Soạn bài cụm động từ

SOẠN BÀI CỤM ĐỘNG TỪ

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Cụm động từ là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Nhiều động từ phải có các từ ngữ phụ thuộc đi kèm, tạo thành cụm động từ mới trọn nghĩa.

Ví dụ: chưa biết đáp sao cho ổn, không biết nói thế nào,…

– Cụm động từ có ý nghĩa đầy đu hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình động từ, nhưng hoạt động trong câu giống như một động từ.

2. Cấu tạo của cụm động từ

– Mô hình cấu tạo:

Phần trước

Phần trung tâm

Phần sau

củng/ còn/ đang/ chưa

tìm

được/ ngay/ câu trả lời

– Trong cụm động từ:

+ Các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho động từ các ý nghĩa: quan hệ thời gian (đã, sẽ, đang,…), sụ tiếp diễn tương tự {còn, vẫn, cứ, củng,…), sự khuyến khích hoặc ngăn cản hành động {hãy, đừng, nên, chớ,…), sự khẳng định hoặc phủ định hành động (có, không, chưa, chẳng,..).

+ Các phụ ngữ ở phần sau bổ sung cho động từ các chi tiết về đối tượng (ví dụ: viết văn, đọc báo,…), hướng (ví dụ: chạy thẳng, đi ra,…), địa điểm (ví dụ: đến trường, vào phòng,…), thời gian (ví dụ: xem lâu rồi, chờ cả tiếng,…), mục đích (ví dụ: muốn kén cho con một người chồng,…), nguyên nhân (ví dụ: ngă vì đường trơn,…), phương tiện (ví dụ: đi bằng xe đạp,…) và cách thức hành động (ví dụ: cắt nhanh thoăn thoắt,…).

II. MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI VÀ KHÓ

– Động từ có khả năng kết hợp với một số phụ ngữ đứng trước và đứng sau đế tạo thành cụm động từ.

VD: giải (động từ) -» đang giải bài tập (cụm động từ)

Mô hình cấu tạo trên là mô hình cấu tạo đầy đủ của cụm động từ. Tuy nhiên, cụm động từ có thế xuất hiện ở dạng không đầy đủ.

VD: dã giải, dang ăn, sẽ đi,… (chĩ có phần phụ trước); giải xong bài tập, ân cơm, đi du lịch,… (chỉ có phần phụ sau)

– Phụ ngữ cho động từ có loại chuyên đứng trước hoặc có loại chuyên đứng sau. Ví dụ: dã, sẽ, dang,… là phụ ngữ chuyên đứng trước.

Nhưng cũng có phụ ngữ có vị trí tự do, có thể đứng trước hoặc đứng sau động từ. Ví dụ: (ăn) vội vàng, (đi) thong thả,…-> vội vàng (ăn), thong thả (đi),…

III. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Tìm các cụm động từ trong những câu sau đây:

a) Em bé còn đang đùa nghịch ở sau nhà.

(Theo Em bé thông minh)

b) Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.

(Theo Sơn Tinh, Thủy Tinh)

c) Cuối cùng, triều đình đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán để có thi giờ di hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.

(Theo Em bé thông minh)

Gợi ý

Các cụm động từ là:

a) Còn đang đùa nghịch ở sau nhà.

b) Yêu thương Mị Nương hết mực; muôn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.

c) Đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán; Để có thì giờ; Đi hỏi em bé thông minh nọ.

3. Nêu ý nghĩa của các phụ ngữ được in đậm trong đoạn văn dưới đây. Việc dùng các phụ ngữ này trước động từ miêu tả hành động của người cha và viên quan nói lên điều gì về trí thông minh của chú bé trong truyện Em bé thông minh?

Gơi ý:

Ý nghĩa của các phụ ngừ được in đậm trong đoạn văn:

– Chưa: mang ý nghĩa phủ định tương đối.

– Không: mang ý nghĩa phủ định tuyệt đối.

Việc dùng các phụ ngữ này trước động từ miêu tả hành động của người cha và viên quan nói lên sự thông minh, nhanh trí của em bé. Cha chưa kịp nghĩ ra câu trả lời thì con đã đáp lại bằng một câu mà viên quan nọ không thế trả lời được.

Rate this post

Viết một bình luận