Gợi ý cách chữa mò gà đốt cho trẻ nhỏ – Sức khỏe – Việt Giải Trí

Nắng Mai

Bọ mò là ấu trùng bọ ve mò. Những năm gần đây bệnh sốt mò thường xuyên xuất hiện. Nếu không chữa mò gà đốt đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.

Gợi ý cách chữa mò gà đốt cho trẻ nhỏ - Hình 1

Thực tế cho biết, quá trình điều trị bọ mò đốt không đúng cách, điều trị chậm trễ có thể gây nhiễm độc gan, tổn thương đa tạng, thậm chí nguy hiểm có thể khiến người bị bọ mò đốt tử vong.

Vậy cách chữa mò gà đốt thế nào? Những thông tin về mò gà đốt dưới đây sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình tốt nhất.

1. Mò gà đốt

Sốt mò bắt nguồn từ loại vi khuẩn có tên Orientalis tsutsugamushi, thuộc họ Rickettsia. trung gian truyền bệnh là ấu trùng bọ ve mò. Ấu trùng mò mang vi khuẩn đốt cắn con người, truyền bệnh qua nước bọt là phương thức lây nhiễm duy nhất.

Bệnh không lây lan từ người sang người. Những người ở nơi ẩm ướt, gần sông suối, rừng rậm, làm công việc phát quang, đi du lịch bụi, đi trong rừng… rất dễ bị ấu trùng bọ ve mò.

Khi bị bọ mò đốt nếu không được sơ cứu và xử lý đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng, thậm chí tử vong nếu như điều trị không kịp thời.

2. Tập tính của mò

Được biết, mò thường không phát tán rải rác và chúng thường tập trung hoạt động trong phạm vi có đường kính khoảng 3m và đây được gọi là ổ mò.

Tuy nhiên, do nước lũ lụt hoặc do vật chủ bị chích đốt máu nên mò có thể hoạt động di chuyển và nguyên nhân này khiến cho mò phát tán đi xa hơn đến nơi mới. Tại nơi có điều kiện thích hợp, có thể hình thành nhiều ổ mò hoạt động.

Với loại mò đỏ Leptotrombidium deliense, chúng phát triển quanh năm nhưng cao nhất ở mùa hè và từ tháng 5 cho tới tháng 8. Đặc biệt, mò đỏ xuất hiện ở những nơi có khí hậu hai mùa là mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Ngoài ra, mò là loài vật thường phát triển mạnh vào mùa mưa.

Thực tế, tùy thuộc vào hoạt động theo từng khu vực:

– Ở vùng núi thường phát hiện ở các thung lũng, ven suối và gần nguồn nước. Những khu vực như quanh các bản làng, nơi có vị trí thấp, râm mát và có độ ẩm cao, cây cỏ rậm rạp, có nhiều chuột hoạt động.

– Vùng đồng bằng, thành phố thì mò gà đốt thường phát hiện ở các sân bãi, vườn hoang có nhiều ao hồ và cây cỏ mọc um tùm, nơi có nhiều chuột qua lại.

– Đối với vùng biển, mò thường phát triển ở bãi lầy, nơi có bụi cỏ cây rậm ở ven đê hay bị ngập nước và khu vực có nhiều chuột.

Gợi ý cách chữa mò gà đốt cho trẻ nhỏ - Hình 2

Mò gà đốt xuất hiện ở mọi nơi và phát triển mạnh vào mùa mưa – Ảnh Internet

3. Quá trình sinh trưởng của mò gà diễn ra như thế nào?

Mò trưởng thành sống trong đất. Đối với mò đực, sau 1 đến 6 ngày xuất hiện túi tinh ra môi trường bên ngoài và có mùi hấp dẫn mò cái đến. Lúc này, mò cái sử dụng chân để đẩy túi tinh vào lỗ sinh dục.

Thời gian sau đó 1 tuần, mò cái đẻ trứng và mò cái có thể đẻ trứng trong nhiều tháng liên tục. Với điều kiện bình thường ở nhiệt độ từ 23 đến 25 độ C. Bản chất, mò cái có thể đẻ đến 500 trứng và trung bình mỗi ngày mò cái có thể đẻ từ 1 đến 3 trứng. Từ 1 đến 3 tuần sau, trứng sẽ nở ra ấu trùng.

