Hà thủ ô đỏ chữa tóc bạc, yếu sinh lý, khó có con, bổ thận tráng dương

Chi tiết sản phẩm

Hà thủ ô đỏ (đã chế)

HÀ THỦ Ô ĐỎ

Hà thủ ô đỏ có tên khác là cây Giao Đằng, Dạ Hợp, hay Địa Tinh, tên khoa học là Polygonum multiflorum thuộc họ rau Răm (Polugonaceae) là loại cây dây leo, sống nhiều năm, thân quấn mọc xoắn vào nhau, thân rễ phồng thành củ, cuống lá dài, lá mọc so le.

cây hà thủ ô đỏ

Cây Hà thủ ô đỏ

Hà thủ ô đỏ mọc hoang ở các tỉnh miền núi phía Bắc: Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Sơn La và một số tỉnh thành khác với số lượng ít hơn như: Hòa Bình, Lạng Sơn, Cao Bằng. Hiện nay, Hà thủ ô được trồng ở các tỉnh miền núi phía Nam như: Bình Định, Phú Yên, Đắc Lắc, Lâm Đồng.

Bộ phận dùng làm thuốc của cây Hà thủ ô đỏ là rễ củ đã được phơi hay sấy khô.

 

CÂY HÀ THỦ Ô ĐỎ CÓ CHỨA NHỮNG CHẤT GÌ?

Trong củ Hà thủ ô có chứa anthraglycosid (1.7%), protid (1.1%), lipid (3.1%), tinh bột (45.2%), chất vô cơ (4.5%), lecithin, rhaponticin.

Trước khi chế, Hà thủ ô chứa Tanin (7.68%), dẫn chất anthraquinon tự do (0.25%) và 0.8058%  dẫn chất anthraquinon toàn phần. Sau khi chế thì hàm lượng Tanin còn lại 3.82%, dẫn chất anthraquinon tự do còn 0.1127% và dẫn chất anthraquinon toàn phần còn 0.2496%.

hà thủ ô đỏ có chứa chất gì

Các chất có trong Hà thủ ô đỏ

HÀ THỦ Ô ĐỎ CÓ TÁC DỤNG GÌ

Hà thủ ô đỏ có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người như:

Bổ thận, sinh tinh, tăng cường sinh lý nam giới giúp dễ có con, chữa các bệnh liên quan đến đời sống tình dục như: yếu sinh lý, liệt dương, di mộng tinh, xuất tinh sớm, khó thụ thai, khó có con, làm thỏa mãn đời sống chăn gối của các cặp vợ chồng.

Theo lý luận của Đông Y: Thận là cơ quan sản xuất ra tinh trùng (thận sinh tinh), giữ vai trò quan trọng trong việc sinh con đẻ cái, nếu thận sung (khỏe) thì việc sinh trưởng và phát dục của cơ thể diễn ra thuận lơi, dễ sinh con đẻ cái

Thận cũng đóng vai trò quyết định trong sự lão hóa, già yếu của con người, vì vậy sử dụng Hà thủ ô sẽ giúp thận cường tráng hơn, con người dễ sinh con đẻ cái và kéo dài tuổi thọ hơn.

Bổ máu, chữa thiếu máu, suy nhược thần kinh, tóc bạc sớm, ăn ngủ kém, răng rụng sớm.

hà thủ ô đỏ có tác dụng gì

Hà thủ ô đỏ chữa rụng tóc, tóc bạc

Thận có quan hệ mật thiết với râu, tóc. Thận sinh tinh, tinh sinh huyết. Tóc chính là phần thừa của huyết, nên nếu thận yếu thì tóc không được nuôi dưỡng đầy đủ nên nhanh bị bạc và sớm rụng. Ngược lại, nếu thận sung thì tóc và râu sẽ mọc dày, đen bóng và khỏe. Hà thủ ô giúp bổ can thận, bổ huyết sinh tinh, điều hòa khí huyết. Vì vậy, nên thường xuyên sử dụng Hà thủ ô để làm cho râu tóc mọc dày, dài, khỏe và đen bóng.

Chữa đau lưng, mỏi gối, ù tai, hoa mắt, chóng mặt, hồi hộp, tóc khô hay rụng, huyết áp cao, xơ cứng mạch máu não.

