Du lịch miền tây đến với vùng đất An Giang du khách không chỉ được khám phá các điểm đến kì bí mà còn có cơ hội thưởng thức nhiều món ăn ngon. Hãy cùng khám phá top 34 đặc sản An Giang nổi tiếng gần xa nhé!
Đặc sản An Giang – Các món ngon phải thử
1. Canh chua mùa nước nổi
Du lịch An Giang mùa nước nổi luôn được du khách ưa chuộng. Đến An Giang mùa này du khách sẽ được ngắm nhìn những vùng đất ngập nước mênh mông, những khu rừng tràm dường như cũng thêm mênh mông hơn… Bên cạnh các cảnh đẹp thì mùa nước nổi còn mang đến nguồn lợi thuỷ sản to lớn cho An Giang nói riêng và các tỉnh miền tây nam bộ nói chung. Một trong các đặc sản An Giang mùa này mà du khách phải thưởng thức đó là canh chua mùa nước nổi.
Canh chua miền tây thì ngon khỏi bàn cãi. Nhưng mùa nước nổi nguyên liệu để nấu canh chua sẽ khác biệt hơn. Canh chua mùa này được nấu với bông súng, bông điên điển, những loại cá sông tự nhiên. Nguyên liệu tự nhiên tạo nên hương vị thơm ngon cũng tự nhiên vô cùng.
2. Bò cạp Bảy Núi
Khó có địa phương nào ở Việt Nam mà các món ăn từ côn trùng lại nhiều như ở An Giang. Cũng vì vậy mà bò cạp Bảy Núi đã trở thành đặc sản An Giang mà không phải du khách nào cũng dám thử. Món ăn này được bán nhiều nhất ở khu chợ Tịnh Biên. Vì giáp ranh với Campuchia nên các đặc sản An Giang có phần kinh dị này không chỉ phục vụ người Việt mà còn có cả người Campuchia.
Những con bò cạp đen thui còn sống bò qua bò lại trong khá đáng sợ. Nhưng khi được chế biến chiên lên giòn rụm, vàng tươi thì cũng không kém phần hấp dẫn. Theo kinh nghiệm du lịch An Giang của nhiều người từng ăn qua món này thì hương vị của món Bò cạp Bảy núi cũng khá ngon.
3. Bún cá Long Xuyên
Bún cá Long Xuyên thường được nấu với cá lóc. Những con cá lóc tự nhiên nên thịt cá rất chắc và thơm chính vì vậy mà món bún cá cũng trở nên ngon hơn. Khác với bún cá ở nhiều địa phương khác, Bún cá Long Xuyên thường có màu vàng tươi bắt mắt của nghệ cùng màu xanh của các loại rau sống. Hương vị bún cá Long Xuyên cũng rất đậm đà và vừa ăn.
Du lịch An Giang bạn sẽ nhìn thấy có rất nhiều quán ăn phục vị món ngon này.
4. Gỏi sầu đâu An Giang
Cây sầu đâu thường được trồng để lấy gỗ. Nhưng ít ai biết được rằng lá của nó lại có thể chế biến được rất nhiều món ăn ngon. Đặc sản An Giang nổi tiếng làm từ lá sầu đâu đó chính là món gỏi. Gỏi sầu đâu cũng có nhiều loại khác nhau có thể là gỏi tôm, thịt, gỏi cá khô, gỏi tôm khô… Người ta dùng những lá và đọt sầu đâu ngon nhất làm sạch sau đó trộn chung với khô hay tôm thịt rồi nêm nếm. Khi ăn, ban đầu bạn sẽ thấy đắng nhưng về sau lại cảm thấy rất ngon và như bị nghiện vậy.