Bản chất, mò có tập tính chọn lọc vật chủ ký sinh, nó là động vật ưa thích ký sinh ở các loại động vật gặm nhấm và động vật ăn côn trùng. Ngoài ra, mò còn có thể ký sinh ở gà, chim và dơi nơi các loài bò sát sinh sống.

Đối với ấu trùng mò Leptotrombidium deliense, loại mò này có vai trò truyền nhiễm bệnh ở Việt Nam thích ký sinh trên loại chuột nhà Rattus flavipectus và một số loài chuột khác sống gần con người.

Có thể bạn không biết, ấu trùng mò còn có tập tính ký sinh chọn lọc vị trí ký sinh.

– Mò ký sinh ở chuột thường chọn vị trí là lỗ tai, quanh mắt, quanh vú.

– Mò ký sinh ở người thường ký sinh ở nách, rốn và bẹn.

Có thể hiểu, mò ấu trùng thường lựa chọn những vị trí da mềm, ẩm của vật chủ đế ký sinh. Ngoài ra, mò gà đốt còn ưa vật thể màu đen, nơi có ánh sáng và khí carbonic CO2.

4. Phương pháp đốt chích máu của mò

Mò chích đốt máu bằng cách, ấu trùng mò cắm vòi vào da vật chủ và tiết ra một loại men theo nước bọt làm tan rữa mô của vật chủ tại vết đốt và tạo thành một ống dẫn. Trong ống dẫn đó có chứa dịch lỏng của mô tế bào, máu và nước bọt.

Sau đó, mò hút chất dịch này vào dạ dày rồi tiết ra nước bọt theo ống dẫn và làm phá hủy sâu hơn tổ chức tế bào, mô của vật chủ. Lúc này, nơi mà vết mò ký sinh thì lúc đầu sẽ xuất hiện một nốt sẩn tịt có đường kính khoảng từ 3 đến 6mm. Sau đó sẽ hình thành bọc nước ở giữa, chung quanh vị trí mò đốt bị viêm tấy đỏ, đau, ngứa và khó chịu.

Đến khi bọc nước vỡ ra, để lại một vết loét đặc hiệu có giá trị chẩn đoán bệnh. Thực tế cho biết, ấu trùng mò chỉ ký sinh ở vật chủ 1 lần và nó chích hút máu cho no trước khi rời khỏi vật chủ mình ký sinh.

5. Dấu hiệu nhận biết bọ mò đốt

– Phỏng nước ở da, nốt phỏng này thường hoại tử sau đó vài ngày, đóng vảy màu nâu và tạo thành các vết loét.

– Phát hiện những vết loét do mò đốt, nhất là ở vùng da mỏng mềm

Video đang HOT

– Nhức đầu, chóng mặt, phát ban, nổi hạch sưng đau

– Sốt (đa số thường bị sốt sau khi bị bọ mò cắn): Sốt cao từ 38- 40 độ, dễ bị chẩn đoán nhầm với sốt xuất huyết, sốt siêu vi hoặc sốt rét. Cần tường thuật với bác sĩ chẩn đoán về việc bạn có tiếp xúc với môi trường nào khác hay không, có từng đi qua rừng, sông suối… hay không.

Gợi ý cách chữa mò gà đốt cho trẻ nhỏ - Hình 3

Hình ảnh mô tả 1 vết loét do bọ mò đốt

6. Hướng dẫn cách chữa mò gà đốt

Bước 1: Sơ cứu khi bị bọ mò đốt

Bạn cần lập tức tắm nước nóng ngay khi phát hiện mình bị bọ mò đốt. Sử dụng xà phòng để chà lên người, loại bỏ con bọ mò khác vẫn còn đang bám hay ẩn náu trên da. Ngoài ra, việc tắm vòi hoa sen còn giúp giảm phản ứng của da với vết đốt.

