Đặc sản nổi tiếng ở An Giang
Hỏi:
An Giang nổi tiếng với đặc sản gì?
A. Gỏi cá
B. Gỏi bò
C. Gỏi sầu đâu
D. Gỏi chua
Đáp án:
C. Gỏi sầu đâu
Gỏi sầu đâu là một đặc sản trứ danh của An Giang, được chế biến từ lá non, hoa của cây sầu đâu mọc nhiều ở đây. Người dân thường trộn gỏi sầu đâu với khô cá lóc hoặc khô cá sặc nướng xé nhỏ, thịt ba rọi luộc thái mỏng. Ngoài sầu đâu, món ăn còn có thêm vị giòn thanh mát nhờ dưa leo, cà chua… Tất cả nguyên liệu hòa quyện với vị nước mắm pha đậm đà cho ra món ăn độc đáo, hấp dẫn. Đây là món ăn từng góp mặt trong danh sách Top 100 món ăn ẩm thực, đặc sản tiêu biểu của Việt Nam do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công bố.
Gỏi sầu đâu (Ảnh: Truyền hình du lịch).
Món cháo nức tiếng ở An Giang
Hỏi:
Ngoài gỏi sầu đâu, An Giang còn có món cháo nào nức tiếng?
A. Cháo bò Tri Tôn
B. Cháo dê Tri Tôn
C. Cháo vịt Tri Tôn
D. Cháo gà Tri Tôn
Đáp án:
B. Cháo dê Tri Tôn
Ngoài gỏi sầu đâu khô cá lóc, An Giang còn có cháo bò Tri Tôn góp mặt vào top 100 món ăn ẩm thực, đặc sản tiêu biểu của Việt Nam giai đoạn 2011-2016. Huyện Tri Tôn vốn là một trong những địa phương có đàn bò đông nhất An Giang, cho sản phẩm thịt bò mềm ngon, chất lượng. Món cháo bò đặc sản ở đây có cách chế biến đặc trưng, đủ thịt, đủ lòng rất hấp dẫn. Trái chúc chua chua cũng góp thêm hương vị đặc biệt cho món ăn.
Cháo bò Tri Tôn (Ảnh: Thế giới ẩm thực).
Một loại bún trứ danh ở An Giang
Hỏi:
Một loại bún trứ danh nào ở An Giang không thể bỏ qua?
A. Bún cua
B. Bún bò
C. Bún vịt
D. Bún cá
Đáp án:
D. Bún cá
Trong số những món bún hấp dẫn ở miền Tây, du khách không thể bỏ qua bún cá An Giang, mà “điển hình” là bún cá Châu Đốc, bún cá Long Xuyên… Món ngon này kết hợp nhiều nguyên liệu quen thuộc ở miền sông nước như bún tươi, cá lóc đồng, mắm, nghệ, ngải bún, đủ loại rau thơm… Chính sự sáng tạo của người nấu đã làm bún cá An Giang thêm phần đa dạng, đặc sắc.
Bún cá (Ảnh: Du lịch).
Hỏi:
Địa danh Vĩnh Trung, An Giang nổi tiếng với món gì?
A. Bún chả
B. Bánh canh
C. Hủ tiếu
D. Mì nước
Đáp án:
B. Bánh canh
Địa danh Vĩnh Trung ở huyện biên giới Tịnh Biên, An Giang thường được nhắc đến với món bánh canh Vĩnh Trung. Điểm đặc biệt của đặc sản nức tiếng này chính là sợi bánh canh làm từ loại gạo đặc biệt, vốn được thu hoạch từ giống lúa do người Khmer vùng Bảy Núi trồng. Bánh canh Vĩnh Trung có thể ăn với cá lóc đồng, bò viên, giò heo, thịt gà…
Bánh canh (Ảnh: Youtube).
Món ăn của đồng bào Chăm là đặc sản vùng đất An Giang
Hỏi:
Món ăn nào của đồng bào Chăm là đặc sản vùng đất An Giang?
A. Lung lò mò
B. Mung mò lò
C. Tung lò mò
D. Ung lò mò
Đáp án:
C. Tung lò mò
Tung lò mò, hay lạp xưởng bò là một đặc sản nổi tiếng của đồng bào Chăm ở An Giang. Vì người dân theo đạo Hồi, kiêng ăn thịt heo nên thịt bò khá phổ biến trong nét ẩm thực ở đây. Tung lò mò được chế biến theo những bí quyết riêng, sau khi phơi khô có thể chiên hoặc nướng. Nhiều người thích thưởng thức tung lò mò nướng than hồng vì món ăn trông bắt mắt, thơm lừng, hương vị hấp dẫn.
Tung lò mò (Ảnh: aFamily).
Hỏi:
Tại chợ Châu Đốc, An Giang chỉ có duy nhất một người bán món gì là đặc sản ở đây?
A. Cà na đập
B. Cà na dập
C. Cà nà đập
D. Cà ná đập
Đáp án:
A. Cà na đập
Chợ Châu Đốc chỉ có duy nhất một người bán cà na đập – món ăn được đặt tên theo cách chế biến. Quả cà na tươi, sau khi đập nát, vắt bớt nước và chà xát để ra hết chất chát thì đem dầm đường, chờ khoảng vài tiếng đồng hồ là có thể sử dụng. Món này phải khéo léo sao cho quả cà na bị đập không quá nát, vẫn giữ màu xanh tươi sau khi chà xát, vắt nước nhưng hương vị còn nguyên, ăn vẫn giòn. Cà na đập ăn chung với muối ớt, vừa ngọt, vừa giòn rất ngon. Thực khách rất nên thưởng thức món ăn này.
Cà na đập (Ảnh: aFamily).
Hỏi:
Món ăn lạ từ loài bò sát ở An Giang là gì?
A. Mối
B. Kiến
C. Rắn
D. Bò cạp
Đáp án:
D. Bò cạp
Bò cạp hay còn gọi là “bù kẹp”, có màu đen nhánh, hai càng to kềnh, to cỡ con dế cơm. Thoạt nhìn bò cạp trông giống như con gián bò lổn ngổn. Về vùng Bảy Núi có thể thấy loại này được bán dọc hai bên đường. Để có được những con bò cạp thế này, những người chuyên săn lùng con vật này phải lên núi mới có. Họ trang bị một cây cuốc, một cây kẹp và một cái xô. Tìm thấy tảng đá nào khả nghi, họ chỉ cần lật tảng đá sang một bên, nhìn miệng hang thò kẹp vào.
Sau khi “thu hoạch” xong, họ mang bò cạp về bỏ vào thau vài ngày cho “sạch bụng”. Để nguyên con vậy và rửa sạch, cho vào chảo mỡ hoặc dầu đang sôi. Khoảng vài phút sau, bò cạp chín, bốc mùi thơm lạ lùng. Bò cạp dùng kèm rau thơm, cà chua, dưa leo và vài cọng ngò, chấm với muối tiêu chanh. Cắn một miếng, giòn rụm và vị beo béo. Theo những người sành ăn món này, bụng của bò cạp mới là phần ngon nhất.
Món bò cạp này còn được chế biến theo các kiểu khác như bò cạp lăn bột chiên bơ. Một số người Khmer địa phương còn dùng bò cạp ngâm với rượu, uống để chữa các chứng đau lưng, nhức mỏi, đau khớp,…
Bò cạp Bảy Núi (Ảnh: Yan).
Xem thêm