5. Dưa xoài Cù Lao Giêng
Dưa xoài Cù Lao Giêng rất thích hợp để mua về làm quà hoặc ăn chơi. Các chị em hay những ai thích đồ chua chắc chắn sẽ có ấn tượng rất tốt với đặc sản An Giang này. Xoài để muối dưa là những quả xoài non nhỏ. Công đoạn chế biến khá công phu và tốn thời gian. Sở dĩ Dưa xoài Cù Lao Giêng nổi tiếng là vì vị ngon của nó ăn vào rất vừa miệng. Không quá chua mà cũng không quá mặn. Mọi thức đều được tính toán và nêm nếm rất vừa phải.
6. Cơm nị – Cà púa An Giang
Thay vì cơm sườn, cơm tấm như chúng ta vẫn thường ăn thì đến An Giang bạn nên ăn thử món cơm nị, cà púa. Cơm nị khác với cơm thường ở chỗ được nấu với rất nhiều nước cốt dừa, sữa và nhỏ khô vào. Chính vì vậy mà khi ăn, thực khách sẽ thấy cơm có vị ngọt thanh và béo béo. Còn cà púa chính là thịt bò được chế biến công phu. Thịt sau khi xào với cà ri, hành, ớt sẽ được ninh cùng nước cốt dừa rồi lại rang với dừa nạo, hành củ, đậu phộng.
7. Bánh canh Vĩnh Trung
Bánh canh Vĩnh Trung được nấu rất đậm đà. Tô bánh canh thường đa dạng nguyên liệu như xương heo, thịt heo, thì bò, bò viên, cá lóc… Phần nước dùng còn được bỏ thêm tôm khô nên đậm đà vô cùng. Du lịch vùng bảy núi bạn sẽ thấy có rất nhiều quán ăn ở khu vực phục vụ món ngon này.
8. Quả chúc Thất Sơn
Các đặc sản An Giang thường khiến cho du khách rất tò mò. Thật ra chúc một giống cây gần giống như cây chanh. Và quả của nó hoàn toàn có thể ăn được. Ngày nay số hộ trồng cây trúc Thất Sơn không còn nhiều nữa chính vì vậy mà quả trúc cũng trở nên quý hiếm hơn. Bạn nên nếm thử vị của loại quả này nếu có dịp du lịch An Giang nhé.
9. Cháo bò Tri Tôn
Du lịch Miền Tây chắc du khách đã quen với cháo cá lóc. Nhưng tại An Giang lại có một cháo rất mới lạ đó là cháo bò Tri Tôn. Tri Tôn nổi tiếng là huyện nuôi bò nhiều nhất ở An Giang. Thịt bò ở đây chất lượng, khi chế biến món ăn lại càng thơm ngon. Cháo bò chính là được nấu từ chính thịt bò Tri Tôn.
Ăn kèm với cháo bò Tri còn có rất nhiều những nguyên liệu khác như giá sống, rau thơm, mắm gừng, lòng bò. Người ta cũng dùng quả trúc Thất Sơn thấy cho chanh nên nước có vị chua chua thanh thanh hơn.
10. Chè thốt nốt An Giang
Nếu Bến Tre nổi tiếng với những rừng dừa bạt ngàn thì An Giang chính là thủ phủ của loài cây thốt nốt. Từ thốt nốt người ta làm ra các loại bánh, đường và nấu cả chè. Chè được nấu khá đơn giản với đường thốt nốt, thịt quả thốt nốt, đậu xanh và nước cốt dừa. Có thể ăn nóng hoặc ăn lạnh. Tuy nhiên nếu cho ít đá ăn lạnh sẽ giải nhiệt rất tốt.
11. Bọ rầy Bảy Núi
Món côn trùng tiếp theo mà vùng đất An Giang chào đón bạn đó là bọ rầy Bảy Núi. Chỉ vào những mùa mưa khi bọ rầy bắt đầu xuất hiện thì du khách mới có thể thưởng thức món ngon này. Buổi tối mùa mưa, người ta treo một chiếu đèn bình chiếu sáng dưới gốc cây. Ánh sáng sẽ thu hút những con bọ rầy bay đến. Bọ rầy sau khi bắt sẽ được cắt cánh, chân, làm sạch ruột sau đó rửa với nước muối cho sạch. Bọ rầy Bảy Núi chiên giòn thì ăn ngon phải biết.