Bước 2:

Sử dụng kem kháng histamine hoặc kem hydrocortisone để thoa ngoài da giảm hiện tượng ngứa trên da. Bên cạnh đó, bạn có thể chườm túi đá viên hay túi chườm lạnh để giảm các vết đốt để giảm ngứa.

Bước 3:

Không gãi lên vết do bọ mò vừa mới cắn vì có thể gây hiện tượng rách da. Bạn có thể cắt móng tay để tránh việc gãi làm xước da và sử dụng thuốc mỡ để sát trùng, ngăn ngừa nhiễm trùng.

Ngoài ra, nếu phát hiện vết đốt của bọ mò đốt từ sớm có thể sử dụng các loại thuốc thông dụng để điều trị như Doxycyclin, Tetracyclin, hoặc Cloramphenico cho trẻ em, Azithromycin cho phụ nữ có thai có thể khiến vết đốt giảm ngứa và nhanh lành.

– Sử dụng kem bôi: Bạn có thể sử dụng các loại kem bôi chuyên dụng để làm giảm vết ngứa.

Không nên g iảm trầy xước trên da bằng cách thoa sơn móng tay trong suốt hay keo sữa lên vết đốt: Nhiều người sử dụng nguyên liệu này vì cho rằng bọ mò có thể bị ngạt thở.

Thực tế, bọ mò không thực sự dưới da, bọ mò còn dễ dàng thoát ra ngoài. Việc sơn móng tay trong suốt hoặc keo sữa lên vết đốt bản chất chỉ có tác dụng giúp bạn tránh gãi vào vết đốt chứ không có tác dụng giảm ngứa như mong đợi.

Nghiền aspirin thành bột: Sau khi nghiền aspirin rồi thoa lên vết bọ mò đốt giúp làm giảm ngứa.

Hỗn hợp muối nở và nước: Sau khi tắm thoa hỗn hợp lên vết đốt.

Gợi ý cách chữa mò gà đốt cho trẻ nhỏ - Hình 4

Sử dụng muối nở và nước để thoa lên vết mò đốt sau khi tắm – Ảnh Internet

Dung dịch amoniac gia dụng : Hòa bất kỳ loại dung dịch amoniac gia dụng phổ biến nào vào nước. sau đó dùng bông gòn chấm dung dịch lên vết đốt và lặp lại phương pháp này khi cần để điều trị bọ mò đốt.

Sử dụng máy sấy tóc: Bật máy sấy tóc ở nhiệt độ cao cách vết đốt khoảng ngắn 5cm, sấy nhanh và khô trong vài giây sẽ tạo cảm giác đỡ ngứa trên vết đốt.

Khi có dấu hiệu viêm da nghiêm trọng do bọ mò, phản ứng mạnh với vết đốt của bọ mò hay dấu hiệu nhiễm trùng quanh vết đốt, bạn lập tức đến bác sĩ để khám và nhận điều trị kịp thời.

*Lưu ý: Mọi thông tin liên quan đến điều trị trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, cần được sự đồng ý của bác sĩ trước khi áp dụng.

7. Trẻ bị mò cần phải làm sao?

7.1. Chẩn đoán phân biệt

Trong quá trình nhận biết và chẩn đoán sốt mò ở trẻ em diễn ra thường khó khăn hơn. Bởi vì:

– Các triệu chứng ban đầu của tình trạng trẻ bị mò đốt không điển hình.

– Các triệu chứng của mò đốt ở trẻ dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác như sốt rét, sốt phát ban hay sốt xuất huyết và sốt thương hàn.

Đặc biệt, nhiều trẻ nhỏ nhập viện khi bị mò đốt ở giai đoạn muộn. Lúc này, các triệu chứng diễn tiến nghiêm trọng tương tự như bệnh nhiễm xoắn khuẩn vàng da, nhiễm virus cấp và nhiễm trùng huyết, nhiễm não mô cầu.

Muốn chẩn đoán chính xác, bác sĩ phải dựa vào vết đốt mò nếu có và thực hiện kèm theo các xét nghiệm:

– Tìm kháng thể đặc hiệu trong máu.

– Dựa theo công thức máu cho kết quả bạch cầu bình thường hoặc tăng, đa nhân trung tính ưu thế và tiểu cầu thường giảm.

