CafeLand – Mâm ngũ quả có ý nghĩa rất quan trọng trong gia đình Việt ngày Tết cổ truyền, trước là để thờ cúng, tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên; sau là cầu mong một năm mới an khang thịnh vượng, sung túc đủ đầy.
Mặc dù qua nhiều năm với nền văn hóa thay đổi, phong tục trưng mâm ngũ quả ngày tết vẫn các gia đình Việt Nam thực hiện như một nghi thức đón chào năm mới.
Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày tết
Mâm ngũ quả là mâm quả gồm 5 loại quả khác nhau, được trưng bày trịnh trọng trên bàn thờ gia tiên ngày Tết, mang ý nghĩa chung sâu sắc là dâng cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành trong gia chủ và là một phần không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc ta.
Mâm ngũ quả ngày Tết
Ngoài ra, 5 loại quả trên mâm còn mang ý nghĩa cầu mong một năm mới có một cuộc sống viên mãn, hạnh phúc như “ngũ phúc lâm môn”: phúc, quý, thọ, khang, ninh. Trong tiếng Hán, “phúc” mang nghĩa điều tốt lành, may mắn; “quý” trong phú quý, mang nghĩa giàu có, sung túc; “thọ” mang nghĩa sống lâu trăm tuổi, “khang” trong an khang, mang nghĩa khỏe mạnh, “ninh” trong an ninh, mang ý nghĩa bình yên.
5 loại quả còn tượng trưng cho 5 ngũ hành trong phong thủy gồm kim (kim loại), mộc (cây cối), thủy (nước), hỏa (lửa), thổ (đất). Những yếu tố này tượng trưng cho quy luật của vạn vật dung hòa với đất trời và có những màu sắc riêng đặc trưng.
Sự khác biệt mâm ngũ quả ngày tết giữa các vùng miền
Việc trưng bày mâm ngũ quả là phong tục được người dân ba miền bắc – trung – nam trưng bày trong ngày Tết cổ truyền, nhưng có sự khác nhau giữa việc lựa chọn các loại quả trên mâm cũng như ý nghĩa của từng loại quả.
Trưng bày mâm ngũ quả khác nhau giữa các vùng miền
Mâm ngũ quả miền bắc được trưng bày với 5 loại quả gồm: chuối, bưởi, đào, hồng, quýt.
Theo đó, chuối xanh được đặt ở dưới của mâm quả, có hình dạng bàn tay ngửa lên tượng trưng cho sự bảo bọc, che chở và màu xanh của chuối biểu tượng cho mùa xuân; phật thủ hoặc bưởi được đặt chính giữa mâm quả biểu tượng cho lộc trời ban, may mắn bình an; 3 loại quả khác được đặt đan xen trên mâm ngũ quả tạo thành hình tháp.
Mâm ngũ quả miền bắc
Mâm ngũ quả miền trung chủ yếu là có gì cúng nấy, không câu nệ hình thức ý nghĩa của từng loại quả. Bởi ngày Tết miền trung thường rơi vào mùa đông và là khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai nên đất đai thường khô cằn, ít hoa trái.
Miền trung được gia thoa giữa hai văn hóa miền nam và bắc nên mâm ngũ quả được bày biện đầy đủ: chuối, mãng cầu, sung, dừa, đu đủ,…tùy theo mỗi gia đình.
Mâm ngũ quả miền trung
Mâm ngũ quả miền nam thường cầu kỳ hơn và không trưng bày một số loại quả giống miền bắc. Theo đó, mâm ngũ quả người miền nam thường bao gồm 5 loại quả: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung tượng trưng cho câu “cầu sung vừa đủ xài”, thêm chân đế là 3 trái thơm thể hiện cho sự vững vàng và đặc biệt không thể thiếu cặp dưa hấu ruột đỏ, vỏ xanh.
Người miền Nam ngày Tết quan niệm rằng quả dưa hấu được bổ ra vào mùng 1 Tết sẽ càng gặp nhiều may mắn, phước lành và bình an cả năm.
Mâm ngũ quả miền nam