Bổ huyết điều kinh, thúc đẩy quá trình sinh hồng cầu, chữa thiếu máu, sốt rét mạn tính.

Chữa chứng khí hư ở phụ nữ, đái buốt, đái rắt, đái ra máu, đại tiện ra máu.

Nhuận tràng, giải độc, chữa táo bón. Do trong thành phần của Hà thủ ô đỏ có chứa chất Oxymethylanthraquinone có tác dụng làm tăng nhu động ruột.

Làm chậm nhịp tim, giúp tăng nhẹ lưu lượng máu ở mạch vành, bảo vệ cơ tim khỏi tình trạng thiếu máu.

Hạ cholesterol huyết thanh, điều chỉnh rối loạn lipid máu, giảm xơ cứng động mạch nhờ tác dụng của Lecithin có trong Hà thủ ô.

Cải thiện hoạt động của tuyến nội tiết nhất là tuyến thượng thận và tuyến giáp.

Kháng khuẩn, giải độc cơ thể, bảo vệ tế bào gan, nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể.

củ hà thủ ô đỏ

Củ Hà thủ ô đỏ


 

HÀ THỦ Ô ĐỎ DÙNG CHO NHỮNG AI

Hà thủ ô đỏ nên dùng cho các đối tượng sau:

Người bị thận hư, liệt dương, di mộng tinh, xuất tinh sớm, khó có con. Nam giới bị yếu sinh lý, đời sống chăn gối không viên mãn.

Người bị rụng tóc, râu tóc bạc sớm, răng yếu, dễ gãy rụng.

Người bị thiếu máu, suy nhược cơ thể, mất ngủ, hay bị nhức đầu, chóng mặt.

Người bị đau lưng, mỏi gối, hay hồi hộp.

Phụ nữ mắc chứng khí hư, kinh nguyệt không đều.

Người bị táo bón, đái buốt, đái rắt, tiểu tiện ra máu, viêm đường tiết niệu.

Người bị rối loạn lipid máu, xơ vữa mạch máu.

Người bị suy giảm hệ thống miễn dịch hoặc miễn dịch kém.

Người mắc các bệnh về gan: men gan cao, gan nhiễm mỡ, viêm gan hoặc ngộ độc gan.
hà thủ ô đổ chữa yếu dinh lý nam giới

Hà thủ ô đỏ chữa yếu sinh lý ở nam giới rất tốt


 

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HÀ THỦ Ô ĐỎ

Hà thủ ô đỏ là một vị thuốc quý, có nhiều tác dụng cho sức khỏe, tuy nhiên trước khi sử dụng, Hà Thủ Ô đỏ cần được sơ chế đúng cách để loại bỏ hết độc tính mới an toàn cho người dùng và phát huy hết công năng của loại thảo dược này.

Cách chế Hà thủ ô

Rửa sạch rễ củ Hà thủ ô sau đó đem ngâm với nước vo gạo trong 24 giờ, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Cho dược liệu vào nồi, đổ nước ngập Hà thủ ô và cho đậu đen vào nồi theo tỉ lệ (1kg dược liệu + 2 lít nước + 100 gram đậu đen). Đậy vung nồi, sau đó đun cho tới khi gần cạn nước thì đảo Hà thủ ô cho chín đều. Khi thấy rễ củ đã chín mềm thì vớt ra, bỏ lõi bên trong. Nếu còn nước đậu đen thì tẩm tiếp với Hà thủ ô và phơi cho hết. Nếu đồ và phơi Hà thủ ô đủ 9 lần (cửu chưng cửu đồ) là tốt nhất vì khi đó, các chất độc trong dược liệu được loại bỏ hết, các dược chất bên trong khi dùng sẽ thấm sâu vào cơ thể.

cách chế hà thủ ô đỏ

Cách chế Hà thủ ô bằng đỗ đen

Hà thủ ô sau khi chế có thể thái lát, bào thành phiến mỏng hoặc tán thành bột dùng dần.

Cách dùng Hà thủ ô đỏ

Dùng 10 – 20 gram/ngày bằng cách sắc với nước uống hoặc tán thành bột, hãm như trà

Lưu ý khi sử dụng Hà thủ ô đỏ

Người có đường huyết thấp và huyết áp thấp không nên dùng Hà thủ ô đỏ.

