Sắp tới kỳ thi rồi, nếu bạn không biết học khối D nên chọn ngành nào, học trường gì ? Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ các tổ hợp môn khối D, danh sách các trường đại học đào tạo cũng như tư vấn một số phương pháp trắc nghiệm tính cách để các bạn chọn trường khối D dễ hơn nhé!
Tổng quan – Cách chọn ngành, trường, chọn nghề khối D
Trước tiên, ta cùng tìm hiểu các tổ hợp môn khối D đã nhé!
Khối D gồm những môn nào ? Các tổ hợp môn khối D
Khối D cơ bản (D01) chỉ gồm 3 môn cơ bản: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh. Các tổ hợp môn còn lại có công thức sau: Ngữ Văn (hoặc Toán) + 1 một tự nhiên hoặc xã hội + 1 môn ngoại ngữ.
Từ đây bộ Giáo Dục và Đào Tạo phân khối D làm 99 tổ hợp môn.
- D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
- D02: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga
- D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp
- D04: Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung
- D05: Ngữ văn, Toán, Tiếng Đức
- D06: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật
- D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
- D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh
- D09: Toán, Lịch sử, Tiếng Anh
- D10: Toán, Địa lý, Tiếng Anh
- D11: Ngữ văn, Vật lí, Tiếng Anh
- D12: Ngữ văn, Hóa học, Tiếng Anh
- D13: Ngữ văn, Sinh học, Tiếng Anh
- D14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh
- D15: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh
- D16: Toán, Địa lý, Tiếng Đức
- D17: Toán, Địa lý, Tiếng Nga
- D18: Toán, Địa lý, Tiếng Nhật
- D19: Toán, Địa lý, Tiếng Pháp
- D20: Toán, Địa lý, Tiếng Trung
- D21: Toán, Hóa học, Tiếng Đức
- D22: Toán, Hóa học, Tiếng Nga
- D23: Toán, Hóa học, Tiếng Nhật
- D24: Toán, Hóa học, Tiếng Pháp
- D25: Toán, Hóa học, Tiếng Trung
- D26: Toán, Vật lí, Tiếng Đức
- D27: Toán, Vật lí, Tiếng Nga
- D28: Toán, Vật lí, Tiếng Nhật
- D29: Toán, Vật lí, Tiếng Pháp
- D30: Toán, Vật lí, Tiếng Trung
- D31: Toán, Sinh học, Tiếng Đức
- D32: Toán, Sinh học, Tiếng Nga
- D33: Toán, Sinh học, Tiếng Nhật
- D34: Toán, Sinh học, Tiếng Pháp
- D35: Toán, Sinh học, Tiếng Trung
- D41: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Đức
- D42: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Nga
- D43: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Nhật
- D44: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Pháp
- D45: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Trung
- D52: Ngữ văn, Vật lí, Tiếng Nga
- D54: Ngữ văn, Vật lí, Tiếng Pháp
- D55: Ngữ văn, Vật lí, Tiếng Trung
- D61: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Đức
- D62: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Nga
- D63: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Nhật
- D64: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Pháp
- D65: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Trung
- D66: Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tiếng Anh
- D68: Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tiếng Nga
- D69: Ngữ Văn, Giáo dục công dân, Tiếng Nhật
- D70: Ngữ Văn, Giáo dục công dân, Tiếng Pháp
- D72: Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh
- D73: Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Đức
- D74: Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Nga
- D75 Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Nhật
- D76: Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Pháp
- D77: Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Trung
- D78: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh
- D79: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Đức
- D80: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga
- D81: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nhật
- D82: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp
- D83: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung
- D84: Toán, Giáo dục công dân, Tiếng Anh
- D85: Toán, Giáo dục công dân, Tiếng Đức
- D86: Toán, Giáo dục công dân, Tiếng Nga
- D87: Toán, Giáo dục công dân, Tiếng Pháp
- D88: Toán, Giáo dục công dân, Tiếng Nhật
- D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh
- D91: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Pháp
- D92: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Đức
- D93: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Nga
- D94: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Nhật
- D95: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Trung
- D96: Toán, Khoa học xã hội, Anh
- D97: Toán, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp
- D98: Toán, Khoa học xã hội, Tiếng Đức
- D99: Toán, Khoa học xã hội, Tiếng Nga
Với rất nhiều tổ hợp môn như vậy, chắc chắn cũng sẽ có rất nhiều ngành và trường đào tạo khối D. Hãy cùng xem nhé!
