Học không giỏi có nên học đại học? Học kém có nên học nghề hay học đại học, cao đẳng?
“Nên học nghề hay học đại học?” Đó là một câu hỏi khó, mà đến nay không một ai, ngay cả những người đã từng trải qua vấn đề này cũng không thể đưa ra một câu trả lời hợp lý nhất. Blog Nuôi dạy trẻ sẽ giúp quý vị hiểu rõ hơn về học nghề hay học học đại học. Đâu mới là sự phù hợp nhất với bản thân mỗi người.
Kỳ tuyển sinh các trường nghề, đại học đang đến rất gần, chỉ còn vài ngày nữa thôi là các bạn học sinh phải đưa ra quyết định quan trong cho tương lai và sự nghiệp sau này. Vậy mà cho đến nay, nhiều bạn học sinh và cả các bậc phụ huynh vẫn chưa đưa ra được quyết định cuối cùng là: nên học nghề hay học đại học.
Trước mỗi kỳ tuyển sinh cao đẳng, đại học; các bạn học sinh luôn tự đặt ra hàng trăm câu hỏi như: nên học nghề hay học đại học, nên học cao đẳng hay học nghề? học không giỏi có nên học đại học không? học dốt có nên học đại học không? vừa học đại học vừa học nghề có được không? vẫn luôn thường trực trong tâm trí. Thấu hiểu được điều đó, ngay sau đây chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm lời giải đáp cho lần lượt từng câu hỏi nêu trên.
So sánh giữa học đại học và học nghề. Nên học đại học hay học nghề, nếu học lực trung bình (kém)?
Học đại học, cao đẳng
Ưu điểm khi học đại học, cao đẳng:
– Trung bình quãng thời gian học đại học sẽ dao động trong khoảng từ 4 năm đến 6 năm tùy thuộc vào từng lĩnh vực, chuyên ngành khác nhau; còn hệ cao đẳng sẽ kéo dài trong khoảng từ 2 năm đến 3 năm.
Trong khoảng thời gian đó, sinh viên được đào tạo rất nhiều kiến thức chuyên môn từ các giảng viên có trình độ cao, kinh nghiệm lâu năm. Từ những môn đại cương cơ bản đến những môn chuyên ngành chuyên sâu, các bạn sinh viên tự xây dựng cho mình một nền tảng kiến thức vững chãi
– Sinh viên đại học, cao đẳng có cơ hội tiếp cận với nhiều chương trình giáo dục quốc tế, có thể được đi du học nước ngoài thông qua các hình thức liên kết, trao đổi học sinh giữa các trường đại học trong nước với nhiều trường đại học quốc tế.
– Bên cạnh việc học kiến thức chuyên môn thì trong trường đại học, cao đẳng có nhiều câu lạc bộ và nhiều hoạt động rèn luyện các kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm, làm việc độc lập, lãnh đạo từ đó hình thành sự tự tin, tinh thần lạc quan, vui vẻ, sự chuyên nghiệp cho sinh viên.
– Từ đó có thể mở rộng được nhiều mối quan hệ khác nhau, ngoài kết bạn thì sinh viên còn học hỏi được nhiều kiến thức kinh nghiệm từ bạn bè, các anh chị khóa trên, các thầy cô giảng viên.
– Cơ hội việc làm cho sinh viên đại học các ngành vô cùng rộng mở, đa dạng, phong phú. Một số ngành nghề đòi hỏi chuyên môn cao đều yêu cầu nhân sự có bằng đại học, cao đẳng. Nhiều vị trí làm việc tại các công ty, doanh nghiệp bắt buộc phải tốt nghiệp đại học, cao đẳng.
– Mức lương, đãi ngộ cao và ổn định hơn. Với những bạn sinh viên có kết quả học tập cao, nắm vững kiến thức chuyên môn, kỹ năng được rèn luyện tốt chắc chắn sẽ nhận được mức lương cao cùng nhiều phần thưởng và phúc lợi khác.
Hạn chế khi học đại học, cao đẳng:
– Thời gian đào tạo khá dài, làm tốn nhiều thời gian học tập, nghiên cứu hơn so với các hệ hay cấp học khác, gây gò bó, sinh ra tâm lý chán trường cho sinh viên. Trong vòng 1 – 2 năm đầu, sinh viên các trường đại học chỉ được học các môn đại cương cơ bản. Đôi khi những môn học này không quá cần thiết và không áp dụng nhiều cho quá trình làm việc thực tế.
– Chương trình đào tạo quá nặng lý thuyết, nhàm chán, khô khan, ít kiến thức thực tiễn. Đa số thời gian chỉ học lý thuyết trên giảng đường, ít được thức hành, không được ứng dụng vào đời sống.
– Học phí học đại học, cao đẳng cao gấp nhiều lần so với học nghề, chưa kể chi phí sinh hoạt, đi lại cho những sinh viên ở xa. Nếu tính chi tiết thì số tiền đó là một con số khổng lồ. Khoản chi phí này có thể trở thành gánh nặng tài chính cho nhiều gia đình. Tuy nhiên hiện nay có nhiều ngành đại học, cao đẳng được miễn hoặc giảm học phí, ví dụ như ngành sư phạm.
