Mở quán bia hơi
Theo thống kê của thế giới, Việt Nam là một trong những quốc gia tiêu thụ bia nhiều nhất thế giới, vì vậy không lạ gì khi bắt gặp những quán nhậu sang trọng hay những quán bia hơi ven đường trên khắp các góc phố, nẻo đường. Trong thời tiết nắng nóng kéo dài, những cốc bia hơi mát lạnh là sự lựa chọn của đa số mọi người. Những quán bia còn là nơi bạn bè, gia đình, đối tác lựa chọn tụ tập, nói chuyện với nhau. Hình ảnh những quán bia hơi tấp nập người ra vào, đặc biệt là buổi tối đã quá quen thuộc. Với nhu cầu tiêu thụ lớn như vậy, việc đầu tư và kinh doanh bia hơi là một ý tưởng không tồi, lợi nhuận từ quán bia hơi cũng khá cao.
Tuy nhiên để mở quán bia hơi cần bao nhiêu vốn? Cần chuẩn bị và lưu ý những gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thêm những kinh nghiệm mở quán.
Bia hơi là gì?
Bia hơi là một dạng đồ uống có cồn với lượng cồn thấp, là kết quả của quá trình lên men từ ngô, tiểu mạch, gạo, mạch nha ở nhiệt độ thấp.
Sau khi Hublông hóa bằng quy trình xử lý với hoa Hublông một loại hoa quan trọng trong quá trình sản xuất bia giúp bia có vị đắng nhẹ, thơm đặc trưng, giữ bọt, tạo bọt, rồi lên men dịch đường. Hàm lượng cồn trong bia thường từ 1,68% đến 7,2%.
Thời điểm thích hợp để mở quán bia hơi?
Có nhiều ý kiến cho rằng không nên mở quán bia hơi vào mùa đông, nên mở quán vào mùa hè. Điều này không hoàn toàn đúng, mở quán vào mùa đông là quá sớm nhưng mở mùa hè thì lại quá muộn. Vì khi thời tiết vào hè các quán khác đã có một lượng khách quen nhất định còn quán của bạn chỉ mới bước đầu vận hành. Do đó thời điểm thích hợp nhất là mùa xuân, vừa ra tết để quán có thể khai trương và thu hút một lượng khách quen. Hãy chuẩn bị tất cả để sẵn sàng cho một mùa hè sôi động và nhộn nhịp.
Cần chuẩn bị những gì để mở quán bia hơi?
1. Vốn
Rất khó để đưa ra một con số chính xác về việc mở quán bia hơi cần bao nhiêu vốn, bởi nó còn tùy thuộc vào quy mô kinh doanh. Tất nhiên càng nhiều vốn càng tốt, giúp thuận lợi cho việc kinh doanh sau này. Các yếu tố chi phối nhiều số vốn của bạn là: tiền thuê mặt bằng, sửa sang, thiết kế lại quán,…Chi phí mở quán bia hơi được chia làm hai yếu tố cơ bản sau:
– Chi phí đầu tư ban đầu: tiền mặt bằng và đặt cọc thuê mặt bằng, sửa chữa, thiết kế quán, mua dụng cụ, trang thiết bị,…
– Chi phí duy trì hoạt động quán: 3 tháng mở quán đầu tiên quán bia của bạn chưa thể có lãi, có thể lỗ vốn trong giai đoạn này, vì vậy bạn cần dự trù một khoản kinh phí để quán có thể vận hành trong thời mới bắt đầu.
2. Mặt bằng kinh doanh
Địa điểm kinh doanh bia hơi lý tưởng là ở gần các khu dân cư, khu công nghiệp hoặc các trường đại học,…Đặc biệt là mặt bằng cần thoáng mát, ít bụi bặm để khách hàng có khả năng ngồi lâu, có chỗ để xe rộng rãi.
3. Giấy tờ kinh doanh
Mở quán bia cần những giấy tờ gì? Khi kinh doanh bất kỳ loại hình nào, giấy tờ kinh doanh cũng vô cùng quan trọng. Bởi khi bị các cơ quan chức năng đến và theo dõi, nếu không có đủ giấy tờ việc kinh doanh của bạn có thể bị trì hoãn.
4. Lựa chọn bia hợp lý – chú trọng bảo quản
Để có thể kinh doanh bia hơi thành công, bạn nên lựa chọn loại bia ngon và chất lượng. Cần xem xét vào tùy từng vùng mà lựa chọn loại bia phù hợp với các đối tượng khách hàng. Để khách hàng có thể thưởng thức bia hơi ngon nhất, chủ quán nên chú ý về mặt kỹ thuật giúp bảo quản bia tốt nhất. Ngoài ra các thiết bị đi kèm như bình CO2 hay van vòi chiết rót,… cũng cần phải trang bị đầy đủ. Nhằm tránh tình trạng đến cuối ngày phải đổ bỏ bia vì bị lên men chua.
5. Thực đơn quán bia hơi
Tùy thuộc vào quy mô và khách hàng mục tiêu của từng quán mà lên thực đơn khác nhau. Với những người có thu nhập thấp thì chỉ cần những món đơn giản như đậu phụ, lạc rang, … Còn đối với những người có thu nhập cao hơn bạn có thể chọn những món cầu kỳ hơn như nem chua, chân gà, lẩu, hải sản,…
6. Marketing
Marketing quán bia hơi có phần khác biệt hơn so với các mô hình kinh doanh khác, bởi đối tượng khách hàng đa dạng. Vì vậy các chiến lược marketing của bạn cần hướng tới toàn bộ đối tượng với những sở thích khác nhau. Sử dụng những chương trình khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng, không chỉ vận dụng những kiểu quảng cáo truyền thống như phát tờ rơi, biển quảng cáo khuyến mãi,…bên cạnh đó nên áp dụng các hình thức marketing online để tiếp cận đối tượng khách hàng rộng hơn.
Mở quán bia hơi khá phức tạp chứ không đơn giản chút nào, có rất nhiều trường hợp khách hàng say xỉn, gây sự, quấy phá làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của bạn. Hãy chuẩn bị một tinh thần “thép” để có thể giải quyết được bất kỳ tình huống nào có thể xảy ra.
Hy vọng bài viết sau đây sẽ giúp các bạn có thêm những kinh nghiệm kinh doanh quán nhậu và tìm được cho mình những chiến lược kinh doanh phù hợp nhất.