Mù Tạt Là Gì? Mù tạt làm từ gì? Wasabi các khác mù tạt hay không?
Được xem là thứ gia vị không thể thiếu trong ẩm thực Nhật, mù tạt luôn là bí ẩn mà nhiều người khám phá. Việc làm việc tại Nhật Bản khiến các thực tập sinh không thể không tránh khỏi việc sử dụng thứ gia vị đặc biệt này. Vậy mù tạt làm từ gì? Cùng Sawasdee khám phá bất ngờ công dụng của wasabi Nhật Bản.
1. Mù tạt là gì?
Mù tạt là gì?
Mù tạt còn được gọi là mù tạc (đây là từ sử dụng theo phiên âm từ tiếng Pháp Moutard hay tiếng Anh Mustard). Đây là tên gọi chung để chỉ một số dòng cây thực vật thuộc chi Brassica và chi Sinapis có hạt nhỏ được sử dụng để làm gia vị bằng cách nghiền nhỏ sau đó trộn với nước, dấm hay các chất lỏng khác trở thành các loại bột nhão làm mù tạt thành phẩm.
Có thể bạn không tin nhưng bên cạnh việc làm gia vị thì mù tại còn được rất nhiều người sử dụng để làm mặt nạ dưỡng da rất là hiệu quả.
Mù tạt làm từ gì?
Khi bạn ăn mù tạt bạn có cảm nhận được vị cay nồng sộc lên mũi giống như ăn 1 cây cải đắng xanh không, tuy nhiên mù tạt không phải từ cây cải xanh mà chính xác thì mù tạt được làm từ các loại hạt mù tạt và kết hợp thêm một số loại nguyên liệu khác như dầu, giấm, muối, rượu,…
Để đi chi tiết hơn về câu hỏi mù tạt làm từ gì thì chúng ta phải đi vào từng loại mù tạt cụ thể. Các loại mù tạt phổ biến đang được sử dụng trong các nhà bếp đó là:
- Mù tạt xanh (còn gọi là wasabi): Được chiết xuất từ hạt mù tạt xanh của cây cải ngựa. Loài mù tạt này có hai dạng là dạng bột và dạng sệt với vị cay nồng xộc nhanh lên mũi khi dùng. Vị cay mạnh giúp khử mùi tanh và kích thích vị giác nên mù tạt xanh chuyên dùng cho hải sản sống, đặc biệt là món sushi. Ngoài ra, mù tạt xanh dùng để ướp thịt cá cũng rất ngon.
- Mù tạt vàng: Đây là loại mù tạt có dạng kem, được làm từ hạt mù tạt trắng trộn với giấm, đường và nghệ tươi tạo nên màu vàng như vàng nghệ. Mù tạt vàng có vị nồng nhẹ, chua và hơi béo. Cách dùng mù tạt vàng phổ biến là ăn kèm với xúc xích nướng nóng hổi kẹp với bánh mì. Rất nhiều loại sốt salad, nước sốt thịt và nhiều loại súp cũng không thể thiếu thành phần mù tạt vàng. Mù tạt vàng có thể coi là vị cứu tinh cho những món thịt có nhiều dầu mỡ nhờ vị chua dịu, giúp món ăn đỡ ngán và góp phần khử đi mùi khó chịu của các món thịt nặng mùi như thịt thú rừng, dê, cừu.
- Mù tạt Meaux: Được ép từ hạt mù tạt đen, được trộn với giấm tạo nên hương vị cay với độ cay cao hơn so với mù tạt vàng. Mù tạt Meaux thường được dùng để tẩm ướp thực phẩm hoặc phết lên bề mặt miếng thịt sau khi nướng và ăn kèm với hải sản cũng rất phù hợp.
- Mù tạt Dijon: có màu vàng tươi, được làm từ hạt mù tạt đen để nguyên vỏ kết hợp với muối, rượu trắng và một số gia vị khác, thường dùng để làm các loại sốt, trộn salad. Mù tạt Dijon có đủ vị cay từ vị cay dịu đến cay nồng.
- Mù tạt bia: Thông thường, mù tạt được chế tạo từ các hạt mù tạt trộn với giấm. Tuy nhiên đúng với tên gọi, mù tạt bia được trộn với bia thay vì giấm. Loại mù tạt này được xuất hiện ở vùng Trung Tây Hoa Kỳ vào thế kỷ 20.
- Mù tạt mật ong: Đây là loại mù tạt kết hợp với mật ong, ngoài ra có thể thêm giấm hoặc dầu oliu, thường được dùng kèm với bánh sandwich, làm salad hoặc nướng thịt.
Chúng ta có thể thấy mù tạt làm từ gì còn phụ thuộc vào loại mù tạt mà bạn sử dụng, quy trình sản xuất mù tạt thì hầu như giống nhau. Hạt giống sẽ được làm sạch, nghiền nát phần thân và cám được lọc ra, liên tục nghiền cho đến khi đạt yêu cầu, tùy thuộc vào tiêu chuẩn riêng của từng loại.
Mù tạt có tác dụng gì?
