2.4
(48%)
5
votes
Văn học dân gian là gì vẫn là khái niệm có nhiều ý kiến trái chiều khác nhau. Vậy khái niệm văn học dân gian nên được hiểu như thế nào, đâu là cách hiểu chính xác và đủ đầy nhất, hãy cùng tìm hiểu qua bài chia sẻ dưới đây của http://vanhocquenha.vn
Văn học dân gian là gì? Tìm hiểu khái niệm văn học dân gian
Văn học dân gian được hiểu là những sáng tác nghệ thuật truyền miệng của các tầng lớp dân chúng, được phát sinh từ thời công xã nguyên thủy, phát triển qua các thời kỳ lịch sử cho tới ngày nay.
Trước đây, văn học dân gian được gọi với nhiều cái tên khác nhau như văn học bình dân, văn chương truyền miệng, văn học đại chúng. Hiện nay, khái niệm văn học dân gian được hiểu tương đương với khái biệm folklore.
Vậy folklore là gì?
Thuật ngữ folklore do nhà nhân chủng học người Anh, ông William Thoms sử dụng trong bài báo đăng trên tờ Athenaeum, với ý nghĩa là những di tích của nền văn hóa vật chất và chủ yếu là di tích của nền văn hoá tinh thần như phong tục , đạo đức, tín ngưỡng , những bài dân ca, những câu chuyện kể của cộng đồng. Sau khi xuất hiện, thuật ngữ này được hiểu với nhiều nghĩa rộng hẹp khác nhau, liên quan tới đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học.
Tại Việt Nam, thuật ngữ này được dịch là văn hóa dân gian với những ý nghĩa sau :
Hiểu theo nghĩa rộng, folklore gồm những giá trị vật chất và tinh thần do dân chúng sáng tạo .Theo nghĩa hẹp, đó là những sáng tạo của dân chúng mang tính nghệ thuật. Hiểu theo nghĩa chuyên biệt, folklore là văn học dân gian, theo đó tác phẩm folklore là hình thức ngôn từ gắn với nhạc, vũ, kịch …do tập thể dân chúng sáng tác. Cùng với việc sử dụng folklore văn học để chỉ văn học dân gian , khái niệm này cũng phân biệt nó với các đối tượng khác cũng thuộc phạm trù folklore – văn hoá văn dân gian .
Chức năng của văn học dân gian là gì?
Là nền văn học sơ khai mang tính đặc thù cao, văn học dân gian có nhiều chức năng như chức năng nhận thức, chức năng giáo dục, chức năng thểm mỹ và chức năng sinh hoạt. Cụ thể như sau:
Văn học dân gian có chức năng nhận thức: Đây được xem như “bộ bách khoa toàn thư về kiến thức, tôn giáo, triết học” của nhân dân. Văn học dân gian gìn giữ và lưu truyền hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội, tâm linh, kinh nghiệm sống, ứng xử…những bài học sinh động, gần gũi và sâu sắc về mọi phương diện của đời sống.
Về chức năng giáo dục: Loại hình này có chức năng khẳng định hướng đạo đức, luân lí cho con người trong đời sống xã hội. Thực tế, có nhiều tác phẩm văn học dân gian, đặc biệt là tác phẩm thuộc thể loại hát nói, mang ý nghĩa giáo dục trực tiếp, tức ý nghĩa giáo dục được thể hiện một cách tường minh. Tuy nhiên, phần lớn các sáng tác dân gian chứa đựng ý nghĩa giáo dục hàm ẩn, tức ý nghĩa giáo dục gián tiếp.
Văn học dân gian có chức năng thẩm mỹ: Văn học cũng là nghệ thuật, là quan niệm thẩm mĩ của cộng đồng, nó mang vẻ đẹp hồn hậu, giản mộc của nhân dân. Với bản chất nguyên hợp, văn học dân gian chỉ thực sự phô diễn vẻ đẹp của mình khi sống trong môi trường nảy sinh và tồn tại.
Văn học dân gian có chức năng sinh hoạt: Nếu văn học viết gắn với tầng lớp trí thức nho học thì văn học dân gian trở thành một phần trong đời sống tinh thần của người dâ. Chính môi trường và thói quen sinh hoạt của nhân dân là điều kiện để văn học dân gian hình thành và phát triển.
Tìm hiểu một số đặc trưng của văn học dân gian
Bên cạnh khái niệm văn học dân gian là gì thì đặc trưng của loại hình này cũng là vấn đề rất được quan tâm. Vậy văn học dân gian có những đặc trưng cơ bản nào?
-
Tính nguyên hợp
Tính nguyên hợp của văn học dân gian thể hiện ở sự hòa lẫn những hình thức khác nhau của ý thức xã hội trong các thể loại của nó. Văn học dân gian được xem là bộ bách khoa toàn thư của nhân dân.
Tính nguyên hợp về nôi dung của văn học dân gian phản ánh tình trạng nguyên hợp về ý thức xã hôi thời nguyên thuỷ, khi những lĩnh vực sản xuất tinh thần chưa được chuyên môn hoá. Nguyên nhân là do đại bộ phận nhân dân , tác giả văn học dân gian , không có điều kiện tham gia vào các lãnh vực sản xuất tinh thần khác nên họ thể hiện những kinh nghiệm , tri thức , tư tưởng tình cảm của mình trong văn học dân gian, một loại nghệ thuật không chuyên.
Tính nguyên hợp của văn học dân gian còn được thể hiện ở mặt nghệ thuật. Đây không chỉ là nghệ thuật ngôn từ thuần túy mà là sự kết hợp của nhiều phương tiện nghệ thuật khác nhau.
Theo những chuyên gia phân tích, biểu hiện cụ thể của tính nguyên hợp là tính biểu diễn. Văn học dân gian có ba dạng tồn tại: tồn tại ẩn, tồn tại cố định, tồn tại hiện ( tồn tại thông qua diễn xướng). Trong đó, tồn tại bằng diễn xướng là dạng tồn tại đích thực của văn học dân gian .
-
Văn học dân gian mang tính tập thể
Những tác phẩm văn học dân gian là sáng tác của nhân dân, nhưng không phải tất cả nhân dân đều là tác giả của văn học dân gian. Tính tập thể thể hiện chủ yếu trong quá trình sử dụng tác phẩm. Quan trọng là nó được mọi người biểu diễn, thưởng thức hay không, nó đã đạt mức thành tựu hay không. Trong quá trình đó, tập thể nhân dân tham gia vào công việc đồng sáng tạo tác phẩm.
Hai đặc trưng cơ bản nêu trên có liên quan chặt chẽ với các đặc trưng khác của văn học dân gian như : tính khả biến tính truyền miệng , tính vô danh .
-
Văn học dân gian – một loại nghệ thuật gắn liền với sinh hoạt của nhân dân
Loại hình văn học này nảy sinh và tồn tại như một bộ phận hợp thành của sinh hoạt nhân dân. Có thể nói, sinh hoạt nhân dân là môi trường sống của tác phẩm văn học dân gian. Những tác phẩm văn học dân gian có tính ích dụng .Bài hát ru gắn với việc ru con ngủ- một hình thức sinh hoạt gia đình, những bài dân ca nghi lễ, các truyền thuyết gắn với tín ngưỡng, lễ hội…Từ đặc trưng này mà văn học dân gian có tính đa chức năng , trong đó, đặc biệt là chức năng thực hành sinh hoạt.
Trên đây là một số chia sẻ về loại hình văn học dân gian. Bài viết hi vọng đã đem đến thông tin hữu ích, giúp bạn nắm được khái niệm văn học dân gian là gì cũng như những đặc trưng của loại hình này.