Tác gia và tác giả có gì giống và khác nhau? Trên thực tế, khái niệm tác giả đã rất quen thuộc với hầu hết chúng ta, nhưng tác gia thì thỉnh thoảng mới được nghe qua, nhưng không nhiều người biết điểm khác biệt của 2 khái niệm này. Hãy cùng wrhc tìm hiểu về tác gia là gì và 9 tác gia lớn của văn học Việt Nam trong bài viết dưới đây.
Tác gia là gì?
Theo từ điển Tiếng Việt, tác gia là khái niệm dùng để gọi những tác giả lớn, có nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật gây được tác động sâu sắc tới và lâu dài tới đời sống của xã hội. Các tác phẩm ở đây có thể thuộc các lĩnh vực nghệ thuật như: văn học nghệ thuật, kiến trúc, sân khấu, điện ảnh, báo chí….
Trong luật sở hữu trí tuệ của nước ta, không có bất cứ định nghĩa nào liên quan đến các tác gia.
Tác giả là gì?
Tác giả được định nghĩa trong từ điển Việt Nam là người trực tiếp sáng tạo, hoàn thành một phần hoặc toàn bộ tác phẩm nghệ thuật hay văn học nào đó. Quyền tác giả là quyền của một tổ chức, một cá nhân đối với những sản phẩm do họ sáng tạo ra hoặc là chủ sở hữu.
Đồng tác giả là những người, nhóm người cùng kết hợp với nhau để tạo ra một sản phẩm, tác phẩm văn học nghệ thuật. Những người này thì có trách nhiệm, quyền lợi… ngang bằng nhau.
Sự khác nhau giữa tác gia và tác giả
Tác gia và tác giả đều là những cụm từ dùng để chỉ cá nhân, tổ chức sáng tạo ra các sản phẩm, tác phẩm trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật.
Dựa vào các cụm từ gia và giả ta cũng có thể phần nào phân biệt được 2 khái niệm này. Trong đó:
- Gia là từ dùng để chỉ những người có chuyên môn cao và có tâm huyết trọn đời với một nghề nào đó. Ta có thể ví dụ như: Luật gia, phi hành gia, triết gia, thương gia…
-
Giả là từ dùng để chỉ những người làm một công việc gì đó trong thời gian ngắn hạn hơn. VD như sứ giả.
9 tác gia lớn của văn học Việt Nam
Trong số vô vàn tác giả nổi tiếng của văn chương Việt Nam, có 9 tác gia được công nhận với kho tàng các tác phẩm đồ sộ, được công chúng yêu mến. Đó là:
Tác gia Nguyễn Khuyến
Nguyễn Khuyến tên lúc nhỏ là Nguyễn Thắng hiệu là Quế Sơn, tự Miễu Chi, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1835, mất ngày 5 tháng 2 năm 1909. Ông sinh ra tại quê ngoại, làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Quê nội của ông ở làng Vị Hạ, xã Yên Đổ, nay thuộc xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
Tác phẩm nổi tiếng:
- Quế Sơn thi tập
- Yên Đổ thi tập
- Bách Liêu thi văn tập
- Bạn đến chơi nhà
- Cẩm Ngữ
- Cùng nhiều bài ca, hát ả đào, văn tế, câu đối truyền miệng.
Nguyễn Khuyến là một trong số rất nhiều nhà thơ lớn của nước ta ở thế kỉ XX. Ông là một tâm hồn Việt Nam tiêu biểu, vừa sáng tác thơ trữ tình, vừa sáng tác thơ trào phúng. Ông cũng là một đại khoa triều quan nổi tiếng. Thơ của ông đã tạo lên một xu hướng thi ca vô cùng mới lạ và đặc sắc.
Tác gia Phan Bội Châu
Phan Bội Châu sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867 tại làng Đan Nhiễm, xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông mất ngày 29 tháng 10 năm 1940.
Phan Bội Châu tên thật là Phan Văn San. Ông có hiệu là Hải Thụ, về sau đổi là Sào Nam. Ngoài ra, ông còn nhiều biệt hiệu và bút danh khác như Thị Hán, Phan Giải San, Sào Nam Tử, Hạo Sinh, Hiếu Hán,..
Ông cũng là một trong những tác gia lớn của Việt Nam trong thế kỷ XX. Ngoài ra, ông còn được biết đến là một chí sĩ cách mạng Việt Nam có ý chí chiến đấu cao, hết lòng tận tụy đóng góp vào công cuộc giải phóng dân tộc.
Tác phẩm nổi bật:
- Việt Nam Quốc sử khảo
- Ngục Trung Thư
- Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư
- Việt Nam vong quốc sử
- Việt Nam Quốc sử bình diễn ca
- Cao đẳng Quốc Dân Di Cảo
- Chủng diệt dự ngôn
- Tân Việt Nam
- Thiên Hồ Đế Hồ
- Khuyến quốc dân du học ca
- Hải ngoại huyết thư
- …
Tác gia Tản Đà
Tản Đà tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, sinh ngày 19 tháng 5 năm 1889, mất ngày 7 tháng 6 năm 1939. Bút danh Tản Đà của ông được ghép từ của 2 cụm từ núi Tản Viên và sông Đà, quê hương của ông.