Không chỉ được sử dụng như một loại gia vị phổ biến, mù tạt còn có nhiều tác dụng với sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch hay làm giảm quá trình lão hóa. Cụ thể:
Mù tạt giúp giảm lượng cholesterol, phòng chống xơ vữa động mạch, điều hòa lưu thông máu, hạn chế tình trạng cao huyết áp. Nó cũng có tác dụng kiểm soát và hạn chế các triệu chứng của hen suyễn, tắc nghẽn ngực hay cảm lạnh, chống viêm khớp dạng thấp do có hàm lượng selennium và magie cao.
Với lượng lớn thành phần khoáng chất như mangan, đồng,sắt, mù tạt còn giúp tăng cường hệ miễn dịch. Các chất vitamin A,K,C, chất carotenes, lutein giúp chống oxy hóa và làm giảm quá trình lão hóa.
Loại gia vị này cũng phát huy tác dụng trong ngăn ngừa cũng như làm chậm tiến triển của ung thư dạ dày hay kích thích mọc tóc do chứa thành phần khoáng chất và nhiều loại vitamin.
2. Wasabi là gì?
Wasabi là gì? Wasabi được làm từ cây gì?
Wasabi là loại gia vị được chế biến từ thân và củ của cây Wasabi Nhật Bản. Đây là loại cây thuộc họ cải, thường sinh sống mạnh mẽ ở những vùng nước suối chảy quanh năm với nhiệt độ trung bình là 15 độ C.
Hiện nay, Wasabi là loại gì vị nổi tiếng, thường được sử dụng trong những món ăn truyền thống của Nhật như Sushi, Sashimi hay các món hải sản tươi sống.
Wasabi có vị cay nóng và nồng. Vì thế, ngay sau khi ăn, bạn sẽ có cảm giác cay sốc lên mũi. Với những người lần đầu tiên thử loại gia vị này sẽ cảm thấy khá sốc và đôi khi khó chịu, tuy nhiên, cảm giác cay nồng này sẽ mất đi nhanh chóng và không để lại vị nóng bỏng trong miệng lâu như ớt. Với những người yêu thích Wasabi thì bạn thực sự sẽ bị nghiền cảm giác cay sốc đó.
Wasabi Nhật Bản có công dụng gì?
Tác dụng chính của Wasabi là kích thích vị giác, khứu giác cho người ăn, từ đó làm giảm cảm giác ngấy của món thịt nướng hay vị tanh của hải sản sống.
Trong thành phần của Wasabi có nhiều loại khoáng chất như vitamin như A, C, B3, K và hàm lượng dinh dưỡng dồi dào như Canxi, sắt, axit béo, magie, selenium, carotenes, mucilage… Vì thế, đây không chỉ là gia vị ăn kèm mà còn rất tốt cho sức khỏe con người. Thêm đó, hàm lượng calo thấp cùng nhiều đặc tính kháng khuẩn.
Ngoài ra, wasabi còn có tác dụng chống viêm, làm chậm quá trình lão hóa, phòng chống các bệnh về khớp, tăng cường hệ miễn dịch, điều hòa máu lưu thông, kích thích mọc tóc…
Thêm đó, vị cay của Wasabi cũng không giống với mù tạt. Loại gia vị này kích ứng với mũi mạnh hơn tác dụng trên đầu lưỡi. Wasabi thường được sử dụng với những món như sushi hay sashimi nói chung hay được kèm với xì dầu.
Wasabi có phải là mù tạt không?
Hầu hết những thực tập sinh Nhật Bản hay những lao động Việt Nam khi đi xuất khẩu lao đông Nhật Bản trong thời gian đầu mới sang đều thắc mắc vấn đề này, do Wasabi khá giống với mù tạt của Việt Nam. Vậy thực tế Wasabi có phải mù tạt không?
Mù tạt và wasabi có mùi vị khá giống nhau, tuy nhiên, chúng được làm từ nguyên liệu khác nhau.
Mù tạt được làm từ hạt của cây cải mù tạt còn Wasabi được làm từ rễ hoặc phần củ của cây Wasabi – một thực vật thuộc họ Cải (Brassicaceae), có họ hàng với các loài cải bắp, cải ngựa, cải dầu và mù tạt.
Cụ thể hơn, mù tạt là tên gọi của loài thực vật thuộc chi Sinapis và chi Brassica, có hạt nhỏ và được dùng làm gia vị. Loại gia vị này được chế biến bằng cách nghiền nhỏ củ mù tạt, trộn với dấm, nước, bạn đã có nước chấm mù tạt cực kỳ dậy mùi. Hiện tại, mù tạt có 4 loại chính: Mù tạt vàng, mù tạt xanh, mù tạt nâu và mù tạt trắng.
Wasabi chính là loại mù tạt xanh, cũng là loại mù tạt được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Bản thân wasabi cũng được chế tạo thành nhiều loại khác nhau, đáp ứng nhu cầu riêng của từng đối tượng sử dụng.
Ngoài ra, hai loại gia vị này cũng hay được trộn lẫn cùng nhau để tạo ra một loại nước xốt ngâm, gọi là wasabi-joyu.
Hy vọng với bài viết này có thể giúp bạn giải đáp các thắc mắc wasabi là gì, mù tạt là gì, mù tạt làm từ gì cũng như biết cách phân biệt Wasabi và mù tạt, giúp bạn hiểu hơn ít nhiều về những món ăn mang đậm phong cách Nhật Bản, nếu có thời gian hãy thử thực hiện ngay vài món để trổ tài trước gia đình nhé! Chúc bạn thành công!