Nguyên tắc giặt đồ lót bằng máy giặt

Đồ lót là vật tiếp xúc trực tiếp với da hàng ngày, dù không bị bụi bẩn từ bên ngoài nhưng chúng lại bẩn hơn chúng ta nghĩ. Áo lót thường có form dáng chuẩn theo từng size nhất định nên việc giặt áo sao cho áo không bị hỏng, gọng không bị biến dạng bạn cần tìm hiểu các chương trình giặt của máy giặt và một số lưu ý dưới đây để giúp áo không bị ảnh hưởng kể cả khi giặt thường xuyên bằng máy giặt.

Chế độ giặt nhẹ hay chế độ giặt quần áo dễ hỏng – đồ mỏng (với máy giặt Electrolux) sẽ đảm bảo đồ lót khó bị hỏng nhất. Chế độ này mô phỏng gần giống nhất với hình thức giặt bằng tay. Chế độ giặt nhẹ phù hợp với đồ lót vì nó có tốc độ quay chậm -> tác động tới đồ giặt giảm đáng kể, hạn chế bung các chi tiết trang trí trên đồ lót.

2/ Nên dùng loại nước giặt riêng

Nếu bạn thấy quá cầu kỳ hoặc rắc rối thì có thể sử dụng luôn loại nước giặt dùng cho các loại quần áo thường để dùng khi giặt đồ lót bằng máy giặt. Không nên dùng bột giặt vì đồ lót nhỏ dễ bị xoắn rối sẽ bị dính cặn bột giặt có thể khi sử dụng người dùng sẽ bị ngứa hay dị ứng da.

Tốt nhất bạn nên chọn loại nước giặt khi giặt máy hoặc bột giặt khi giặt tay dành riêng cho đồ lót để sử dụng. Những loại nước giặt dịu nhẹ, thân thiện với môi trường là loại phù hợp nhất để giặt đồ lót. Bạn có thể dùng nước giặt trẻ em để dùng giặt đồ lót.

Khi giặt đồ lót bằng máy giặt, bạn nên vò qua quần lót bằng tay và xả lại với nước 1 lần trước khi cho chúng vào giặt chung với áo lót để tránh chúng lây bẩn sang áo lót và các loại đồ khác.

3/ Dùng túi lưới đựng áo lót

Áo lót được giặt bằng máy rất hay phải ra hiện tượng quai áo, móc khóa bị vướng vào quần áo khác dễ bị kéo giãn, bị rách, bị hư hỏng. Đặt áo lót trong túi lưới giúp dây áo không bị kéo, vướng khi giặt đảm bảo áo giữ nguyên được độ đàn hồi. Mỗi túi lưới chỉ lên cho tối đa 3 áo lót mỗi lần giặt để đảm bảo hiệu quả giặt tẩy tốt nhất.

4/ Chỉ giặt chung đồ lót với quần áo mềm

Không giặt đồ lót chung với đồ thô cứng

Những đồ thô cứng hoặc quá dày như vải thô, len, jeans hay khăn tắm quá lớn ảnh hưởng đến chất lượng của đồ lót. Cụ thể là khi máy vận hành lồng giặt quay để giặt và vắt đồ sẽ khiễn quần lót bị giãn hết cỡ nếu xoắn phải đồ thô cứng khác, độ đàn hồi và gọng của áo lót cũng khó chịu đựng được sức nặng và chặt khi bị quấn bở những đồ dày và cứng.

5/ Phơi khô đồ lót tự nhiên

Vắt đôi áo trên dây

Áo lót có độn khá dày nên để phơi tự nhiên sẽ khá lâu khô, tuy nhiên sấy đồ lót ở nhiệt độ cao khiến áo bị nhão, giãn, dây áo bị co rúm,… Phơi đồ lót bằng cách vắt đôi áo/quần trên dây để hạn chế dồn sự co giãn lên 2 dây áo đảm bảo dây không bị giãn do cúp áo kéo xuống.

Xem thêm cách sử dụng máy giặt chuẩn nhất

Áo lót được giặt bằng máy rất hay phải ra hiện tượng quai áo, móc khóa bị vướng vào quần áo khác dễ bị kéo giãn, bị rách, bị hư hỏng. Đặt áo lót trong túi lưới giúp dây áo không bị kéo, vướng khi giặt đảm bảo áo giữ nguyên được độ đàn hồi. Mỗi túi lưới chỉ lên cho tối đa 3 áo lót mỗi lần giặt để đảm bảo hiệu quả giặt tẩy tốt nhất.

Rate this post

Viết một bình luận