánh khác nhau. Từ kiểu gói cổ điển cho đến các kiểu gói xoắn đều khá thịnh hành.
Để so sánh hoành thánh và sủi cảo, người ta còn dựa vào nhân bên trong. Hoành thánh nhân thịt xay và nấm mèo, còn sủi cảo sẽ luôn có tôm tươi cùng nhiều thành phần khác.
Sủi cảo và hoành thánh thường được bán chung với nhau. Ngày nay, người ta thường bán chung cả 2 loại để cho các thực khách có thể thử được trọn vẹn hương vị của món ăn truyền thống của Trung Quốc.
Tuỳ theo sở thích của mỗi người, bạn có thể lựa chọn ăn sủi cảo hoặc hoành thánh. Nhìn chung, cả 2 món ăn đều thơm ngon và đậm đà hương vị của Trung Hoa truyền thống cổ xưa.
Nhìn chung, cả hoành thánh và sủi cảo đều có hình thức, cách nấu khá giống nhau
>>> Xem ngay: Cách nấu nước lèo mì hoành thánh không cần xương đơn giản tại nhà.
Khi về Việt Nam, món ăn này đã có nhiều biến tấu khác nhau. Cho dù là nhân hoành thánh hay sủi cảo đều có sự biến đổi phù hợp với khẩu vị của thực khách Việt. Thậm chí ngay cả nước dùng, nước chấm hay cách ăn cũng có sự biến đổi tương ứng. Vì vậy, bạn hãy thử thưởng thức món ăn truyền thống Trung Hoa cổ xưa này đậm đà và chuẩn vị.
Trên đây, bạn đã biết cách so sánh hoành thánh và sủi cảo. Nhìn chung, 2 món ăn này khá giống nhau, với những người không sành ăn khó có thể phân biệt được sủi cảo và hoành thánh.