– Khi trẻ có men gan cao hoặc rất cao.

– Thực hiện phân tích hóa sinh phản ứng ELISA dương tính.

7.2. Trẻ bị mò cần phải làm sao?

Muốn bảo vệ sức khỏe của trẻ tốt nhất, phụ huynh ngay khi phát hiện trẻ bị mò đốt cần can thiệp để điều trị sớm và đúng kháng sinh để đem lại kết quả tích cực.

Nếu được điều trị đúng cách, trẻ sẽ hết sốt sau 3 ngày và hồi phục nhanh chóng. Khi không được điều trị đúng cách, trẻ có thể sốt kéo dài từ 2 tuần trở lên sau đó hạ dần.

Các trường hợp thông thường thì sốt mò ở trẻ em có thể tự khỏi sau 6 tuần. Tuy nhiên, nếu bệnh nghiêm trọng mà không được điều trị thì tỉ lệ tử vong ở trẻ khá cao. Đặc biệt, miễn dịch của sốt mò không bền vững nên trẻ vẫn có khả năng tái mắc bệnh sau khi đã nhận điều trị khỏi.

Thực hiện điều trị mò đốt cho trẻ, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh đặc hiệu để chữa sốt ve mò. Trong khi đó, đối với trẻ em và phụ nữ có thai sẽ sử dụng các loại thuốc kháng sinh khác. Đối với việc sử dụng kháng sinh, bạn cần nhận tham khảo và chỉ dẫn từ bác sĩ.

Ngoài ra, người bệnh tuyệt đối không tự ý ngừng kháng sinh quá sớm. Đặc biệt đối với những ngày đầu của sốt vì có thể khiến bệnh tái phát.

Gợi ý cách chữa mò gà đốt cho trẻ nhỏ - Hình 5

Trẻ bị mò đốt, phụ huynh tuyệt đối không chủ quan – Ảnh Internet

8. Đối phó với bọ mò

8.1. Phòng tránh bị bọ mò đốt

Thực tế, phòng tránh vẫn tốt hơn so với điều trị. Vậy nên, muốn phòng tránh để không bị mò đốt hiệu quả, cần thực hiện các biện pháp sau:

– Không nằm, ngồi hay phơi quần áo ở các bãi cỏ, bụi cây, nơi bọ mò dễ xuất hiện.

– Khi đi vào rừng, cây cối rậm rạp cần mặc các loại quần áo chẽn gấu, chân tay đi tất, đi giày bịt kín, gài ống quần, ống tay áo trong bít tất tránh mò xâm nhập vào cơ thể.

– Diệt ấu trùng mò trong nhà bằng các phương pháp phun, xịt chuyên dụng

– Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ khu đất xung quanh nhà, nơi ở.

– Khi xuất hiện hiện tượng người lớn hoặc trẻ em bị sốt cao, nổi phát ban, nổi hạch, có vết loét trên da cần tìm đến bác sĩ và trung tâm y tế lớn để xét nghiệm, nhận tư vấn và điều trị kịp thời.

– Không dùng các kháng sinh dự phòng ít hiệu quả, gây tốn kém.

– Hiện nay vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh.

– Không dùng kháng sinh dự phòng vì ít hiệu quả và tốn kém.

8.2. Làm gì khi bị bọ mò đốt?

Khi bị bọ mò đốt, bạn cần tuân thủ mọi chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý điều trị tại nhà có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra, để không làm vết loét thêm trầm trọng, bạn nên chú ý một số điều sau:

– Không nên gãi, bạn có thể vỗ nhẹ trên da thay vì gãi để giảm cảm giác ngứa ở vết bọ mò đốt.

– Chà xát vết bọ mò đốt thay vì gãi.

– Sử dụng sản phẩm xịt không độc, không hại quanh mắt cá chân để chống côn trùng, bọ mò.

– Giặt quần áo bằng nước nóng khi phát hiện có bọ mò nhằm tiêu diệt bọ mò xót lại trong quần áo.

