Ngành Quản lý văn hóa – Cơ hội cho sự nghiệp thăng hoa

Xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc chính là một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển của một đất nước. Điều đó đã đặt ra nhu cầu về nguồn nhân lực rất lớn cho ngành này. Vậy thực chất bạn đã biết học ngành Quản lý văn hóa là gì chưa? Cơ hội việc làm cho ngành này liệu có rộng mở? Toàn bộ đáp án sẽ được ĐH Đông Á tiết lộ trong nội dung bài viết dưới đây.

Khái quát chung về ngành

Ngành Quản lý văn hóa được biết đến là ngành học đào tạo, cung cấp đến sinh viên những kiến thức, thông tin cơ bản nhất liên quan đến văn hóa của dân tộc cũng như giúp các bạn có thể nắm bắt được các phương pháp quản lý, tổ chức và điều hành những hoạt động về văn hóa – nghệ thuật. Từ đó đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của cuộc sống trong lĩnh vực văn hóa, tạo nền tảng cho sự phát triển của một đất nước để hội nhập với quốc tế.

Sinh viên của ngành học Quản lý văn hóa sẽ được lĩnh hội toàn bộ những kiến thức qua chương trình đào tạo chuyên nghiệp. Các bạn sẽ được đào tạo chuyên về khoa học quản lý, các kiến thức văn hóa, xã hội, nghệ thuật, du lịch, thể thao. Bên cạnh đó, các bạn còn được tìm hiểu về các đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước trong các lĩnh vực này.

Ngành học được đào tạo theo hướng ứng dụng – thực hành. Với phương pháp và chương trình đào tạo hiện đại, đội ngũ giảng viên có uy tín trong và ngoài nước sẽ trang bị cho sinh viên năng lực tổ chức sản xuất, đạo diễn, dàn dựng và quản lý các hoạt động văn hóa – nghệ thuật, chính sách, mô hình quản lý văn hóa trong và ngoài nước, trang bị kỹ năng marketing, truyền thông, quảng cáo theo hướng chuyên nghiệp. Phương pháp đào tạo hướng cho sinh viên trải nghiệm thực tiễn, ứng dụng, thực hành nhằm mục đích sau khi ra trường có khả năng làm việc được ngay.

Ngành Quản lý văn hóa đào tạo những gì?

Ngành Quản lý văn hóa là một lựa chọn đang được nhiều bạn theo đuổi mà ở đó các bạn có thể tìm thấy sự phù hợp cho riêng mình. Các bạn sẽ được cung cấp những kiến thức chuyên sâu nhất về chính sách văn hóa, các mô hình về quản lý văn hóa – nghệ thuật. Các môn nằm trong chương trình đào tạo bao gồm: Marketing văn hóa nghệ thuật, quan hệ công chúng, quản lý dự án văn hóa – nghệ thuật, giáo dục nghệ thuật, các ngành công nghiệp văn hóa… Các bạn được đào tạo chuyên sâu về mảng kiến thức liên quan đến âm nhạc cũng như các hoạt động thực tế về nghệ thuật, được nâng cao về kiến thức hội họa, các hoạt động thiết kế quảng cáo, bồi dưỡng năng lực…

Chương trình đào tạo đều bám sát yêu cầu thực tiễn của lĩnh vực tổ chức sự kiện, giúp người học có đủ kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về công tác tổ chức, dàn dựng và sản xuất các chương trình văn hóa nghệ thuật, tổ chức các sự kiện văn hóa nghệ thuật, tổ chức và quản trị các hoạt động trong lính vực văn hóa, nghệ  thuật….

Vị trí và cơ hội việc làm

Xã hội đang ngày càng phát triển toàn diện, đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, do đó mà cơ hội dành cho các bạn theo đuổi khối ngành này ngày càng rộng mở và đầy tiềm năng.

Làm cán bộ quản lý tại các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa như Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Phòng Văn hóa và Thông tin cấp quận, huyện, cán bộ văn hóa xã, phường, thị trấn, các đơn vị sự nghiệp văn hóa như Trung tâm Văn hóa, Nhà văn hóa, Ban Quản lý Di tích và danh thắng, Trung tâm xúc tiến du lịch; các cơ quan ban, ngành có chức năng xây dựng chính sách văn hóa và tổ chức hoạt động văn hóa; Cán bộ tổ chức xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, cán bộ phụ trách văn hóa văn nghệ tại các ban, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang và các doanh nghiệp.

Làm việc tại (hoặc thành lập) các tổ chức kinh doanh, dịch vụ văn hóa như: Các đơn vị, doanh nghiệp tổ chức sự kiện, các Trung tâm tổ chức biểu diễn nghệ thuật (xây dựng kịch bản, đạo diễn, dàn dựng, sản xuất chương trình nghệ thuật, lễ hội); Các đơn vị truyền thông, quảng cáo, marketing và quan hệ công chúng; Chủ trì hoặc tham gia các dự án văn hóa, nghệ thuật, tổ chức các dịch vụ vui chơi, giải trí…

Giảng dạy Âm nhạc, Mỹ thuật tại các trường Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT hoặc làm việc, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo liên quan tới lĩnh vực văn hóa, quản lý văn hóa.

Cơ hội học tập, phát triển bản thân

Sinh viên sau khi tốt có thể học tiếp các chương trình đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ về Quản lý văn hóa nghệ thuật, Quản trị kinh doanh, Công nghiệp giải trí, Truyền thông, Quảng cáo, Quản lý sự kiện, Quản lý nguồn nhân lực, Văn hóa gia đình, Quản lý di sản, Du lịch… ở trong nước và ngoài nước như Vương quốc Anh, Úc, Pháp, Mỹ, Singapore, Hàn Quốc, Liên Bang Nga.

Các khối xét tuyển ngành Quản lý văn hóa

  • A00 (Toán, Vật Lý, Hóa học)
  • C00 (Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý)
  • D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh)
  • D78 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)

Có 2 cách để xét tuyển ngành tại trường ĐH Đông Á

– Xét điểm thi theo tổ hợp môn của Bộ GD &ĐT quy định

– Xét kết quả học tập THPT (học bạ): 

  • Xét điểm trung bình 3 năm (5 học kỳ): Điểm TBC lớp 10 + Điểm TBC lớp 11 + Điểm TB HK 1 lớp 12 + Điểm ƯT  ≥ 18.0
  • Xét điểm trung bình 3 học kỳ: Điểm TB HK 1 lớp 11 + Điểm TB HK 2 lớp 11 + Điểm TB HK 1 lớp 12 + Điểm ƯT ≥ 18.0
  • Xét điểm trung bình 3 môn học lớp 12: Tổng điểm TB học kỳ 1 lớp 12 của 3 môn XT  + Điểm ƯT ≥ 18.0
  • Xét điểm trung bình năm lớp 12: Điểm TBC cả năm lớp 12  + Điểm ƯT ≥ 6.0

Rate this post

Viết một bình luận