Khối D gồm những ngành nào ?
Nhóm ngành Kinh tế – Ngân hàng – Luật
Hầu hết các trường Đại học thuộc khối ngành này đều có ngành đào tạo khối D.
- Các ngành về Luật:
- Luật dân sự
- Luật tài chính ngân hàng
- Luật kinh doanh
- …
- Các ngành về kinh tế, kinh doanh
- Kinh doanh quốc tế
- Quản trị kinh doanh
- Tài chính ngân hàng
- …
- Kế toán
- Kiểm toán
Nhóm ngành Nghệ thuật
Nhóm ngành nghệ thuật không có ngành đào tạo khối D.
Nhóm ngành Truyền thông – Báo chí
Hầu hết các ngành đào tạo của các trường ở nhóm ngành này đều là các ngành khối D (và cũng là ngành khối khác).
- Quan hệ quốc tế
- Truyền thông quốc tế
- Quảng cáo
- Triết học
- Xã hội học
- Địa lý học
Nhóm ngành Văn hóa – Ngoại ngữ
Hầu hết các ngành của các trường đại học trong nhóm ngành này đều có ngành đào tạo khối C. Nói cách khác là có thể trúng tuyển những trường này khi thi khối D.
- Gia đình học
- Văn hóa đối ngoại
- Văn hóa truyền thông
- Nghiên cứu văn hóa
- Ngôn ngữ Pháp
- Ngôn ngữ Anh
- Ngôn ngữ Nga
- Quản trị kinh doanh
- Tài chính ngân hàng
- Đông phương học
- Sư phạm tiếng Anh
- Sư phạm tiếng Pháp
- và các ngành sư phạm khác
Nhóm các trường Kỹ thuật
- Kỹ thuật sinh học
- Kỹ thuật thực phẩm
- Kỹ thuật hóa học
- Kỹ thuật in
- Công nghệ thông tin
- Cơ khí – Chế tạo máy
- Cơ điện tử
- Quản trị kinh doanh
- Marketing
- Tài chính – Ngân hàng
- Kế toán
- Kiểm toán
Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng có các nhóm ngành sau:
- Công nghệ sinh học
- Kỹ thuật hóa học
- Kỹ thuật môi trường
- Công nghệ thực phẩm
- Quản lý tài nguyên & môi trường
- Chương trình tiên tiến ngành Điện tử viễn thông
Nhóm ngành Giao thông
Hầu hết các ngành của các trường đều là ngành học khối D (trừ Trường Đại học GTVT TP. HCM chỉ có vài ngành khối D).
- Khai thác vận tải
- Kỹ thuật cơ điện tử
- Kỹ thuật cơ khí động lực
- Kỹ thuật xây dựng
- và nhiều ngành Kỹ thuật khác….
- Kinh tế xây dựng
- Kinh tế vận tải
- Khai thác vận tải
Nhóm ngành Xây dựng
- Gần ¾ số ngành trong các trường đại học nhóm ngành này có thể thi tuyển qua khối D.
- Kỹ thuật cấp thoát nước
- Kỹ thuật môi trường
- Công nghệ kỹ thuật Vật liệu xây dựng
Nhóm ngành Kiến Trúc
Nhóm này không có ngành khối D.
Khối ngành Khoa học tự nhiên – Kỹ thuật công nghệ
Phần lớn các ngành đào tạo tại các trường thuộc nhóm ngành này đều có ngành đào tạo khối D.
- Khoa học máy tính
- Kỹ thuật phần mềm
- Mạng máy tính và truyền thông
- và các ngành Công Nghệ Thông Tin khác….
- Sinh học
- Vật lý học
- Địa chất học
- Hải dương học
- ….
- Công nghệ dệt, may
Nhóm ngành Cơ bản – Sư phạm – Sư phạm kỹ thuật
- Quản lý giáo dục
- Giáo dục chính trị
- Sư phạm Ngữ văn
- Ngôn ngữ Nga
- Và nhiều ngành ngôn ngữ khác
- Tâm lý học
- Quốc tế học
- Thông tin – thư viện
Phần lớn các ngành tại Trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP. HCM đều là ngành khối D90, D01.