– Không nên đi chân không vào nhà vệ sinh hay những lùm cây, bụi cỏ rậm rạp nơi có thể xuất hiện bọ mò.

Tất tần tật các bệnh thường gặp về họng và cách phòng tránh

Mỗi khi có chuyện gì đó mà không thể cãi vào đâu được nữa, đành chịu lép vế ngồi im, người ta bảo là… “cứng họng”!

Tất tần tật các bệnh thường gặp về họng và cách phòng tránh - Hình 1
Ung thư vòm họng.

Khi… cứng họng, âm thanh không thể phát ra. Họng là nơi giao nhau của đường hô hấp và đường tiêu hóa. Nó được ví như là một ngã tư đường đảm trách nhiều chức năng khác nhau như nuốt, thở, nói, nghe, nếm…

Hình dáng, cấu trúc và chức năng

Họng có hình dáng giống như một chiếc phễu. Phần trên phễu xòe rộng. Phần dưới phễu thu lại hẹp hơn. Bản chất của họng là một ống cơ và màng ở ngay trước cột sống đoạn cổ.

Chiều dài trung bình của họng khoảng 12cm, đi từ mảnh nền của xương chẩm đến ngang tầm vị trí đốt sống cố thứ IV.

Phía trên, họng nối liền với mũi. Phía dưới, nối liền với thanh quản và thực quản. Thành họng được kết cấu bởi lớp cân, cơ và niêm mạc. Họng được chia thành 3 phần: Tỵ hầu (họng mũi), khẩu hầu (họng miệng) và thanh hầu (họng thanh quản). Họng có nhiều tổ chức lympho.

Tổ chức lympho lớn nhất và cũng thường gây phiền toái cho khổ chủ là các amidan. Về phương diễn mô học, các amidan giống như cấu trúc của hạch bạch huyết.

Họng cũng có mạng lưới thần kinh để điều khiển các chức năng hoạt động một cách có hiệu quả và được nuôi dưỡng bởi hệ thống mạch máu.

Họng còn có chức năng phát âm, thở, nghe, cảm nhận hương vị của các thức ăn (chức năng vị giác). Ngoài ra họng còn góp phần bảo vệ cơ thể qua hệ thống tổ chức lympho.

Các bệnh lý thường gặp

Viêm họng cấp: Là một bệnh lý cấp tính thường gặp, nhất là khi thời tiết đột ngột thay đổi. Bệnh xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Đây là tình trạng viêm của lớp niêm mạc họng, thường đi kèm với viêm amidan.

Nhiều trường hợp tạo nên một hợp tấu… viêm, gồm viêm xoang, viêm mũi, viêm VA (ở trẻ nhỏ), hoặc viêm amidan (ở trẻ lớn và người lớn).

Có nhiều nguyên nhân gây viêm họng cấp, hàng đầu là virus (tỉ lệ mắc khoảng 60 – 80%), tiếp đến là vi khuẩn (tỉ lệ mắc khoảng 20 – 40%). Ngoài ra, còn do môi trường sống bị ô nhiễm, thói quen sinh hoạt (như uống nhiều nước đá) hoặc do bệnh lý từ các khu vực lân cận như tai mũi họng, răng miệng…

Bệnh thường khởi phát đột ngột với sốt, chảy mũi nước, nghẹt mũi, ho, cảm giác khô họng, mệt mỏi, ăn uống kém. Biểu hiện điển hình của viêm họng cấp là rát họng, đau họng, nhất là khi nuốt.

Nếu thăm khám sẽ thấy niêm mạc xung huyết làm cho họng đỏ lên, xuất tiết dịch, có thể thấy các mao mạch nổi rõ. Hai amidan sưng to, đỏ và có thể có các chấm trắng của mủ. sờ thấy hạch góc hàm sưng nhẹ và có cảm giác hơi đau.

Viêm họng cấp có thể diễn ra nhanh trong một vài ngày. Nhưng cũng có trường hợp gây biến chứng như áp xe thành họng và quanh amidan, viêm xoang, viêm mũi, viêm thanh khí phế quản, viêm phổi, viêm cầu thận cấp, viêm khớp (bệnh thấp khớp cấp), viêm tai giữa và thậm chí là ung thư vòm họng.

