Ba vị vua có rất nhiều của cải, nhưng thậm chí cả những người nghèo cũng dâng lên Chúa tất cả những gì họ có để bày tỏ lòng tôn kính đối với cậu bé thần thánh. Những người chăn cừu mang tặng Chúa trái cây và các đồ chơi xinh xắn do chính tay họ làm.
Có một câu truyện kể về một cậu bé nghèo khó, cậu nghèo lắm chẳng có lấy một thứ gì ngoài một chiếc trống nhỏ. Nhưng thật tuyệt vời bởi vì cậu bé có ước mơ được gặp vị Chúa Giê-su bé bỏng, và vì thế cậu bé đã lên đường đến Bethlehem với hai bàn tay trắng và chiếc trống nhỏ bên mình. Khi cậu bé đến bên vị Chúa nhỏ tất cả ánh sáng và niềm vui vây quanh cậu và cậu bé nhận ra cậu chẳng có món quà nào dành cho Chúa. Cậu chỉ có thể chơi trống mà thôi. Và thế là cậu bé đã chơi một giai điệu nhẹ nhàng, như tiếng mưa xuân, và vị Chúa bé bỏng quay mặt lại, mỉm cười với cậu. Món quà của cậu bé nghèo, không mang giá trị vật chất, được dâng lên bằng tình yêu trong sáng tuyệt vời.
Cũng giống như nhiều phong tục ngày Giáng sinh khác, tặng quà cũng có nguồn gốc lịch sử từ trước khi phong tục về Chúa được phổ biến. Trong buổi lễ thờ cúng Thần Nông ngày hội mùa màng của người La Mã cổ, một ngày hội mùa màng, người ta đã mang đến các ngọn nến nhỏ và các vật làm bằng đất sét. Vào ngày đầu năm mới của người La Mã, mọi người tặng nhau nhiều món quà rất đẹp. Người La Mã tin rằng những món quà đẹp sẽ mang tới một năm mới tốt lành. Người ta thường tặng nhau hoa quả, mật ong, và bánh. Các cành cây được mọi người tặng nhau để tượng trưng cho sức mạnh và sức khoẻ dồi dào. Những người La Mã giàu có tặng nhau các đồng tiền vàng để chúc may mắn. Mọi người đều tặng quà, trẻ con tặng quà cho thầy giáo, người nô lệ tặng quà cho chủ nô và người dân tặng quà cho hoàng đế. Mặc dù ba vị vua và những người khác đã tặng quà cho Chúa Giê-su bé bỏng, nhưng tặng quà đã không trở thành lẽ nghi bắt buộc trong lễ Giáng sinh cho đến vài thế kỷ sau khi Chúa ra đời. Các vị Chúa không muốn tôn giáo của mình giống với các lễ hội ngoại đạo, các vị Chúa đã từ chối tặng quà như là một tục lệ ngoại đạo.
Vào thời Trung Cổ, tặng quà đã trở thành một phong tục trong ngày lễ Giáng sinh. Các vị vua nước Anh, cũng giống như các vị vua La Mã, đã yêu cầu thần dân của mình tặng quà. Các thường dân cũng trao đổi các món quà nhưng các món quà tặng đẹp và đắt tiền thì chỉ được trao đổi giữa các người giàu với nhau. Những người nghèo khó trao đổi các đồ vật rẻ tiền và giải trí với nhau bằng các trò chơi và liên hoan văn nghệ. Ngày 26 tháng 12 (Boxing day) là ngày tặng quà ở Anh có nguồn gốc từ thời Trung Cổ. Các vị thầy tu có nhiệm vụ phải lấy hết đồ bố thí trong hộp đựng ở nhà thờ và phân phát quà cho người nghèo. Những người giàu vui thú với những bữa yến tiệc Giáng sinh lớn, và khi bữa tiệc kết thúc, họ gói những thức ăn thừa lại và mang cho đầy tớ người làm trong nhà. Ngày nay ở nước Anh, úc và Canada, Boxing day là thời gian tặng quà cho người giao hàng, người giúp việc và bạn bè.
Tại các đồn điền cũ ở vùng Nam Mỹ, có một trò chơi gọi là “quà tặng Giáng sinh” đã được những người nô lệ thực hiện và sau đó sớm trở nên phổ biến trên khắp đồn điền. Khi hai người nô lệ gặp nhau vào ngày Giáng sinh, họ đều hô to: “Quà tặng Giáng sinh !” Người đầu tiên nói to câu đó sẽ nhận được một món quà nhỏ từ người kia.