Khi uống Hà Thủ Ô nên kiêng ăn của cải, hành, tỏi.
 

CÁC BÀI THUỐC DÙNG HÀ THỦ Ô TRONG ĐÔNG Y

1.

Chữa tóc bạc sớm

Hà thủ ô đỏ (đã chế): 30 gram

Đương quy: 15 gram

Thục địa: 30 gram

Địa hoàng: 30 gram

Tất cả đem ngâm với 1 lít rượu trắng trong 15 – 30 ngày (để càng lâu, càng tốt). Mỗi lần dùng 15 – 30 ml. Uống liên tục cho đến khi có kết quả.

ngâm rượu Hà thủ ô đỏ

Ngâm rượu Hà thủ ô đỏ

2.

Điều trị bệnh huyết áp cao, xơ cứng mạch máu, nam giới yếu tinh

Hà thủ ô: 20 gram

Kỳ tử: 16 gram

Ngưu tất: 16 gram

Tầm gửi: 16 gram

Đem sắc các vị thuốc trên, lấy nước uống.

3.

Làm đen tóc, tăng cường sinh lý, mạnh gân cốt, sống lâu (Đơn thuốc Thất Bảo Mỹ Nhiệm Đơn)

Nguyên liệu: Hà thủ ô đỏ: 600 gram, Hà thủ ô trắng: 600 gram, đỗ đen, Ngưu tất: 320 gram, Câu kỷ tử, Thỏ thi tử, Bách phục linh: 600 gram, Xích: 600 gram, Bổ cốt chi.

bài thuốc sống lâu

Bài thuốc “Thất Bảo Mỹ Nhiệm Đơn”

Cách làm như sau:

Ngâm Hà thủ ô đỏ và Hà thủ ô trắng với nước vo gạo khoảng 4 ngày đem sau đó cạo bỏ vỏ, đãi sạch đỗ đen, cho Hà thủ ô và đỗ đen vào chõ  (một lượt Hà thù ô rồi đến một lượt đỗ đen), đem đồ chín đỗ đen rồi bỏ đỗ đen đi, lấy Hà thủ ô đem đi phơi khô. Cứ đồ và phơi như thế 9 lần, cuối cùng được Hà thủ ô, đem sấy hoặc phơi khô rồi tán thành bột.

Bách phục linh và xích đem cạo sạch vỏ rồi tán thành bột sau đó đãi với nước trong, để lắng, lọc lấy bột dưới đáy, nắm lại tẩm với sữa người đem phơi khô.

Tẩm 320 gram Ngưu tất với rượu trong 1 ngày rồi thái nhỏ, mỏng sau đó trộn với Hà Thủ Ô. Sau khi trộn với Hà thủ ô thì đồ với đỗ đen vào lần thứ 7 và thứ 9 rồi đem đi phơi khô.

Thỏ thy tử: tẩm với rượu cho đến khi nứt ra, đem giã nát rồi phơi khô.

Câu Kỳ Tử và Đương Quy: tẩm với rượu sau đó phơi khô.

Bổ cốt chi: trộn với vừng đen đến khi có mùi thơm

Cuối cùng đem tất cả các vị thuốc trên cho vào giã nát, trộn thêm mật ong, tạo thành các viên nhỏ (khoảng 0.5 gram). Ngày uống 3 lần, mỗi lần 50 viên. Trước khi uống phải chiêu thuốc (bằng rượu vào buổi sáng, nước gừng vào buổi trưa và nước muối buổi tối).

hà thủ ô đỏ khô

Hà thủ ô đỏ sau khi được phơi sấy khô

4.

Chữa ăn uống kém, suy nhược thần kinh

Nguyên liệu: Hà thủ ô: 10 gram, Trần bì: 3 gram, Đại táo: 5 gram, Sinh khương: 3 gram, Cam thảo: 2 gram, nước: 600 ml

Cách làm: cho các vị thuốc trên vào ấm, sắc đến khi còn khoảng 200 ml nước (khoảng 1/3) thì gạn lấy thuốc uống (chia thành 3 – 4 lần trong ngày).

 

 

Rate this post

Viết một bình luận