12. Bò leo núi Tân Châu
Bò leo núi Tân Châu là món bò nướng nổi danh của vùng An Giang. Khác với ăn bò nướng thông thường, món bò này được cắt những miếng dày và to hơn. Nguyên liệu ướp cùng cũng rất đặc biệt đó chính là trứng gà tươi. Đây không phải là những con bò được nuôi ở vùng núi cheo leo mà tên gọi bò leo núi xuất phát từ chiếc vĩ nướng. Vĩ nướng được làm bằng gang có hình dạng giống như ngọn núi. Những miếng thịt bò đặt lên trên vĩ nướng nên được gọi là bò leo núi.
Thịt bò nướng theo kiểu này đảm bảo được độ mềm cho thịt. Dù để lâu cũng không sợ thịt bị cháy hay dai.
13. Bánh phồng cá linh An Giang
Du lịch miền tây Tết Nguyên Đán nếu có dịp đến An Giang bạn sẽ được thưởng thức món bánh phồng cá linh An Giang. Bánh phồng cá linh đúng như tên gọi có nguyên liệu chính là cá linh. Cà linh từ mùa nước nổi những tháng 8 sau khi bắt về làm sạch sẽ rồi giã nhuyễn. Sau đó cá được ướp với lòng trắng trứng, bột mì và các loại gia vị, đặc biệt là tiêu sọ. Tiếp theo phần bột này sẽ được gói thật ký như đòn bánh hay đòn chả rồi đem đi hấp. Sau khi chín, người ta cắt thành từng lát phơi khô sẽ ra được bánh phồng cá linh.
Để tạo được loại bánh phồng cá linh An Giang thơm ngon đúng chuẩn cần phải chọn những con cá linh vừa phải và nhất định là còn tươi sống.
14. Bánh Chăm An Giang
Người dân tộc Chăm sinh sống nhiều ở huyện An Phú, tỉnh An Giang. Chính vì vậy mà ẩm thực vùng này chịu khá nhiều ảnh hưởng từ văn hoá Chăm. Đặc sản AN Giang mang đậm nét văn hoá Chăm chính là bánh Chăm An Giang. Bánh Chăm có màu vàng rất bắt mắt. Khi ăn bạn sẽ thấy vỏ bánh giòn rụm nhưng ruột bánh thì lại mềm, xốp, béo và ngọt, ăn rất ngon.
15. Xôi Xiêm Châu Đốc
Xôi xiêm Châu Đốc được làm từ nếp Thái nên đặc biệt dẻo và mềm. Ngoài nếp còn có trứng vịt, đường thốt nốt và lá dứa. Khi ăn bạn rưới thêm nước cốt dừa để xôi thêm béo ngon hơn. Xôi xiêm được bán nhiều ở chợ Châu Đốc. Người dân địa phương thường dùng món này để ăn sáng.
16. Bánh bò thốt nốt Châu Đốc
Được bày bán rất nhiều ở chợ Châu Đốc. Bánh bò thốt nốt có màu vàng rất đẹp mắt như quyến rũ du khách. Nhìn những chiếc bánh nhỏ nhắn xinh xắn khiến người ta khó lòng cưỡng lại. Banh bò mềm mềm, thơm thơm cho thêm nước cốt dừa lại càng ngon hơn. Vì làm từ thốt nốt nên bánh có vị khá thanh đạm.
Bánh bò thốt nốt
17. Xôi phồng Chợ Mới
Bên cạnh xôi xiêm Châu Đốc thì cái tên xôi phồng Chợ Mới cũng nằm trong top các đặc sản An Giang. Huyện chợ Mới là nơi trồng lúa nếp nổi tiếng ở khu vực miền tây nam bộ. Nếp ở đây nổi tiếng dèo và thơm. Chính vì vậy mà xôi nấu từ những hạt nếp này cũng ngon hơn. Để chế biến món Xôi phồng người ta dùng cơm, nếp, đậu nấu cùng cho đến khi chính thì giã nhuyễn. Tiếp theo là công đoạn chiên sao cho xôi phồng lên. Người chiên cần hải có kinh nghiệm điều chỉnh lửa sao cho phù hợp. Cùng với đó luôn phải đứng canh để đảm bảo xôi chín đều không bị khét.
Xôi sau khi chiên sẽ phồng tròn lên như quả bóng trông khá lạ mắt. Ăn kèm với xôi phồng là thịt gà nướng, luộc hoặc quay đều được.
18. Bánh phồng Phú Mỹ
Làng bánh phồng Phú Mỹ đã có lịch sử hơn 70 năm nay. Đến thăm làng nghề truyền thống này ở An Giang bên cạnh việc được tìm hiểu về nghề làm bánh thì du khách còn được thưởng thức hương vị bánh phồng ở đây. Bánh được làm từ những hạt nếp chất lượng cùng với đó là sữa, đậu, mè… Thông thường ăn bánh phồng người ta sẽ đem nướng cho bánh phồng lên, giòn giòn, mềm tan trong miệng rất ngon.
19. Mây gai An Giang
Từ khi xuất hiện mây gai đã khiến nhiều người tò mò vì loại quả mới lạ này. Loại quả này có xuất xứ từ Thái Lan. Vì vò ngoài sần sùi khá giống da rắn nên nhiều người Việt còn gọi mây gai là quả da rắn. Khác với bên ngoài không đẹp mắt, thịt bên trong quả mây gai có màu vàng kem, vị ngọt ngọt, chua chua ăn rất ngon. Loại quả này nếu chấm cùng với muối thì lại càng ngon hơn. Mây gai được bán khá nhiều ở các chợ An Giang.
20. Cá leo nướng muối ớt An Giang
Mùa nước nổi ở An Giang còn có sự xuất hiện của một loài cá đặc sản nữa đó chính là cá leo.Đây là loài cá da trơn có thể chế biến thành nhiều món nhưng ngon nhất vẫn là cá leo nướng muối ớt. Cá leo nướng muối ớt phải là cá còn sống. Loài cá này không có vảy nhưng lại nhiều dịch nhớt nên phải rửa thật kĩ với nước muối. Các sau khi làm sạch thì ướp với ớt cùng các loại gia vị rồi mang đi nướng. Trong quá trình nướng phải theo dõi trở cá thường xuyên để cá không bị cháy đen.
Ăn chung với món ngon này rau thơm, xà lách, khế chua, chuối chát cùng nước chấm được pha chế theo một công thức riêng.
21. Cà na đập An Giang
Tuổi thơ của nhiều đứa trẻ miền tây gắn liền với quả cà na. Cây cà na mọc hoang dại, chát chát, chua chua, thường đường những đứa trẻ hái ăn chơi. Ngày nay nhiều tỉnh miền tây đã không còn sự xuất hiện của cây cà na. Chỉ có An Giang là số lượng còn kha khá. Qủa cà na ăn ngon nhất là mang đi đập dập chung với muối ớt. Bên cạnh đó, loại quả này cũng có thể chế biến thành nhiều món ngon khác như cà na ngào đường, muối dưa, ngâm nước mắm…
22. Cơm tấm Long Xuyên
Du lịch đến thành phố Long Xuyên, An Giang nhất định phải ăn thử cơm tấm ở đây. Nếu mọi người đã quen đĩa cơm tấm với miếng sườn to hay những lát dưa leo, cà chua to thì cơm tấm Long Xuyên lại hoàn toàn khác. Cơm tấm Long Xuyên có hạt cơm nhỏ, thịt, dưa leo cũng được thái mỏng thì từng lát nhỏ vừa ăn. Ngay cả trứng cũng vậy. Chính vì điều này đã tạo khiến cơm tấm ở đây trở thành một trong các đặc sản An Giang.
Để cơm bớt nhạt thì khi ăn bạn nên cho thêm ít nước mắm vào. Mỗi đĩa cơm thông thường có giá chỉ khoảng 25.000đ.
23. Gà hấp lá chúc An Giang
Đặc sản An Giang tiếp theo chính là món gà hấp lá chúc độc đáo. Ở các huyện Tịnh Biên và Tri Tôn có nhiều cây chúc. Và từ lá chúc tự nhiên người dân ở đây đã tạo ra món gà hấp lá chúc làm xao xuyến biết bao thực khách. Gà hấp phải là gà ta thì món ăn mới ngon đúng chuẩn. Gà sau khi làm sạch sẽ được tẩm ướp nguyên liệu sau đó mang đi hấp. Điều quan trọng là bạn phải đặt lớp lá chúc phía dưới đáy tô rồi mới bỏ gà lên. Nhờ như vậy mà khi ăn ngoài vị ngon của thịt gà thực khách còn cảm nhận được sự thanh đạm, tự nhiên trong món ăn.
24. Lẩu mắm Châu Đốc
Lẩu mắm Châu Đốc phải nói là hảo hạng trong các loại lẩu. Người ta vẫn biết, Châu Đốc là thiên đường của các loại mắm chính vì vậy mà lẩu ở đây được nấu từ những loại mắm chất lượng nhất. Nếm thử nước lẩu thực khách sẽ cảm nhận được sự đậm đà và kích thích ngay đầu lưỡi. Nguyên liệu nấu lẩu cũng rất đa dạng với nhiều loại rau khác nhau. Khi bạn ăn ở những quán ăn hay nhà hàng khác nhau có thể sẽ gặp những nguyên liệu hoàn toàn khác nhau. Dù vậy không thể thiếu và được nhiều thực khách ưa chuộng nhất là bông điên điển, bông súng, rau mác… Cá ăn cùng thông thường là cá kèo, cá linh, cá sặc…
25. Cá lóc nướng trui An Giang
Món cá lóc nướng trui đã nổi tiếng gần xa và đến An Giang bạn cũng sẽ được thưởng thức món đặc sản miền tây này. Những con cá lóc đồng sống tự nhiên làm món này là ngon nhất. Thông thường người ta chỉ rửa sạch mà không cần lóc vẩy hay mổ bụng. Sau đó dùng thanh tre xuyên từ đuôi lên đầu cá lóc rồi cấm xuống đất. Để nướng cá người ta chất rơm xung quanh và đốt. Cứ như vậy cho đến khi cá chín.
Những con cá sau khi nướng chín sẽ có lớp vẩy đen thui nhưng phần thịt lại trắng và thơm ngào ngạt. Thịt cá không cần nêm nếm gì mà vẫn có vị ngọt tự nhiên.
Đặc sản An Giang làm quà
26. Vũ nữ chân dài An Giang
Cái tên này hẳn sẽ khiến nhiều người tò mò lắm đây! Vũ nữ chân dài An Giang thật ra là khô nhái. Những con nhái chân dài nhỏ thon được làm sạch, bỏ da, ruột rồi phơi khô. Khô nhái dễ ăn mà hương vị cũng rất đặc biệt không thua kém bất kì loại khô nào. Vì bảo quản được lâu nên khô nhái thường được du khách mua về làm quà.
27. Tung lò mò An Giang
Vẫn chưa hết ấn tượng với cái tên khô nhái thì đặc sản An Giang tung lò mò lại tiếp tục khiến du khách đặt dấu chấm hỏi to đùng. Dù vậy, không có gì xa lạ vì tung lò mò thật ra chính là món lạp xưởng. Đặc biệt ở chỗ lạp xưởng này được làm từ thịt bò. Phần vỏ bên ngoài tung lò mò được là từ ruột bò trong khi nhân bên trong là thịt bò bâm nhuyễn. Món ngon này được người dân địa phương ăn trong các bữa cơm hàng ngày và mua về làm quà cũng rất lý tưởng.