– Bởi vì thiếu thông tin thực tế, không áp dụng được lý thuyết đã học vào công việc nên hiện nay nhiều sinh viên ra trường không tìm được công việc đúng chuyên ngành, phải làm nhiều nghề trái ngành.
Học nghề
Ưu điểm khi học nghề:
– Thời gian đào tạo, dạy nghề khá ngắn, trung bình từ vài tháng đến 1 – 2 năm tùy từng nghề mà bạn theo học. Nhiều người lựa chọn học nghề thay vì học đại học để nhanh chóng có thể ra trường, đi làm, tích lũy kinh nghiệm thay vì một khoảng thời gian dài gấp 2, gấp 3, kéo dài 4 – 5 năm.
– Học phí hay chi phí đào tạo thấp, không cao như học đại học. Như vậy là tiết kiệm được một khoản tài chính đáng kể cho gia đình và bản thân.
– Khi theo học nghề, các bạn học viên sẽ được dạy những kiến thức, kỹ năng cần thiết để đáp ứng công việc. Thường xuyên có những tiết học thực hành song song với những buổi học lý thuyết, được trực tiếp vận hành máy móc, thiết bị. Học nghề có tính thực tiễn khá cao, các bạn sinh viên dễ dàng và nhanh chóng tiếp thu, tạo cảm giác hứng thú, không gây cảm giác nhàm chán, nản lòng.
– Các trung tâm dạy nghề có liên kết với nhiều nhà máy sản xuất, khu công nghiệp nên cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên nghề cũng rất lớn, dễ dàng kiếm được việc sau khi tốt nghiệp. Hơn nữa nhiều công ty, doanh nghiệp tuyển dụng dựa trên tiêu chí kỹ năng, tay nghề, chuyên môn chứ không phải là bằng cấp.
– Mức lương, tổng thu nhập của những sinh viên học nghề có tay nghề vững, lành nghề hiện nay có mức lương rất cao. Kèm theo đó là các khoản phụ cấp, trợ cấp, thưởng hậu hĩnh. Các doanh nghiệp trả lương dựa theo năng lực, năng suất làm việc; nên kể cả không có bằng cấp cao vẫn có thể đạt được mức thu nhập tốt.
Nhược điểm của học nghề:
– Chủ yếu các nghề đào tạo trong trường nghề là lao động chân tay, vất vả, gian khổ hơn so với các công việc tri thức, kỹ năng. Nhiều người có sức khỏe không tốt khó có thể đảm bảo đáp ứng yêu cầu công việc.
– Cơ hội thăng tiến sẽ bị phần nào hạn chế do thiếu kiến thức nền tảng, kỹ năng lãnh đạo. Nhiều vị trí công việc vẫn đòi hỏi bằng cấp cao.
Những so sánh ở trên sẽ giúp quý vị định hướng tốt hơn “nên học nghề hay học đại học sau khi tốt nghiệp cấp 3”. Sự lựa chọn chỉ thực sự đúng đắn, khi nó phù hợp với bản thân và mang lại giá trị nhất định cho cuộc sống sau này?.
Học không giỏi có nên học đại học? Học kém có nên học nghề hay học đại học, cao đẳng?
Hiện nay, hệ thống các trường đại học ở Việt Nam vô cùng đa dạng nhiều lĩnh vực khoa học, xã hội, nghệ thuật,… phù hợp với khả năng, sở thích, định hướng, khả năng của mỗi bạn học sinh, sinh viên khác nhau. Có rất nhiều trường đại học có mức điểm chuẩn vừa phải, không quá cao.
Bởi vậy không thể nói học dốt, học không giỏi là không nên học đại học. Việc chọn học nghề hay học đại học phụ thuộc vào kỹ năng, đam mê, suy nghĩ, quan điểm, khả năng tài chính của mỗi người. Cần cân nhắc kỹ các yếu tố trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Vừa học đại học, vừa học nghề có được không?
Câu trả lời là hoàn toàn có thể vừa học đại vừa học nghề miễn là bản thân sắp xếp được thời gian, sức khỏe, khả năng tài chính để theo học cả 2. Thời gian học các tiết trên giảng đường đại học chỉ chiếm một buổi sáng hoặc một buổi chiều trong một ngày; nên chúng ta có thể linh hoạt sắp xếp học nghề vào buổi còn lại hoặc buổi tối.
Vì lịch học nghề tại các trung tâm học nghề khá nhiều, đa dạng, chúng ta có thể chủ động lựa chọn. Hơn thế nữa, tổng quãng thời gian học nghề thường không quá dài, chỉ khoảng từ vài tháng đến 1 hoặc 2 năm tùy từng nghề. Vì vậy mà các bạn sinh viên có thể bố trí học nghề trong khoảng thời gian nghỉ hè, hoặc bất kỳ lúc nào cảm thấy thuận tiện, phù hợp trong suốt 4 năm học đại học.