Ngày nay tại vùng Bắc Mỹ, mọi người thường đặt các món quà dưới gốc cây và mở chúng ra vào ngày Giáng sinh. Trẻ con treo những đôi tất của mình trên lò sưởi để nhận được quà Giáng sinh. Trong bữa tiệc Giáng sinh, mọi người cũng có thể có “grab bag” một cái túi lớn hoặc một cái rổ chứa đầy quà tặng. Mọi người lấy quà từ những cái túi đó mà không cần biết ai là người tặng quà.
Ở các nước khác trên thế giới, có những trò chơi tặng quà tương tự, phát triển từ truyền thống tặng quà trong gia đình. ở phía bắc nước Ðức và các nước Scan-đi-na-vơ có một tục lệ rất cổ xưa. Vào đêm Giáng sinh các cánh cửa vào nhà đều được mở, và một cái túi lớn được ném vào trong nhà dành cho một thành viên trong gia đình. Khi cái túi lớn được mở ra, mọi người sẽ thấy có một cái túi nhỏ hơn ở bên trong cái túi lớn. Chiếc túi nhỏ hơn này là để dành tặng cho một thành viên khác trong gia đình. Một người tiếp theo mở cái túi đó và sẽ thấy cái túi nhỏ hơn dành cho một thành viên nữa trong gia đình. Các cái túi nhỏ hơn và nhỏ hơn nữa dần dần được mở ra cho tới khi món quà tặng thật sự xuất hiện ở trong cái túi nhỏ nhất.
Ở Thụy Ðiển, mỗi cái túi chỉ dành tặng cho một người. Các món quà nhỏ bé đắt tiền được gói trong hết lớp giấy này đến lớp giấy khác. Người ta kể rằng có một cô gái trẻ đã nhận được túi quà khổng lồ mà bên trong túi là người đàn ông đang cầu hôn cô, được gói cẩn thận trông như một túi quà thực sự. Các món quà luôn luôn gây bất ngờ!
Người Hà Lan yêu thích rất nhiều trò chơi tặng quà. Trò chơi được ưa thích là săn tìm. Một tờ giấy ghi chú được nhét vào trong một cái bắp cải và cái bắp cải được gói lại như một món quà. Tờ giấy ghi chú hướng dẫn mọi người tìm đến nơi nào đó giấu quà trong nhà, chẳng hạn như ở trong bếp. Một tờ giấy ghi chú khác ở trong bếp đưa thêm một số thông tin và dẫn tới các tờ giấy ghi chú khác nữa. Cuối cùng, sau khi đã tìm kiếm khắp quanh nhà, mọi người sẽ tìm được món quà của họ. Một phong tục được người Hà Lan ưa thích là mỗi thành viên trong gia đình nhận được một thanh sô cô la có hình chữ cái đầu tiên tên của người nhận quà.
Các món bánh là món quà phổ biến vào ngày lễ Giáng sinh. ở nhiều nước còn có phong tục bỏ các món quà hoặc giải thưởng vào trong ruột bánh mỳ hoặc các loại bánh khác. ở Peru, một loại bánh đặc biệt đã được làm riêng cho ngày lễ hiển linh. Mỗi lát bánh đều chứa một món quà nhỏ. ở Hy Lạp, một đồng xu được bỏ vào trong chiếc bánh mỳ Giáng sinh và mọi người nói rằng ai có được đồng xu kia sẽ được may mắn trong suốt năm mới. Một phong tục cổ của người Canada nói tiếng Pháp là bỏ một hạt đậu thường và một hạt đậu Hà Lan vào trong chiếc bánh. Người nào tìm được sẽ trở thành vua và hoàng hậu của buổi liên hoan. Các tấm thiệp Giáng sinh có hình thức đơn giản nhưng là một món quà đầy ý nghĩa vào ngày Giáng sinh. Còn gì đẹp hơn một món quà được trang trí lộng lẫy cùng với một tấm thiệp đẹp tuyệt vời mang những lời chúc tốt đẹp gửi đến bạn bè và họ hàng.