- Thương mại điện tử
- Kế toán
- Công nghệ kỹ thuật cơ khí
- Công nghệ chế tạo máy
- ….. và nhiều ngành kỹ thuật khác
Nhóm ngành Y dược – Nông lâm – Thú y
Các trường đại học Y dược không có ngành đào tạo khối D hay D01.
- Kế toán
- Kinh tế
- Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Hầu hết các ngành của Trường Đại học Nông lâm TP. HCM đều có thể thi tuyển thông qua khối D01.
Và các trường Đại học địa phương đều có ngành đào tạo khối C.
Các trường đại học khối D
Theo số liệu năm 2019, Việt Nam hiện có hơn 236 trường Đại Học và 30 trường Cao Đẳng trên toàn cả nước.
Tuy nhiên, ở đây mình sẽ chỉ liệt kê một số trường Đại học nổi tiếng. Còn lại cũng có rất nhiều trường khác cũng đào tạo các ngành khối D.
Nhóm ngành Kinh tế – Ngân hàng – Luật
Khu vực phía Bắc:
- Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc Gia Hà Nội)
- Trường Đại học Thương mại
- Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
- Trường Đại học Ngoại thương (cơ sở phía Nam)
- Trường Đại học Luật Hà Nội
Khu vực phía Nam:
- Trường Đại học Kinh tế – Luật
- Trường Đại học Kinh tế TP. HCM
- Trường Đại học Tài chính Marketing
- Trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng
- Trường Đại học Ngoại thương (cơ sở phía Bắc)
- Trường Đại học Luật TP. HCM
Nhóm ngành Truyền thông – Báo chí
- Học viện báo chí tuyên truyền
- Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn Hà Nội
- Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn TP. HCM
Nhóm ngành Văn hóa – Ngoại ngữ
Khu vực miền Bắc:
- Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
- Trường Đại học Hà Nội
Khu vực miền Trung:
- Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng
- Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế
Khu vực phía Nam:
- Trường Đại học Văn hóa TP. HCM
- Trường Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP. HCM
Nhóm các trường Kỹ thuật
- Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
- Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
- và các trường Kỹ thuật khác
Nhóm ngành Giao thông
- Trường Đại học Giao thông vận tải (phía Bắc)
- Trường Đại học Giao thông vận tải (phía Nam)
- Trường Đại học Giao thông vận tải TP. HCM
- và các trường khác
Nhóm ngành Xây dựng
- Trường Đại học Xây dựng (Hà Nội)
- Trường Đại học Xây dựng miền Tây
Nhóm ngành Cơ bản – Sư phạm – Sư phạm kỹ thuật
Khu vực miền Bắc:
- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
- Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội)
Khu vực miền Nam:
- Trường Đại học Sư phạm TP. HCM
- Trường Đại học Sài Gòn
- Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP. HCM
Nhóm ngành Y dược – Nông lâm – Thú y
- Trường Đại học Lâm nghiệp (phía Bắc)
- Trường Đại học Nông lâm TP. HCM
Tư vấn chọn ngành – Định nghề hướng nghiệp khối D
Nếu các bạn sắp phải thi khối D nhưng không biết phải chọn ngành gì, thi trường gì thì mình sẽ chia sẻ một số phương pháp giúp các bạn hướng nghiệp, chọn nghề cho mình nhé.
Trắc nghiệm tính cách MBTI
Lý thuyết MBTI phân mọi người thành 16 nhóm tính cách khác nhau. Mỗi nhóm tính cách sẽ có thế mạnh với một số nhóm nghề nghiệp nhất định.
Bạn có thể làm tính cách và tìm hiểu nghề nghiệp tại: 16personalities.com
Tuy nhiên, để có được kết quả chính xác đòi hỏi các bạn phải đầu tư thời gian tự vấn bản thân, suy nghĩ, dấn thân để tìm được câu trả lời chính xác nhất cho từng câu hỏi trắc nghiệm bên trong.
Bạn xem thêm về hướng nghiệp bằng trắc nghiệm MBTI tại đây!
Trắc nghiệm mật mã Holland
Cũng tương tự như trắc nghiệm MBTI, lý thuyết Holland cũng phân con người ra 6 loại tính cách khác nhau. Với trắc nghiệm, chúng ta sẽ tìm được 3 chữ cái giống với mình nhất, từ đó sẽ chọn ra được nghề nghiệp mà mình mạnh nhất.