Ông cũng là một nhà thơ lớn của Việt Nam ở thế kỷ XX. Ông là thi sĩ đầu tiên mở đầu cho phong trào thơ hiện đại ở nước ta. Tản Đà mang đến một luồng sinh khí mới cho nền văn học Việt Nam lúc bấy giờ. Nét độc đáo trong thơ của ông là sự dung hòa nhiều yếu tố khác nhau.
Tác phẩm nổi tiếng:
- Thề non nước
- Muốn làm thằng Cuội
- Tương tư
- Lại say
- Đời đáng chán
- Hầu giời
- …
Tác gia Thế Lữ
Thế Lữ tên thật là Nguyễn Đình Lễ. Ông sinh ngày 10 tháng 6 năm 1907 và mất ngày 3 tháng 6 năm 1989.
Tác phẩm nổi bật:
- Thơ Mấy vần thơ (1935)
- Mấy vần thơ, tập mới (1941)
- Nhớ rừng
Phong cách thơ của Thế Lữ mang một làn gió mới cho nền thơ văn Việt Nam lúc bấy giờ. Chất lãng mạn trong thơ của ông cũng bộc lộ cái tôi trọn vẹn qua việc đưa ra một quan niệm mới về nghệ thuật và người nghệ sĩ. Đó cũng là cái tôi cá nhân phong phú, rất đa dạng và nhiều cung bậc cảm xúc.
Tác gia Hàn Mặc Tử
Hàn Mặc Tử hay Hàn Mạc Tử sinh ngày 22 tháng 9, 1912 tại thành phố Đồng Hới, mất ngày 11 tháng 11, 1940 tại hành phố Qui Nhơn.
Tác phẩm tiêu biểu:
- Lệ Thanh thi tập
- Gái Quê
- Thơ Điên
- Xuân như ý
- Thượng Thanh Khí
- Cẩm Châu Duyên
- Duyên kỳ ngộ
- Quần tiên hội
- Chơi Giữa Mùa Trăng
Hàn Mặc Tử là một hồn thơ rất phức tạp, hồn thơ đầy biến hóa, tương hợp và mâu thuẫn nhau.
Tác gia Nam Cao
Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri (Trần Hữu Trí) sinh ngày 29 tháng 10, 1915 tại Hà Nam, mất ngày 30 tháng 11, 1951.
Ông có một kho tàng các tác phẩm đồ sộ, nổi bật trong đó phải kể đến:
- Sống mòn
- Chí Phèo
- Đời thừa
- Lão Hạc
- Một đám cưới
- Một bữa no
- …
Ông là nhà văn hiện thực lớn, một trong những nhà văn tiêu biểu nhất thế kỷ 20.
Tác gia Tố Hữu
Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, quê ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông sinh ngày 4 tháng 10 năm 1920, mất ngày 9 tháng 12 năm 2002.
Tác phẩm tiêu biểu:
- Từ ấy (1937 – 1946)
- Việt Bắc (1947 – 1954)
- Gió lộng (1955 – 1961)
- Ra trận (1962 – 1971)
- Máu và Hoa (1972 – 1977)
- Một tiếng đờn (1978 – 1992)
- Ta với ta (1992 – 1999)
- Nhớ lại một thời (hồi ký, 2000)
- Một khúc ca xuân (thơ, 1977)
Tác gia Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai sinh nằm 1380, mất ngày 19 tháng 9 năm 1442.
Tác phẩm nổi bật:
- Bình Ngô đại cáo
- Quốc âm thi tập
- Quân trung từ mệnh tập
- Dư địa chí
Nguyễn Trãi không chỉ là một nhà văn, mà ông còn là một nhà chính trị, người góp công lớn trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo.
Tác gia Nguyễn Du
Nguyễn Du tên tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, biệt hiệu là Hồng Sơn lạp hộ, Nam Hải điếu đồ. Ông sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766, mất năm 1820.
Tác phẩm tiêu biểu:
- Truyện Kiều
- Thanh Hiên thi tập
- Nam trung tạp ngâm
- Bắc hành tạp lục
- …
Trong số kho tàng đồ sộ các tác phẩm ấy, Truyện Kiều được cho là tác phẩm truyện thơ gắn liền với tên tuổi của đại thi hào Nguyễn Du.
Qua bài viết này, chắc các bạn đã tự định nghĩa được thế nào là tác gia và tác giả rồi phải không. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, các bạn có thể gửi mail về hòm thư wrhc2018.com@gmail.com, chúng tôi sẽ phản hồi sớm nhất.
Bài viết liên quan:
5/5 – (1 bình chọn)