Tìm hiểu ngành nghề: Kinh tế vận tải là gì? Mức lương thế nào?

Kinh tế vận tải là một trong những ngành kinh tế quan trọng đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng hàng năm.

Hãy cùng mình tìm hiểu những thông tin quan trọng về ngành học này trong bài viết dưới đây nhé.

nganh kinh te van tai

nganh kinh te van tai

Giới thiệu chung về ngành

Ngành Kinh tế vận tải là gì?

Kinh tế vận tải (tiếng Anh là Transport Economics) là việc nghiên cứu các hoạt động sản xuất vận tải, đề ra phương pháp tổ chức, khai thác, kinh doanh hiệu quả phục vụ cho công tác tổ chức và quản lý doanh nghiệp vận tải nhằm mang lại lợi nhuận.

Ngành Kinh tế vận tải là ngành học thuộc lĩnh vực kinh tế nghiên cứu tối ưu hóa các công tác đầu tư, quản lý và tổ chức khai thác vận tải, cung cấp các dịch vụ hậu cần vận tải.

Chương trình đào tạo ngành Kinh tế vận tải giúp sinh viên nắm được các kiến thức về tài chính tiền tệ, kinh tế học, các nguyên lý thống kê, pháp luật về kinh tế, văn hóa trong kinh doanh, kinh tế lượng, chiến lược kinh doanh và các nguyên lý kế toán.

Ngành Kinh tế vận tải có mã ngành là 7840104.

Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Kinh tế vận tải

Số trường đào tạo ngành Kinh tế vận tải trên cả nước không nhiều, thí sinh và các phụ huynh nên cân nhắc nhiều yếu tố trước khi lựa chọn trường phù hợp.

Các trường tuyển sinh ngành Kinh tế vận tải năm 2022 và điểm chuẩn như sau:

Điểm chuẩn ngành Kinh tế vận tải năm 2021 xét theo kết quả thi tốt nghiệp THPT của các trường đại học trên thấp nhất là 24.05 và cao nhất là 25.5.

Các khối thi ngành Kinh tế vận tải

Có 3 khối xét tuyển bạn có thể sử dụng để đăng ký xét tuyển ngành Kinh tế vận tải vào toàn bộ các trường phía trên, bao gồm:

  • Khối A00 (Toán, Vật lí, Hóa học)
  • Khối A01 (Toán, Vật lí, Tiếng Anh)
  • Khối D01 (Văn, Toán, Tiếng Anh)
  • Và một số khối ít được sử dụng như khối C01, D07

Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển đại học, cao đẳng

Cơ hội việc làm và mức lương ngành Kinh tế vận tải

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế vận tải có thể thử sức bản thân qua nhiều vị trí công việc sau đây:

  • Làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục đường bộ, Cục đường sắt, Cục đường thủy nội địa, Cục hàng hải Việt Nam, tổng cục du lịch, Cục hàng không, Sở GTVT…
  • Làm việc tại các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, hàng không như cảng sông, cảng biển, cảng hàng không, đơn vị kho vận chuyển, xuất nhập khẩu
  • Giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, cơ sở đào tạo, trung tâm nghiên cứu…

Rate this post

Viết một bình luận