Bạn có thể tham khảo hướng nghiệp bằng trắc nghiệm mật mã Holland tại đây!
Hỏi mọi người
Đôi khi, chúng ta không nhận diện được chính mình. Nhưng người khác thì có. Chúng ta cần nhiều tấm gương trong cuộc đời để có thể hiểu được chính mình, mở mang trí óc nhiều hơn.
Hãy hỏi những người xung quanh bạn về cách mà họ nhìn nhận bạn, để ý cách họ nói về bạn,… rồi đừng vội tin ngay mà hãy đem về suy xét lại. Nếu đúng, hãy nhận lấy nó. Nếu chưa đúng, hãy bỏ qua.
Dấn thân, tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoạt động nhóm
Một cách rất hay nữa để các bạn hiểu mình là hãy dấn thân, vượt khỏi vùng an toàn để làm những điều mà mình sợ hãi. Khi đó, bạn sẽ va vấp, sẽ hiểu được mình có thể làm gì và không làm gì.
Làm việc nhóm, bạn sẽ phải gặp và làm việc, phối hợp với nhiều người khác mình. Bạn sẽ cảm thấy không quen, cảm thấy khó chịu… vì không hợp. Và đó cũng là lúc bạn có thể nhận ra tính cách của chính mình.
Tự vấn bản thân, tìm ra các giá trị, thế mạnh của mình
Hãy danh thời gian cho bản thân, tìm một nơi yên tĩnh, không có người, không có điện thoại smartphone, không có sự liên hệ nào với ai cả và tự vấn chính mình xem mình thực sự có giá trị gì, thực sự muốn gì, thích gì, sẽ làm điều gì trong đời.
Những nghề nghiệp khối D sẽ hot trong tương lai
Trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay, một số nghề sẽ dần bị máy móc và công nghệ thay thế. Vì thế, những nghề theo xu hướng hoặc có liên quan đến con người sẽ vẫn tồn tại và phát triển.
Công nghệ thông tin
Ngành này đã quá hot trong 10 năm trở lại đây và tiếp tục trong 10 năm tiếp theo. Công nghệ thông tin chính là nhân tố giúp cho cuộc cách mạng 4.0 diễn ra.
Là nhân tố chính tạo nên cuộc cách mạng 4.0, lương cao hơn hẳn so với những ngành khác, nhân lực luôn thiếu, ngành Công Nghệ Thông Tin chắc chắn là một lựa chọn hay (cho cả con trai lẫn con gái) cho bất cứ ai khi đang phân vân chọn ngành khối D.
Các nhóm ngành liên quan đến quản trị, quản lý
Các công việc quản trị và quản lý luôn luôn đòi hỏi chúng ta phải có kỹ năng làm việc với con người như: khả năng thấu cảm, quản trị cảm xúc, giao tiếp, nhận biết tiềm năng và tài năng của nhân viên, nhận biết và xử lý mâu thuẫn nội bộ,….
Kỹ sư chuyên môn cao
Trong tương lai, công nghệ phát triển, cánh tay robot sẽ hoạt động thay thế công nhân trong nhà máy. Vì vậy những công việc đơn giản có thể sẽ không cần dùng đến người nữa.
Các kỹ sư, công nhân vì thế phải giỏi hơn, nâng cao tay nghề thì mới có thể tồn tại và phát triển được trong thời kỳ mới.
Kết
Dù bạn học ngành nào, khối nào, dù bạn mạnh gì, giỏi gì thì mấu chốt của việc chọn nghề vẫn là… hãy lắng nghe trái tim của mình. Nó muốn làm gì, nó mách bảo nghề gì, hãy chọn cái đó.
Hãy cứ chọn, hãy cứ dấn thân, lên kế hoạch cho minh trong tương lai. Nếu có sai cũng không sao. Các bạn vẫn có thể điều chỉnh lại trong năm nhất, năm hai đại học.
Chúc các bạn tìm ra và có những lựa chọn chắc chắn cho riêng mình.
Quý phụ huynh và học sinh cũng có thể tham khảo thêm các bài viết về hướng nghiệp khác tại đây!