Hoán dụ

Khái niệm hoán dụ

[edit]

Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.


Phân loại các kiểu hoán dụ

[edit]

Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp là: 

1. Lấy bộ phận chỉ toàn thể

“Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió 

Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa”

(Anh Thơ)

Trong câu thơ trên, “cánh bướm” ( một bộ phận) dùng thay thế cho cả con bướm (toàn thể).

  “Theo chân Bác”

Cụm từ sử dụng biện pháp hoán dụ bằng cách gọi “chân” (bộ phận của cơ thể) dùng để thay cho Bác (cả con người bác).

2. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng

  “Mình về với Bác đường xuôi,

Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ người.”

                           (Tố Hữu)

Câu thơ đã hoán dụ hình ảnh “Việt Bắc”: Việt Bắc (địa điểm, không gian sống – vật chứa) thay cho người Việt Bắc, nhân dân Việt Bắc (con người sống ở địa điểm, không gian đó).

3. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật

 “Áo chàm đưa buổi phân li ,

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.”

 (Tố hữu)

Tác giả dùng “áo chàm” thay cho đồng bào Việt Bắc. Áo chàm là một loại trang phục của người dân Việt Bắc nói riêng và các dân tộc ở vùng núi cao phía Bắc Việt Nam nói chung.

4. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

“Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ

   Bắp chân đầu gối vẫn săn gân”

(Tố Hữu)

Trong câu thơ,“Bắp chân đầu gối vẫn săn gân” ( chỉ cơ thể khỏe mạnh – cái cụ thể) được dùng để gọi thay cái trừu tượng (tinh thần kháng chiến vẫn vững vàng, dẻo dai).

Tác dụng của phép hoán dụ

[edit]

Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Rate this post

Viết một bình luận