Việc điều trị, nếu nguyên nhân do virus thì không cần sử dụng kháng sinh. Kháng sinh chỉ sử dụng cho các trường hợp viêm họng do nhiễm khuẩn hoặc ban đầu là virus, nhưng sau đó lại bị bội nhiễm.

Người bệnh cần ăn các loại thức ăn mềm, dễ nuốt, các loại rau và trái cây nhiều vitamin C, uống trà gừng hoặc mật ong. Kiêng các món ăn khô và cứng, cay và nóng quá hoặc nguội lạnh quá. Hạn chế đồ uống có cồn và không hút thuốc lá.

Tránh tiếp xúc với người đang bị các bệnh lý đường hô hấp trên, vệ sinh răng miệng thường xuyên, hạn chế bia rượu, bỏ hút thuốc lá, vệ sinh môi trường sạch sẽ, nâng cao chất lượng cuộc sống và thường xuyên rèn luyện thân thể.

Viêm amidan: Bệnh này được chia làm hai loại cấp tính và mạn tính.

Viêm amidan cấp tính: Nguyên nhân do virus hoặc vi khuẩn, khởi bệnh thường đột ngột với mệt mỏi, nhức đầu, chán ăn, sốt và đau. Có thể là đau họng hoặc đau nhói bên tai. Đau gia tăng khi nuốt, khi nói hoặc khi ho. Một số trường hợp 2 amidan sưng lớn, há miệng là thấy được ngay.

Viêm amidan mạn tính: Thường là hậu quả của viêm amidan cấp tính không được điều trị tốt, bệnh tái diễn nhiều lần gây ra mạn tính. Biểu hiện của viêm amidan mạn tính thường nghèo nàn, không rầm rộ như viêm amidan cấp tính. Tuy nhiên, cũng có những đợt bệnh tái diễn cấp tính trên nền viêm amidan mạn tính.

Người bệnh do mắc bệnh lâu ngày nên có thể xanh xao, gầy yếu, mệt mỏi, sốt về chiều, nuốt vướng giống như đang có dị vật trong họng. Hơi thở hôi, thỉnh thoảng ho khan và khàn tiếng. Ở trẻ có thể khò khè khi ngủ và thậm chí là ngáy rất to.

Người có các dấu hiệu nghi ngờ bị viêm amidan cần được khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để xác định chẩn đoán và dùng thuốc hợp lý. Kháng sinh chỉ sử dụng cho những trường hợp nhiễm khuẩn hoặc bội nhiễm. Dùng thuốc giảm đau, hạ sốt, giảm ho long đờm khi cần và theo sự chỉ định của bác sĩ.

Viêm họng hạt: Ngược với viêm họng cấp, viêm họng hạt (Adenoids) thường tái diễn, kéo dài. Nên là một bệnh mạn tính. Trên vòm họng của người bệnh xuất hiện nhiều hạt nhỏ. Do đó, bệnh viêm họng này có tên là viêm họng hạt. Bản chất của các hạt là tổ chức lympho. Các hạt mọc trên vòm họng ra gây cảm giác khó chịu ở họng và ngứa họng.

Viêm họng hạt chiếm tỉ lệ khoảng 45% tổng số những người mắc các bệnh về họng. Bệnh gần như chỉ gặp ở người trưởng thành, rất hiếm gặp ở trẻ nhỏ.

Các biểu hiện thường gặp của viêm họng hạt là khó chịu ở họng, khô rát họng, ngứa họng, ho, khạc đờm. Sốt cao nếu tình trạng viêm nhiễm nặng.

Nguyên nhân gây viêm họng hạt cũng giống như viêm họng cấp. Ngoài ra, viêm họng hạt còn gặp ở những người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Dịch vị có tính axit trào ngược từ dạ dày qua thực quản lên khoang miệng liên tục tác động lên vòm họng làm tổn thương lớp niêm mạc vùng họng tạo ra các hạt.