Việc hiểu biết thêm một nghề bên cạnh chuyên ngành đại học có thể mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp, thăng tiến, cải thiện thu nhập sau khi tốt nghiệp. Chúng ta có thể cùng lúc làm nhiều nghề nghiệp khác nhau, có nhiều nguồn thu nhập, đảm bảo mức độ an toàn khi thất nghiệp, bị bệnh,…
Ngay cả trong quá trình học đại học các bạn sinh viên có thể sử dụng kiến thức học nghề của mình để trang trải học phí, chi phí sinh hoạt, mua sách vở, giáo trình,… bằng cách làm thêm mà không phải phụ thuộc vào kinh tế của bố mẹ, gia đình. Ví dụ như nếu bạn học thêm nghề nấu ăn, đầu bếp có thể làm việc tại các nhà hàng, khách sạn, quán ăn,… Lương và thu nhập từ nghề này không hề thấp.
Các bạn có thể cân nhắc việc học đại học hoặc học nghề hay kết hợp cả 2 việc học này lại với nhau. Học đại học hay học nghề sở hữu những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với từng cá nhân khác nhau. Nếu kết hợp chúng lại có thể bù trừ điểm mạnh, điểm yếu cho nhau.
Nên học nghề hay học đại học, cao đẳng sau khi tốt nghiệp cấp 3
Sẽ không có một đáp án chính xác tuyệt đối nào cho câu hỏi “Nên học cao đẳng hay học nghề” cả. Bởi câu trả lời này phụ thuộc nhiều vào yếu tố cá nhân mà mỗi người, mỗi bạn học sinh, sinh viên là khác nhau. Quyết định chọn học cao đẳng, đại học hay học nghề cần xem xét đến năng lực của bản thân, khả năng tài chính của gia đình, định hướng nghề nghiệp, quan điểm giáo dục, sở thích, đam mê,…
Trong những năm gần đây tỷ lệ sinh viên đại học, cao đẳng thất nghiệp, làm trái ngành học hoặc vất vả tìm kiếm việc làm đúng chuyên môn khá cao, khiến nhiều các bạn học sinh, sinh viên, các bậc phu huynh hoang mang. Tuy nhiên, đó chỉ là trường hợp của những bạn sinh viên có kết quả học tập kém, không tập trung rèn luyện kỹ năng, thiếu tự tin, chưa nắm vững kiến thức chuyên môn.
Ngược lại những bạn sinh viên giỏi, chăm chỉ được nhiều nhà tuyển dụng săn đón, đạt được mức thu nhập cao dù mới tốt nghiệp, đi làm, có nhiều cơ hội để lựa chọn. Thực tế đã chứng minh điều đó một cách cụ thể, rõ ràng.
Đại học có thể giúp chúng ta dẫn đến thành công, nhưng không phải là con đường duy nhất, vẫn còn nhiều cách thức khác giúp ta đạt được ước mơ. Ví dụ như học nghề. Trong thời đại ngày nay các doanh nghiệp, tổ chức đặt tiêu chí năng lực, hiệu quả làm việc lên hàng đầu chứ không phải là bằng cấp.
Vì thế nên học nghề vẫn hoàn toàn kiếm được những công việc tốt, mức lương hấp dẫn nếu đáp ứng được yêu cầu công việc. Nếu sau này cần cải thiện, nâng cao trình độ có thể đăng ký học thêm đại học tại chức hoặc hệ đại học vừa học vừa làm vào các buổi tốt hoặc học theo hình thức online rất linh động.
Hy vọng qua những thông tin được chia sẻ trên đây, các bạn cũng đã có câu trả lời cho riêng mình như “nên học nghề hay học đại học”, “nên học nghề hay học cao đẳng”, “học giỏi có nên học đại học không”, “học dốt có nên học đại học không”, “vừa học đại học vừa học nghề có được không” qua những so sánh giữa học đại học và học nghề một cách khái quát và khách quan nhất. Mọi sự lựa chọn đều do chính bản thân mình quyết định; vì vậy hãy tự cân nhắc để đưa ra những quyết định sáng suốt và phù hợp với mình.
Nghề giáo viên mầm non đang trở thành xu hướng HOT của xã hội. Nhất là khi thời gian đào tạo ngắn (chỉ 3 năm với hệ Cao đẳng Giáo dục mầm non chính quy); miễn học phí hoàn toàn; cam kết việc làm sau khi tốt nghiệp; chương trình đào tạo bài bản chuyên nghiệp; môi trường học tập hiện đại văn minh; cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho sinh viên ngành Sư phạm mầm non.
Nếu quý vị muốn tìm hiểu thêm thông tin “Tuyển sinh Giáo dục mầm non”, cũng như các ngành nghề khác trong xã hội (bao gồm các hệ: cao đẳng chính quy, liên thông đại học, văn bằng 2); xin vui lòng liên hệ trực tiếp với Cô Nguyễn Hải Yến – Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương. Số zalo của Cô Yến là: 0816010016.
Xem thêm: