Bị bỏng nước sôi bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?

Trong tất cả các nguyên nhân gây ra bỏng thì bỏng do nước sôi là nguyên nhân thường gặp nhất. Vấn đề đặt ra là khi bị bỏng nước sôi bôi thuốc gì để vết thương nhanh lành và giảm thiểu tối đa khả năng hình thành sẹo. Bài viết dưới đây gợi ý một số thuốc bôi chữa bỏng nước sôi hiệu quả, bạn có thể tham khảo và áp dụng khi cần thiết.

Tùy thuộc mức độ bỏng để lựa chọn thuốc bôi!

Để biết vết bỏng nước sôi bôi thuốc gì cho phù hợp thì cần đánh giá được mức độ bỏng. Tùy thuộc vào tình trạng mức độ vết bỏng mà bệnh nhân có thể sử dụng những loại thuốc điều trị khác nhau.

muc-do-bong-nuoc-soi

Thông thường, vết bỏng nước sôi được chia thành 3 mức độ như sau:

Bỏng độ 1: Đây là mức độ bỏng nhẹ nhất, biểu hiện trên da chỉ là da ửng đỏ và sưng nhẹ, không xuất hiện bọng nước, hiếm khi để lại sẹo. Vết bỏng độ 1 thường khỏi hẳn sau 6 – 9 ngày. Đối với bỏng độ 1, bạn có thể sử dụng thuốc sát khuẩn, kháng sinh hoặc các loại thuốc nguồn gốc thảo dược (lô hội, mật ong,…) để giúp vết thương nhanh lành đồng thời ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.

Bỏng độ 2: Vết bỏng độ 2 gây nhiều tổn thương trên da. Biểu hiện là da đỏ đậm, sưng tấy, đau nhức nhiều, đặc biệt là có hình thành bọng nước. Vết bỏng độ 2 cần khoảng 2 – 3 tuần để hồi phục hoàn toàn nhưng có thể để lại sẹo. Đối với bỏng độ 2, bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng khuẩn, kem bôi trị sẹo để làm thuyên giảm triệu chứng cũng như ngăn ngừa nhiễm trùng và sẹo để lại sau khi đã hồi phục.

Bỏng độ 3: Đây là mức độ bỏng nghiêm trọng cần có chế độ chăm sóc y tế đặc biệt và cần nhiều thời gian để hồi phục. Vết bỏng độ 3 gây tổn thương đến các tổ chức dưới da như dây thần kinh, gân, xương. Dấu hiệu nhận biết bỏng độ 3 là tê liệt cảm giác, vùng da bỏng bị cháy hoàn toàn và chuyển sang màu trắng sáp hoặc đen sạm, có hình thành bọng nước.

☛ Tham khảo thêm tại: [TỔNG QUAN] Bỏng – Phương pháp tiếp cận và xử lý chuyên khoa khi bị bỏng!

Nếu không may bị bỏng nước sôi từ độ 3 trở lên thì bằng mọi giá bạn phải đến các cơ sở y tế để được chăm sóc đúng cách chứ không tự ý sử dụng thuốc bôi tại nhà. Còn đối với bỏng độ 1, 2 bạn có thể tham khảo một số loại thuốc bôi dưới đây.

Bị bỏng nước sôi bôi thuốc gì?

Thuốc mỡ kháng sinh

Bị bỏng tức là da bị tổn thương, đồng nghĩa với việc nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm khuẩn rất cao. Giải pháp có thể cứu cánh bạn trong lúc này chính là các loại thuốc mỡ kháng sinh. Các loại thuốc này có tính kháng khuẩn tốt, ngoài ra còn giúp vết thương nhanh khô hơn, từ đó rút ngắn được đáng kể thời gian điều trị.

boi-thuoc-mo-khang-sinh

Cách thực hiện vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần bôi thuốc trực tiếp thuốc lên phần da bỏng, cảm giác đau và nóng rát sẽ nhanh chóng giảm đi.

Tuy nhiên, tình trạng kháng kháng sinh hiện nay đã trở nên báo động. Tốt nhất bạn nên tham khảo sự hướng dẫn của bác sĩ để dùng thuốc theo đúng liệu trình chứ không tự ý sử dụng thuốc một cách bừa bãi.

Thuốc giảm đau bôi ngoài da

Trong các trường hợp đau nhức ở phần nông của cơ thể như vết bỏng nước sôi, kinh nghiệm dân gian đã có nhiều loại thuốc bôi, cồn xoa lên chỗ đau giúp tình trạng đau nhức có phần thuyên giảm.

Hiện nay, do kế thừa y học cổ truyền và áp dụng các tiến bộ của khoa học hiện đại người ta đã sản xuất ra nhiều loại thuốc giảm đau dùng ngoài da hiệu quả tốt như melthyl salisilat, menthol,… và các thuốc nguồn gốc tổng hợp như diclofenac, ketoprofen, ibuprofen,… Những loại thuốc này được dùng khá rộng rãi với nhiều dạng bào chế khác nhau như thuốc dạng gel, dạng thuốc mỡ, dạng dung dịch, thuốc dạng tấm dán, kem bôi,…

boi-thuoc-giam-dau-len-da

Nhìn chung, các loại thuốc giảm đau ngoài da cho tác dụng tương đối nhanh, giúp vết sưng tấy giảm đi đáng kể sau thời gian ngắn sử dụng. Tuy nhiên, thuốc giảm đau ngoài da chỉ dùng được với các vết thương mức độ nhẹ. Với vết thương nặng thì phải sử dụng các loại thuốc giảm đau dạng uống hoặc dạng tiêm mới có hiệu quả.

Thuốc sát trùng ngoài da

Dùng thuốc sát trùng là phương pháp phổ biến thường được mọi người sử dụng khi gặp các vết thương ngoài da. Một số loại thuốc sát trùng bỏng được dùng phổ biến hiện nay là Dung dịch rửa, làm sạch da hư tổn Nacurgo (chai xanh), Povidine 10%, nước muối sinh lý (NaCl 0,9%), cồn y tế,…

Sát khuẩn vết thương bằng dung dịch rửa vết thương Nacurgo

Ưu điểm của việc dùng thuốc sát trùng trong điều trị các vết thương ngoài da:

  • Dễ sử dụng, giá thành rẻ.
  • Tiêu diệt được các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn, một số loại nấm và virus có vỏ,…
  • Làm sách vết bẩn, mủ ra khỏi vết thương.

Bên cạnh đó, nó cũng có một số nhược điểm như có thể gây cảm giác đau, xót trên một số cơ địa nhạy cảm. Đối với các vết bỏng, bạn chỉ nên sử dụng các loại thuốc sát trùng nhẹ chứ không nên dùng các loại thuốc có tính sát khuẩn mạnh như thuốc đỏ, nước oxy già,… vì nó gây bào mòn da, khiến vết bỏng lâu lành hơn.

Thuốc mỡ kem bôi thảo dược

Các loại thuốc mỡ, kem bôi có tác dụng trị bỏng hiệu quả thường có nguồn gốc từ các dược liệu như lô hội, mù u, nghệ,… Tác dụng của các sản phẩm này là giúp kháng viêm, diệt khuẩn, giảm sưng nề, làm mát và dịu da. Ngoài ra, chúng còn thúc đẩy quá trình tái tạo mô và tế bào giúp vết thương nhanh khỏi và hạn chế hình thành sẹo. Một số kem bôi với thành phần tinh chất trà xanh cũng cho hiệu quả cao trong quá trình trị bỏng.

Ưu điểm khi sử dụng các loại thuốc mỡ và kem bôi thảo dược để trị bỏng chính là tính tiện dụng, dịu nhẹ và an toàn với da. Tuy nhiên, những người có cơ địa dị ứng với hương liệu thì không nên sử dụng.

Bỏng nước sôi không nên bôi gì?

Không bôi kem đánh răng

Kem đánh răng có tính kiềm, có thể bôi lên các vết bỏng acid để làm dịu mát vết thương. Tuy nhiên, với các vết bỏng nước sôi, đặc biệt với vết bỏng lớn, nếu bôi kem đánh răng có thể gây ra tình trạng bỏng kiềm. Hậu quả là làm tăng độ rộng và sâu của vết bỏng, gây đau đớn và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

bong-khong-boi-thuoc-danh-rang

☛ Chi tiết hơn đọc tại bài viết: Sai lầm tai hại khi dùng kem đánh răng trị bỏng

Không bôi “thuốc dân gian” như nước mắm, nước tương,…

Nước mắm hay nước tương đều có hàm lượng muối cao, mà muối thì có khả năng ăn mòn. Trong khi da chúng ta đang bị bỏng đã rất mỏng và yếu, nếu bôi nước mắm lên thì sẽ vô tình làm cho da tổn thương nặng hơn. Lâu dần sẽ không tránh khỏi tình trạng nhiễm trùng, hoại tử. Tương tự, nếu bạn sử dụng các loại thuốc đông y trôi nổi trên thị trường để đắp lên vết bỏng thì cũng có nguy cơ cao gây ra hậu quả nói trên.

Không đắp nghệ tươi khi vết bỏng còn ướt

Từ xa xưa, chúng ta đã được ông cha dạy rằng: “hễ bị thương là nên bôi nghệ”. Củ nghệ với thành phần chính là Curcumin, có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, loại bỏ các gốc tự do và hỗ trợ phục hồi tổn thương trên da. Tuy nhiên, để cho hiệu quả tốt trong quá trình điều trị vết thương, bạn cần bôi đúng thời điểm.

Quan niệm bôi nghệ tươi lên vết bỏng càng sớm càng tốt là không chính xác. Nếu nghệ tươi tiếp xúc với vết bỏng còn ướt thì sẽ dễ gây dị ứng và nhiễm trùng. Bôi nghệ tươi lên vết thương hở còn khiến da bị thâm, hậu quả là làm mất thẩm mỹ. Vì vậy, bạn nên đợi cho vết thương khô lại rồi mới dùng nghệ tươi.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Cách sử dụng nghệ tươi đúng trong trị bỏng!

Trị vết bỏng nước sôi nhanh lành bằng màng sinh học bảo vệ, tái tạo da tổn thương Nacurgo (chai vàng)!

Hiện nay, dung dịch xịt Nacurgo được xem là giải pháp hàng đầu trong bảo vệ và hồi phục các tổn thương ngoài da. Với công nghệ tạo màng sinh học Polyesteramide, bạn chỉ cần xịt dung dịch lên da là đã có thể tạo được một lớp hàng rào vững chắc bảo vệ vết thương trước các tác động tiêu cực từ môi trường. Màng Polyesteramide còn đóng vai trò như một “nhà phân phối thuốc”, giúp lưu trữ và giải phóng dược chất một cách đều đặn qua da.

Dung dịch Nacurgo chứa thành phần tinh nghệ siêu phân tử Nano Curcumin có sinh khả dụng gấp 40 lần so với tinh nghệ thường; có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa và tiêu diệt các gốc tự do. Nano Cucurmin còn giúp đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương, hạn chế hình thành sẹo và thâm nám.

Tinh chất trà xanh được bổ sung trong thành phần của dung dịch Nacurgo với vai trò như một chất chống oxy hóa và có tính sát khuẩn nhẹ. Các nghiên cứu cũng chỉ ra được nhiều công dụng của trà xanh trong việc phục hồi các tổn thương trên da như: làm dịu, làm sạch vết thương, chống oxy hóa, thúc đẩy hình thành hạt và mô mới tại vùng da tổn thương,…

Với cách sử dụng đơn giản, bạn chỉ cần ấn nhẹ van xịt dung dịch Nacurgo lên vùng da bỏng nước sôi. Sau vài giây, dung dịch khô lại tạo thành lớp màng mỏng bao phủ lấy bề mặt da bỏng. Lớp màng này có khả năng tự phân hủy sau 4 – 5 giờ, bạn chỉ cần xịt lại một lớp mới tương tự mà không phải thực hiện thao tác thay băng, rửa vết thương như khi sử dụng băng gạc y tế truyền thống.

Vừa giúp bảo vệ vừa kích thích khả năng tái tạo phục hồi vết bỏng hiệu quả. Nacurgo là sản phẩm rất đáng để thử!

Để tìm mua Nacurgo bạn có thể liên hệ các nhà thuốc phân phối trên toàn quốc  “TẠI ĐÂY”

Hoặc đặt hàng online giao tận nhà “TẠI ĐÂY”

Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn trả lời được câu hỏi “bị bỏng nước sôi bôi thuốc gì cho nhanh khỏi?”. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc hay muốn tư vấn thêm về sản phẩm Nacurgo, hãy gọi ngay đến số điện thoại 1800.6626 để được tư vấn, giải đáp hoàn toàn miễn phí!

Tài liệu tham khảo:

https://www.healthline.com/health/burns

https://suckhoedoisong.vn/tri-bong-thong-thuong-thuoc-gi-n139477.html

Rate this post

Viết một bình luận