Những lưu ý khi mở quán bia hơi – XUÂN THANG

Bên cạnh những vấn đề về địa điểm, chủ cửa hàng cần quan tâm việc lựa chọn thương hiệu bia cho phù hợp, chú trọng các món nhậu và kiểm soát tiền chặt chẽ.

Vấn đề đầu tiên bạn phải xác định được là mức độ vốn đầu tư là bao nhiêu? Theo những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, để một quán bia quy mô nhỏ, đòi hỏi số vốn tối thiểu là 100 triệu đồng. Nếu vốn nhỏ, tốt nhất bạn nên tận dụng mặt bằng có sẵn của gia đình, thường là tầng một của nhà đang ở.

Khi chọn địa điểm, bạn nên thăm dò những quán bia quanh khu vực xem lượng khách của họ ra sao. Mới tham gia kinh doanh thì tốt nhất bạn nên tránh xa những địa điểm có các “đối thủ nặng ký”, đã có đông lượng khách hàng thân thiết và ổn định. Còn với phương án đi thuê thì ngoài tiêu chí địa điểm đẹp, đông dân cư, bạn phải ký được hợp đồng dài hạn khoảng 5 năm. Địa điểm cửa hàng nên là nơi thoáng mát, nhưng ít bụi bặm để khách hàng có thể ngồi lâu, đủ chỗ đỗ xe.

Kinh doanh quán bia khá phức tạp nên chủ cửa hàng phải thiết lập quan hệ với chính quyền sở tại nếu không quán sẽ rất khó hoạt động và tồn tại.

Về mặt hàng, bạn cần cân nhắc lựa chọn, tùy từng vùng mà bán các loại bia khác nhau. Có một đặc điểm chủ cửa hàng cần quan tâm là người địa phương nào thường uống bia vùng ấy, trừ một số thương hiệu lớn được bán rộng rãi khắp cả nước. Bạn nên lựa chọn những loại bia ngon, chất lượng và nguồn cung cấp hàng ổn định.

Để đảm bảo chất lượng cho sản phẩm, bạn cần đầu tư tủ bảo quản bia, tránh tình trạng đến cưối ngày phải đổ bia thừa đi vì bị lên men chua. Dù bia tốt đến đâu mà không được giữ lạnh tốt thì chủ cửa hàng cũng dễ thất bại.

Với các quán bia quy mô lớn hay nhỏ thì vấn đề món nhậu cũng rất quan trọng, nó không đòi hỏi cầu kỳ nhưng cũng là chìa khóa để bạn thu hút và giữ chân khách hàng. Các món đòi hỏi món bình dân, thời gian chuẩn bị nhanh, đảm bảo vệ sinh, giá hợp lý như nem chua, đậu phụ, phồng tôm, bánh đa, các loại cá…. Với những cửa hàng có nhiều khách cao cấp hơn thì bạn nên đầu tư thêm những món ăn tự làm và cầu kỳ hơn, tùy vào quy mô của quán.

Công tác quản lý bán hàng cũng đặc biệt quan trọng. Hãy luôn đảm bảo rằng bạn quản lý tốt nhân viên và lượng tiền ra vào ở cửa hàng nếu không sẽ rất rủi ro, dễ bị thất thu.

Khi cửa hàng mới đi vào hoạt động bạn cũng nên chú ý đến các chương trình khuyến mại để kéo khách đến một, hai lần đầu. Nếu bạn là người trực tiếp quản lý, đặc biệt là những cửa hàng quy mô nhỏ thì chú ý khâu giao lưu, ghi nhận những ý kiến của khách.

Rate this post

Viết một bình luận