296
Views
5/5 – (3 bình chọn)
Hình ảnh cây bàng tán lá xum xuê đổ bóng xuống sân trường hay công viên. Đã trở nên không mấy xa lạ, những ngày hè nóng cũng nhờ đó mà bớt đi oi ả.
Nhiều người khi nhìn thấy lại ngập tràn kỷ niệm tuổi thiếu niên, học trò. Tuy nhiên người ta chỉ biết đến công dụng cho bóng là chính.
Giới thiệu, miêu tả cây bàng
Thuộc họ bàng Combretaceae với danh pháp khoa học là Terminalia special. Nơi bắt nguồn có ý kiến cho rằng từ Ấn Độ, New Guinea hoặc Mã Lai,…
Đây là một trong những loài cho gỗ thân lớn, sống chủ yếu ở khu vực nhiệt đới. Chiều cao mà nó có thể đạt là 35m, có nhiều cành nhánh tỏa tròn đều.
Kích thước đa dạng, có loại bé hơn, chỉ vài mét, trồng ở khu vực diện tích nhỏ. Càng già thì tán càng phẳng như chiếc bát úp rộng lớn.
Ngoài trồng lấy gỗ với chất gỗ rắn chắc, đỏ và tốt thì nó còn là cây công trình.
Ở Việt Nam nó có nhiều trong công viên, sân trường hay các khu đô thị. Vừa tạo cảnh quan xanh, vừa cho bóng râm rộng và mát.
Đặc điểm cây bàng ta
Cây thường có thân thẳng, một số dạng thân đôi sần sùi. Lá cây bàng to, bầu bĩnh, có màu xanh khi mới mọc, cuống lá dài. Dạng hình trứng, bóng bẩy ở một mặt, mặt còn lại có nhiều gân nổi lên.
Thu đến chuyển dần sang vàng rồi đỏ và rụng xuống gốc thì chuyển thành màu nâu xám. Mùa đông chỉ còn cành trơ trụi, không còn một chiếc lá nào trông xơ xác.
Xuân đến lại xanh tươi như thường, nhưng có gió lớn thì lá rất rễ rụng. Thường người ta sẽ gặp dạng thân thẳng tắp, nhiều cành chính xòe ra rồi các cành con.
Các cành này dễ gãy rụng nhưng có lớp vỏ bao bọc nên có thể trụ được. Bàng cũng có hoa và quả, hoa dạng đơn tính gồm hoa đực/ cái cùng thuộc 1 thân.
Sắc hoa trắng xanh rất nhỏ, chỉ 1 cm nên đôi khi người ta không chú ý đến. Bông mọc từ các nách lá hoặc trổ từ các đầu cành và không có cánh hoa.
Hết mùa hoa xuất hiện các quả hạch bầu dục khoảng 3-4 cm. Có quả to hơn từ 5-7 cm rất cứng, xanh khi còn non, già chuyển vàng, chín có màu đỏ.
Bên trong có duy nhất 1 hạt ăn được, vị bùi, nhưng để lấy được nhân này không dễ dàng.
Các loại bàng
Cây bàng vuông hay còn được người dân gọi là thuốc độc biển, bàng bí. Là loại cây thân gỗ, danh pháp khoa học ghi là Barringtonia asiatica.
Chiều cao của nó từ 7 đến 25m, khá cao, nước ta không có nhiều. Dễ thấy ở các vùng ngập nước hoặc ở Malaysia trong các rừng đước.
Tuy nhiên loài này khá độc, trong thân và hạt có saponin cực độc. Cái tên thuốc độc biển cũng bắt nguồn từ đây vì người ta lấy để hạ độc cá.
Với danh pháp khoa học là Calotropis gigantean, cây bàng biển cũng là lựa chọn của nhiều người.
Nhiều người gọi là cây bồng bồng, chúng chỉ cao 4-6 mét là cùng. Hoa có 2 màu là xám trắng/ đốm hồng, trồng nhiều ở ven biển, đẹp cả về hoa và lá.