Bệnh viêm họng hạt có thể gây ra các biến chứng sau: Áp xe thành họng và amidan, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phổi, viêm khớp, viêm cầu thận, viêm màng ngoài tim… Do đó, người nghi mắc bệnh viêm họng hạt cần cần khám chuyên khoa Tai Mũi Họng và điều trị có hiệu quả để tránh những biến chứng có thể xảy ra.

Nguyên tắc điều trị và chế độ ăn uống của người mắc bệnh viêm họng hạt cũng tương tự như người bị viêm họng cấp. Một số trường hợp nặng cần có chỉ định đốt hạt bằng tia laser hoặc bằng nhiệt.

Tất tần tật các bệnh thường gặp về họng và cách phòng tránh - Hình 2

Viêm V.A: V.A là chữ viết tắt trong tiếng pháp: Végétations Adénoides. Trong chuyên môn người ta sử dụng lâu ngày thành quen. V.A có bản chất là một tổ chức lympho nằm trên vòm họng. Có vai trò nhận diện vi khuẩn và tạo ra kháng thể tiêu diệt chúng.

Không khí từ ngoài vào mũi, qua V.A rồi mới đến phổi. Độ dày của V.A khoảng 4 – 5cm, phát triển mạnh ở trẻ từ 6 tháng đến 4 tuổi và thoái triển lúc 5 – 6 tuổi. Do đó, bệnh gần như chỉ gặp ở trẻ em dưới 7 tuổi.

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ cũng tương tự như các bệnh lý khác của họng. Viêm V.A chia thành hai loại cấp tính và mạn tính.

Điều trị viêm V.V cấp tính hay mạn tính chủ yếu là vệ sinh mũi miệng, súc rửa và nhỏ thuốc. Sử dụng kháng sinh cho trường hợp nhiễm khuẩn hoặc bội nhiễm và nghi ngờ. Sau mõi nổ lực nếu bệnh tái diễn, kéo thì giải pháp cuối cùng là nạo V.A.

Người lớn mắc các bệnh như cảm cúm, cảm lạnh và bệnh đường hô hấp khác hạn chế tiếp xúc với trẻ. Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết chuyển lạnh và tránh gió lùa. Vệ sinh răng miệng cho trẻ và hướng dẫn trẻ biết cách tự vệ sinh răng miệng tốt.

Nuôi trẻ bằng chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng và cân đối giữa các thành phần thức ăn. Cho trẻ tiêm chủng phòng bệnh đầy đủ. Đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời các bệnh lý đường hô hấp, mũi họng và tất cả những bệnh lý khác nói chung.

Ung thư vòm họng: Là loại ung thư xếp hàng thứ tư trong các loại ung thư nói chung và xếp hàng thứ nhất trong bệnh lý ung thư vùng đầu mặt cổ. Đây là một bệnh lý ác tính do sự phát triển bất thường của các tế bào vòm họng.

Các yếu tố nguy cơ thường gặp là hút thuốc lá, dùng nhiều thức ăn lên men, nhất là các loại không hợp vệ sinh, sử dụng nhiều bia rượu. Ngoài ra còn do nhiễm virus EBV (Epstein-Barr Virus) lây qua nước bọt hoặc chất tiết đường sinh dục.

Ung thư vòm họng thường diễn biến âm thầm. Do đó bệnh thường được phát hiện trong giai đoạn muộn. Bệnh không có các biểu hiện đặc thù nên đa số nhầm lẫn với các bệnh khác. Các biểu hiện có thể gặp là nói giọng mũi, nghẹt mũi, chảy mũi. Nước mũi là dịch xuất tiết hoặc là máu.

Chóng mặt, nhức đầu, đau tai, ù tai và thậm chí là nghe kém. Nổi hạch ở cố và các biểu hiện ở mắt như lồi mắt, lác mắt, sụp mi và nhìn mờ… Các dấu hiệu toàn thân nhu sốt, sụt cân không rõ nguyên nhân.

Việc phòng bệnh không gì khác hơn là hạn chế hoặc loại bỏ các yếu tố nguy cơ. Thay đổi hành vi tình dục an toàn. Vệ sinh răng miệng tốt và tăng cường rèn luyện thân thể.

Rate this post

Viết một bình luận