(Sưu tầm)
Khi Chúa chào đời tại Bethlehem, ba vị vua đã thờ phụng Chúa ngay trên nôi. Ba vị vua này tặng Chúa vàng bạc châu báu, hương trầm và chất nhựa thơm. Những món quà này thể hiện lòng tôn kính của họ đối với Chúa. Vàng là biểu tượng cho vương quốc của Chúa, hương trầm tượng trưng cho sự hiện hình của Chúa và chất nhựa thơm biểu thị cho Chúa bị đóng đinh trên thánh giá.Ba vị vua có rất nhiều của cải, nhưng thậm chí cả những người nghèo cũng dâng lên Chúa tất cả những gì họ có để bày tỏ lòng tôn kính đối với cậu bé thần thánh. Những người chăn cừu mang tặng Chúa trái cây và các đồ chơi xinh xắn do chính tay họ làm.Có một câu truyện kể về một cậu bé nghèo khó, cậu nghèo lắm chẳng có lấy một thứ gì ngoài một chiếc trống nhỏ. Nhưng thật tuyệt vời bởi vì cậu bé có ước mơ được gặp vị Chúa Giê-su bé bỏng, và vì thế cậu bé đã lên đường đến Bethlehem với hai bàn tay trắng và chiếc trống nhỏ bên mình. Khi cậu bé đến bên vị Chúa nhỏ tất cả ánh sáng và niềm vui vây quanh cậu và cậu bé nhận ra cậu chẳng có món quà nào dành cho Chúa. Cậu chỉ có thể chơi trống mà thôi. Và thế là cậu bé đã chơi một giai điệu nhẹ nhàng, như tiếng mưa xuân, và vị Chúa bé bỏng quay mặt lại, mỉm cười với cậu. Món quà của cậu bé nghèo, không mang giá trị vật chất, được dâng lên bằng tình yêu trong sáng tuyệt vời.Ở các nước khác trên thế giới, có những trò chơi tặng quà tương tự, phát triển từ truyền thống tặng quà trong gia đình. ở phía bắc nước Ðức và các nước Scan-đi-na-vơ có một tục lệ rất cổ xưa. Vào đêm Giáng sinh các cánh cửa vào nhà đều được mở, và một cái túi lớn được ném vào trong nhà dành cho một thành viên trong gia đình. Khi cái túi lớn được mở ra, mọi người sẽ thấy có một cái túi nhỏ hơn ở bên trong cái túi lớn. Chiếc túi nhỏ hơn này là để dành tặng cho một thành viên khác trong gia đình. Một người tiếp theo mở cái túi đó và sẽ thấy cái túi nhỏ hơn dành cho một thành viên nữa trong gia đình. Các cái túi nhỏ hơn và nhỏ hơn nữa dần dần được mở ra cho tới khi món quà tặng thật sự xuất hiện ở trong cái túi nhỏ nhất.Ở Thụy Ðiển, mỗi cái túi chỉ dành tặng cho một người. Các món quà nhỏ bé đắt tiền được gói trong hết lớp giấy này đến lớp giấy khác. Người ta kể rằng có một cô gái trẻ đã nhận được túi quà khổng lồ mà bên trong túi là người đàn ông đang cầu hôn cô, được gói cẩn thận trông như một túi quà thực sự. Các món quà luôn luôn gây bất ngờ!Người Hà Lan yêu thích rất nhiều trò chơi tặng quà. Trò chơi được ưa thích là săn tìm. Một tờ giấy ghi chú được nhét vào trong một cái bắp cải và cái bắp cải được gói lại như một món quà. Tờ giấy ghi chú hướng dẫn mọi người tìm đến nơi nào đó giấu quà trong nhà, chẳng hạn như ở trong bếp. Một tờ giấy ghi chú khác ở trong bếp đưa thêm một số thông tin và dẫn tới các tờ giấy ghi chú khác nữa. Cuối cùng, sau khi đã tìm kiếm khắp quanh nhà, mọi người sẽ tìm được món quà của họ. Một phong tục được người Hà Lan ưa thích là mỗi thành viên trong gia đình nhận được một thanh sô cô la có hình chữ cái đầu tiên tên của người nhận quà.Các món bánh là món quà phổ biến vào ngày lễ Giáng sinh. ở nhiều nước còn có phong tục bỏ các món quà hoặc giải thưởng vào trong ruột bánh mỳ hoặc các loại bánh khác. ở Peru, một loại bánh đặc biệt đã được làm riêng cho ngày lễ hiển linh. Mỗi lát bánh đều chứa một món quà nhỏ. ở Hy Lạp, một đồng xu được bỏ vào trong chiếc bánh mỳ Giáng sinh và mọi người nói rằng ai có được đồng xu kia sẽ được may mắn trong suốt năm mới. Một phong tục cổ của người Canada nói tiếng Pháp là bỏ một hạt đậu thường và một hạt đậu Hà Lan vào trong chiếc bánh. Người nào tìm được sẽ trở thành vua và hoàng hậu của buổi liên hoan. Các tấm thiệp Giáng sinh có hình thức đơn giản nhưng là một món quà đầy ý nghĩa vào ngày Giáng sinh. Còn gì đẹp hơn một món quà được trang trí lộng lẫy cùng với một tấm thiệp đẹp tuyệt vời mang những lời chúc tốt đẹp gửi đến bạn bè và họ hàng.(Sưu tầm)