Ngoài ra nó còn là vị thuốc tiêu độc trong Đông y học và trị được bệnh ho.
Bàng Đài Loan rất khác với những loại trên, lá cực đỏ, rất đẹp và mọc chếch lên trời.
So sánh về kích thước thì nó tiết kiệm diện tích trồng hơn mà vẫn tuyệt đẹp. Lá nhỏ, thuôn dài, quả nhỏ hơn và cũng ít hoa hơn, ít rụng lá.
Nước ta hiện nay đang phổ biến loại này do một số nơi có không gian hạn hẹp.
Nhỏ và lạ mắt nhất là cây bàng Nhật với chiều cao mini chỉ 30-40 cm/ cây. Trông khá mỏng manh, lá hình tim độc đáo với sắc xanh trắng xen lẫn.
Người ta ví màu đó như màu cẩm thạch dịu mắt và được trồng trong nhà là chủ yếu.
Một loài nữa nguồn gốc từ châu Mỹ có lá nhỏ 2-5cm, cây cao 10-20m. Trông xa là màu xanh xám pha kem giống hệt cẩm thạch nên đặt tên là bàng cẩm thạch.
Cách trồng và chăm sóc
Hầu như được trồng bằng hạt, lấy các quả chín rụng vùi vào đất ẩm. Sau vài ngày là thấy nảy mầm, để cây cao tầm 1m có thể đánh đi nơi khác.
Nhưng chú ý chọn thời điểm là mùa xuân thì sẽ tốt hơn và nhanh ra rễ mới. Đất trồng sử dụng đất nhiều dinh dưỡng trộn kèm với mùn cưa, xơ dừa,…
Mới trồng tưới nước 1-2 lần/ ngày để rễ bám chắc hơn. Sau đó giảm nước vừa phải, không tưới khi trời đang nắng gắt, nhiệt độ cao. Khi tưới thì không chỉ tưới nguyên gốc mà tưới cả lên lá và thân.
Cực kỳ ưa sáng nên chọn nơi có khoảng trống lớn, không bị những cây khác che khuất.
Cây trưởng thành đến mùa mưa bão, gió to nên tỉa bớt cành để tránh thiệt hại. Mùa thay lá cũng là lúc chúng dễ bị bệnh nhất, sâu tấn công mạnh mẽ.
Cần phun thuốc sâu để phòng bệnh, mỗi năm bón phân 3 lần bằng phân hữu cơ. Định kỳ bón NPK 3 tháng/ lần vào gốc.
Ý nghĩa và công dụng
Nhắc đến hình ảnh cây bàng lá đỏ người ta nghĩ ngay đến mùa thu nơi Thủ đô. Những con đường ngập sắc đỏ của lá bàng mùa thu là cảm hứng trong các bài hát, bài thơ.
Biểu cảm về cây bàng khi ai đó nhìn thấy là những hồi ức tuổi thơ năm xưa. Hay những ngày cắp sách còn tung tăng, vô tư đến trường.
Người ta thường nghe và vô cùng tò mò rằng cây bàng non là gì? Thì đây chính là biểu trưng cho những gì yếu đuối, vô cùng mỏng manh.
Hay phải chăng là các cô gái yếu lòng, trải qua nhiều mối tình không trọn vẹn. Mặt khác lại chứa niềm tin vững chắc, hậu phương dần lớn mạnh.
Ngoài công dụng về bóng mát như đã nói thì nó còn là dược liệu chống viêm. Lá của chúng có chức năng lợi tiểu, làm săn da và tim khỏe mạnh hơn. Nam giới sử dụng tốt cho sinh lý, khả năng sinh sản phục hồi tốt hơn.
Một số nước còn dùng lá làm thuốc chữa gan hoặc làm chè uống hàng ngày. Giúp chữa kiết lỵ hay tiêu chảy, cũng có thể ngăn ung thư hiệu quả.
Khi kết hợp với dược liệu khá như kinh giới, bạc hà, vỏ quýt khô giúp hạ sốt. Gỗ bàng chống thấm nước nên dùng để đóng cano ở Polynesia rất chắc chắn.