Thiếu máu nên kiêng ăn gì?

Bệnh thiếu máu ở trẻ em là một rối loạn máu phổ biến mà nhiều người mắc phải. Nếu không chữa trị sớm, sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Và rất may, thiếu máu có thể ngăn ngừa và dễ dàng điều chỉnh bằng đồ ăn thức uống hàng ngày. Vậy người thiếu máu không nên ăn gì?

1. Những điều nên biết về thiếu máu

Thiếu máu
Thiếu máu (Ảnh internet)

1.1. Thiếu máu ở trẻ em là gì?

Thiếu máu xảy ra khi cơ thể trẻ không có đủ hồng cầu. Tình trạng này chủ yếu là do mất máu, sự phá hủy các tế bào hồng cầu hoặc cơ thể trẻ không có khả năng tạo ra đủ tế bào hồng cầu.

Có nhiều loại bệnh thiếu máu. Loại phổ biến nhất là thiếu máu do thiếu sắt. Các tế bào máu đỏ chứa một loại protein có tên là hemoglobin. Một trong những thành phần quan trọng của hemoglobin là sắt. Nhờ sắt mà hemoglobin có thể nhận và mang oxy từ phổi đến tất cả các bộ phận của cơ thể.

Nếu thiếu sắt, lượng oxy trong máu sẽ giảm. Điều này sẽ khiến trẻ có biểu hiện mệt mỏi, khó chịu, nặng hơn có thể khó thở và ngất xỉu…..

Ngoài ra, thiếu acid folic và vitamin B 12 cũng ảnh hưởng đến khả năng tạo ra hồng cầu cho cơ thể. Trong một số trường hợp, thiếu hụt vitamin B12 kéo dài sẽ dẫn đến  thiếu máu ác tính. Nguy hiểm hơn là có thể làm tổn thương dây thần kinh và tim mạch.

1.2. Một số đối tượng có nguy bị thiếu máu cao

Bất cứ ai cũng có thể bị thiếu máu do thiếu sắt, nhưng một số nhóm người dưới đấy có nguy cơ cao hơn:

  • Trẻ em sinh non, thiếu cân, mắc bệnh đường tiêu hóa, bị giun móc….
  • Phụ nữ, do mất máu trong khi sinh và thời kỳ hàng tháng
  • Những người có nhiều khả năng có chế độ ăn uống có chất sắt thấp (trên 65)
  • Những người làm loãng máu như Coumadin, Plavix, aspirin hoặc heparin
  • Những người bị suy thận (đặc biệt là nếu họ đang lọc máu), vì họ gặp khó khăn trong việc hình thành các tế bào hồng cầu
  • Những người gặp khó khăn khi hấp thụ sắt.

Cách nhanh để chữa và phòng thiếu máu ở trẻ chính là bổ sung dưỡng chắt qua đồ ăn, nước uống. Tuy nhiên lại có những thức ăn sẽ cản trở việc hấp thu sắt, vitamin B12… nên sẽ làm tình trạng thiếu máu nặng thêm. Vậy để tránh điều này, trẻ bị thiếu máu nên kiêng gì?

2. Trẻ bị thiếu máu nên kiêng ăn gì?

Việc kiêng khem cho trẻ bản chất vừa giúp điều trị thiếu máu ở trẻ em nhanh chóng có kết quả tốt vừa giúp trẻ tránh bị tái thiếu máu trở lại.

Thiếu máu không nên ăn gì?
Thiếu máu nên kiêng ăn gì? (Ảnh internet)

2.1. Tránh thức ăn đồ uống chứa Tannin

Tannin là chất tự nhiên có trong nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Hoạt chất này có nhiều trong trà xanh, trà đen, cà phê, nho, rượu vang, ngô…Tannin sẽ hạn chế sự hấp thu sắt trong các loại thức ăn từ thực vật như đậu, rau đậu, các loại rau lá xanh đậm. Do vậy nếu trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt nên tránh các loại thực phẩm chứa tannin.

2.2.Tránh đồ ăn có Gluten

Ở bệnh nhân mắc bệnh celiac, bệnh lý không dung nạp gluten. Nếu ăn những thực phẩm chứa gluten sẽ làm thành ruột củ họ bị hỏng, từ đó không hấp thu được các chất dinh dưỡng như folate và sắt. Nếu không được điều trị, sự kém hấp thu cũng gây thiếu máu.

Gluten có nhiều trong lúa mì, lúa mạch đen, yến mạch và các loại thực phẩm là từ ngũ cốc. Nếu trẻ nhạy cảm với gluten thì nên tránh xa những loại thực phẩm chứa nó.

2.3. Tránh thực phẩm giàu Phytates

Phytates hoặc axit phytic thường được tìm thấy trong các loại thực phẩm có  hàm lượng chất xơ cao như lúa mì nguyên hạt, các loại đậu, gạo lứt… Các sản phẩm tinh chế của các loại thực phẩm này như gạo trắng, bột trắng… dù đã loại bỏ lớp cám bên ngoài nhưng vẫn chứa 1 lượng nỏi axit phytic. Phytates và axit phytic sẽ liên kết với sắt trong hệ tiêu hóa, ngăn cản sự hấp thu sắt. Do vậy người thiếu máu nên hạn chế những loại thực phẩm chứa Phytates và axit phytic.

2.4. Hạn chế thực phẩm chứa Canxi

Canxi có thể gây trở ngại cho sự hấp thu sắt. Do đó, ăn những thực phẩm chứa canxi với thức ăn chứa sắt trong cùng khẩu phần ăn sẽ hạn chế sự hấp thu sắt. Vì vậy, nên ăn các loại thực phẩm chứa 2 chất này vào thời điểm cách xa nhau.

2.5. Tránh thức ăn chứa axit oxalic

Trong một vài trường hợp, một số thực phẩm chứa axit oxalic sẽ gây cản trở hấp thu sắt. Một số thực phẩm chứa axit oxalic bạn nên tránh hoặc hạn chế cho trẻ ăn nêu bịt hiếu máu như đậu phộng, rau bina, rau mùi tây và sô cô la.

2.6. Rượu

Người thiếu máu không nên uống rượu bia
Người thiếu máu không nên uống rượu bia (Ảnh internet)

Rượu cản trở sự hấp thu folate trong cơ thể. Do đó, cha mẹ không nên tập tành cho trẻ uống rượu bia.

Bên cạnh việc tránh những loại thức ăn gây giảm hấp thu sắt việc bổ sung sắt từ thức ăn là cần thiết.

Tóm lại, để duy trì sự cân bằng sắt trong cơ thể thì lượng sắt hấp thu cần tương đương với với lượng mất đi. Sắt bị mất thông qua phân, da, nước tiểu, mồ hôi, tóc và móng tay. Ở trẻ dễ mất sắt do bị giun móc, hoặc bệnh lý xuất huyết tiêu hóa… Ở phụ nữ, sắt còn bị mất trong kỳ kinh nguyệt vì vậy phụ nữa cần bổ sung nhiều sắt hơn nam giới.

Vì vậy, việc lập kế hoạch chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế thực phẩm cản trở hấp thu sắt và tăng cường những thực phẩm bổ sung sắt. Ngoài ra, đừng quên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C vào chế độ ăn uống của trẻ để giúp hấp thu sắt dễ dàng hơn.

Lưu ý: Nếu tình trạng thiếu máu của trẻ đi kèm với một số triệu chứng khác bạn nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ tư vấn.

Nguyễn Nga

Hội bác sỹ trẻ – Học viện Quân Y

Rate this post

Viết một bình luận