28. Khô rắn An Phú
Tiếp theo trong danh sách đặc sản An Giang đó là món khô rắn. Cùng với việc rắn xuất hiện nhiều vào mùa nước nổi thì khô rắn cũng được sản xuất nhiều hơn. Làm khô rắn người ta sẽ tách bỏ xương rắn chỉ lấy phần thịt. Thịt rắn sẽ được tẩm ướp nguyên liệu sau đó mang phơi nắng. Sau khoảng 3 ngày sẽ có thành phẩm. Khô rắn bên ngoài khô chín nhưng bên trong thịt vẫn còn rất mềm. Đây là loại khô khá quý ở An Giang.
29. Cốm dẹp An Giang
Cốm dẹp là món ăn truyền thống của người dân tộc Khmer. Thông thường bạn có thể thưởng thức món ngon này khi du lịch Trà Vinh, Sóc Trăng và An Giang. Chỉ trong những dịp lễ, tết của người Khmer thì mới xuất hiện món ngon này. Cốm dẹp thật ra là hạt nếp rang được giã nhuyễn. Khi ăn sẽ trộn với đường, dừa nạo, đậu phộng. Đơn giản như vậy nhưng ăn lại nghiện vô cùng. Du lịch An Giang bạn hoàn toàn có thể mua các gói cốm dẹp mang về sau đó tự chế biến.
30. Khô bò Châu Đốc
Đi An Giang mua khô bò mang về cũng là một ý tưởng không tồi. Khô bò An Giang có giá tầm 400k/ kg và có thể chế biến được nhiều món ngon khác nhau. Khô bò thường có vị mặn, cay, nồng làm mồi nhấm rượu là hết sảy.
31. Mắm Châu Đốc
Ai đi Châu Đốc mà không mua mắm mang về cơ chứ! Thật vậy, có rất nhiều mắm tại thiên đường mắm Châu Đốc. Nếu có dịp đến chợ Châu Đốc bạn sẽ thấy mắm được bày bán vô cùng nhiều. Các loại mắm Châu Đốc nổi tiếng như mắm cá lóc, mắm cá rô, mắm cá trèn, mắm cá linh, mắm dưa cà pháo, mắm ba khía….
32. Đường thốt nốt An Giang
Đường thốt nốt An Giang khác với những loại đường khác vì có vị ngọt mà thanh, không quá gắt. Đường thường được làm thành cục to và có màu vàng rất đẹp mắt. Đường thốt nốt dùng nấu chè là ngon nhất ngoài ra nó còn khiến một vài loại chè có màu vàng, trông ngon hơn. Không chỉ vậy, so với đường thông thường, đường thốt nốt chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể.
33. Khô Châu Đốc
Khô rắn, khô nhái, khô bò thôi là vẫn chưa đủ đâu nhé. Khô Châu Đốc cũng nhiều loại như mắm Châu Đốc vậy. Nhiều nhất là khô từ các loại cá. Du lịch Châu Đốc bạn có thể lựa chọn loại khô mình yêu thích để dành ăn hoặc làm quà nhé.
34. Trái thốt nốt
Những trái thốt nốt chưa qua chế biến cũng là đặc sản An Giang được nhiều du khách mua về làm quà. Thốt nốt được bán tại chợ thông thường đã được tách khỏi vỏ quả chỉ để lại phần thịt. Khi mua thốt nốt bạn nên mua kèm với nước thốt nốt. Khi về chỉ việc trộn chúng lại với nhau cho thêm ít đường ít đá là có thể thưởng thức.
Đặc sản An Giang nói độc có độc, nói lạ có lạ, nói ngon cũng ngon không kém bất kì món ăn nào. Lên lịch làm một chuyến food tour An Giang nào!
Thuý An