TÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC
MÃ NGÀNH: 7220204
KHOA: TIẾNG TRUNG QUỐC
Website: http://khoatiengtrung.hou.edu.vn/
Tư vấn, giải đáp thắc mắc tại đây
Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc là gì?
Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc trang bị cho sinh viên kiến thức về văn hóa, văn học, ngôn ngữ, cũng như lịch sử văn minh Trung Quốc; có năng lực trình bày, phân tích, mạch lạc và có phương pháp (bằng văn bản hay ngôn ngữ nói) với từ vựng và thuật ngữ phù hợp các nội dung chuyên môn bằng tiếng Trung Quốc.
Sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc học những gì?
Ngôn ngữ Trung Quốc là một ngành học giúp sinh viên nắm vững và vận dụng các kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, triết học, xã hội học, cơ sở văn hóa Việt Nam, lý luận ngôn ngữ học, tiếng Việt, lịch sử văn minh thế giới, lịch sử tư tưởng Phương Đông và Việt Nam v.v… Các kiến thức cơ sở về ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ dụng, ngữ pháp, ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc, văn học Trung Quốc, các khối lượng kiến thức tiếng Trung Quốc, lý luận về dịch thuật; các kiến thức chuyên ngành, như lý thuyết dịch, thực hành dịch, và các năng lực biên phiên dịch chuyên sâu ở các cấp độ phù hợp với trình độ đại học về Ngôn ngữ Trung Quốc.
Sinh viên Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc say sưa nghiên cứu tại thư viện
Theo học ngành Ngôn Ngữ Trung Quốc sinh viên có được năng lực nghề nghiệp gì?
– Biết ứng dụng những kiến thức thu nhận được trong quá trình đào tạo cùng với những tri thức thông tin cá nhân tự trang bị vào các công việc biên phiên dịch cũng như giảng dạy tiếng Trung Quốc.
– Có khả năng biên phiên dịch trong các công tác đối ngoại, thương mại, đầu tư, văn phòng, du lịch, v.v…
– Am hiểu lịch sử văn hóa Việt Nam và các kiến thức về văn hóa văn minh Trung Hoa, hiểu biết lịch sử cũng như các vấn đề đương đại, với vốn từ và thuật ngữ phù hợp.
– Có khả năng tiếp cận về kiến thức, thông tin đương đại để cập nhật, nâng cao hiểu biết và kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực biên phiên dịch cũng như giảng dạy của cá nhân.
– Có khả năng tự học và học tập liên tục.
Những yêu cầu đối với sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc là gì?
1. Kỹ năng cứng
– Kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Trung Quốc: Có kỹ năng giao tiếp Nghe, Nói, Đọc, Viết bằng tiếng Trung Quốc tương đương HSK cấp 5 (HSK mới) theo quy định đạt chuẩn quốc tế đối với ngành Ngôn ngữ Trung Quốc. Biết vận dụng những nguyên lý soạn văn bản, xây dựng phong cách, kỹ thuật hùng biện và nguyên tắc trích dẫn là những kiến thức đã học được để giao tiếp thành thạo và hiệu quả với người dùng tiếng Trung Quốc ( bản ngữ hay phi bản ngữ) một cách chuyên nghiệp.
– Sử dụng tốt các công cụ công nghệ ( máy ghi âm, laptop, …) làm phương tiện trợ giúp công việc giảng dạy, dịch thuật, phiên dịch và các công việc nghiên cứu hàng ngày trong lĩnh vực chuyên ngành.
– Kỹ năng tự học, tự trau dồi nâng cao năng lực chuyên môn, cũng như có kỹ năng tra cứu, tìm kiếm, phân tích và xử lý các thông tin mới trong lĩnh vực chuyên ngành để thực hiện công việc chuyên môn của mình.
2. Kỹ năng mềm
– Kỹ năng trình bày: Có khả năng trình bày trực quan, nhằm giải thích và thuyết phục những ý tưởng, đối với đối tác hoặc diễn giả, thông qua các kỹ thuật trình chiếu ( phim, ảnh, video, slide,…)
– Kỹ năng làm việc theo nhóm: Có khả năng tham gia tích cực, làm việc hiệu quả, với chức năng là một thành viên hoặc nhóm trưởng trong các nhóm dự án.
– Ngoại ngữ: Có khả năng sử dụng ngoại ngữ thứ hai là tiếng Anh tương đương 450 điểm TOEIC trong giao tiếp và tham khảo tài liệu chuyên ngành.
– Tin học: Sử dụng thành thạo các phần mềm văn phòng trợ giúp cho công việc dịch thuật và giảng dạy.
Sinh viên Ngành Tiếng Trung Quốc – Trường Đại học Mở Hà Nội tham gia chương trình “Thủ lĩnh thanh niên trẻ Trung Quốc – Đông Nam Á”
3. Yêu cầu về thái độ
– Nắm vững chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước và các quy định liên quan đến lĩnh vực đối ngoại.
– Có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khoẻ và lối sống lành mạnh.
– Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, có tinh thần làm việc tập thể.
– Có ý thức cầu thị, thường xuyên phấn đấu vươn lên nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý và nghiệp vụ. Luôn tìm tòi sáng tạo trong chuyên môn.
Sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc ra trường làm gì?
– Cử nhân chuyên ngành biên phiên dịch tiếng Trung Quốc: có thể tham gia làm việc trong các cơ quan Nhà nước hoặc các doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực đối ngoại, truyền thông, kinh tế, thương mại, du lịch …
– Có khả năng làm việc tại các cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế, các công ty mà tiếng Trung Quốc là ngôn ngữ làm việc chính thức, hoặc có mối liên lệ thường xuyên với các quốc gia, vùng lãnh thổ sử dụng tiếng Trung Quốc như: Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao, Singapore, v.v…
– Làm việc ở các cơ quan quản lý có liên quan đến công tác đối ngoại, làm việc tại các công ty nước ngoài, các công ty liên doanh mà tiếng Trung Quốc được sử dụng thường xuyên..
– Giảng dạy tiếng Trung Quốc tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, THPT hoặc THCS nơi có bộ môn tiếng Trung Quốc.
– Nghiên cứu khoa học tại các Viện nghiên cứu có lĩnh vực nghiên cứu thường xuyên là Ngôn ngữ Trung Quốc.
Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường?
Sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc của Trường Đại học Mở Hà Nội sau khi tốt nghiệp có đủ năng lực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp:
– Đủ trình độ tham gia các khóa học, bồi dưỡng nâng cao ngắn hạn về Chính trị quốc tế, Kinh tế quốc tế, Luật quốc tế, Văn hóa đối ngoại tại các Trường, Viện trong và ngoài nước.
– Đủ trình độ để học bằng đại học thứ 2 của các chuyên ngành liên quan.
– Đủ trình độ học bậc sau đại học (Thạc sỹ, Tiến sỹ) chuyên ngành ngôn ngữ Trung Quốc tại các trường trong và ngoài nước.
Thông tin xét tuyển ngành Ngôn Ngữ Trung Quốc?
Ngành đào tạo đại học
Mã ngành
Tổ hợp xét tuyển
Mã THXT
Ngôn ngữ Trung Quốc
7220204
Tiếng Anh, Toán, Ngữ Văn
D01
Tiếng Trung, Toán, Ngữ Văn
D04