Kim chi được ăn hàng ngày nhưng ít ai biết đến tên gọi kim chi có nguồn gốc từ đâu. Cùng huongkimchi tìm hiểu sâu thêm kim chi là gì qua bài viết sau nhé.
Kim chi là gì? Nguồn gốc như thế nào?
Được người dân Hàn sáng tạo bằng cách lên men món ăn từ cách đây hơn 4000 năm, kim chi trở thành linh hồn ẩm thực của Hàn Quốc và là một món ăn đa năng hiếm có.
Xin được bổ sung thêm thông tin Hàn Quốc là gì ?
Đại Hàn Dân Quốc, (Hàn Quốc ) hay là Nam Hàn, Đại Hàn, Nam Triều Tiên là một quốc gia thuộc Đông Á. Thuộc phái Nam của bán đảo Triều Tiên. Phía bắc giáp với Bắc Triều Tiên, phía đông giáp với Nhật Bản và phía tây là biển Hoàng Hải
- Thủ đô: Seoul
- Diện tích quốc gia : 100.210 km²
- Đơn vị tiền tệ: đồng Won Hàn Quốc
- Tổng thống hiện tại : Moon Jae-in
- Dân số: 51,47 triệu (thống kê năm 2017) của Ngân hàng Thế giới
Theo các nghiên cứu cho thấy từ khoảng năm 2030 TCN, để bảo quản bắp cải sau mỗi vụ thu hoạch, người dân đã biết cách ngâm loại rau này vào nước muối.
Và những nước đi đầu trong cách chế biến này chính là Triều Tiên, Trung Quốc và Mông Cổ.
Đặc biệt hơn, qua nhiều cải tiến và sáng tạo, người dân Triều Tiến đã nâng việc xử lý bắp cải lên một tầng cao mới, cho ra đời món kim chi ngày nay. Món ăn ngon và thậm chí được nhiều người ưa thích.
Nhắc đến ẩm thực Hàn Quốc chắc chắn phải nói đến kim chi , một trong những món ăn đặc trưng trong văn hóa ẩm thực nước này.
Được tạo thành từ các lên men các loại gia vị tỏi, ớt, gừng, hành, muối, đường… trong các hỗn hợp rau quả cải thảo, dưa chuột, củ cải, … là chủ yếu. Kim chi không có gì đặc biệt, gần như chỉ là hỗn hợp của những loại rau củ quả.
Nhưng để tạo nên một món ăn với đầy đủ hương vị như chua, cay, mặn, ngọt lại là một sự kết hợp hòa trộn hài hòa đặc biệt.
Người ta đã đã sáng tạo ra khoảng 80 loại kim chi vào thời Choson. Và thời kỳ hưng thịnh nhất của món này chính là giai đoạn từ thời kỳ Tân La Thống Nhất (668-935) đầu triều đại Cao Ly (918-1392).
Từ bàn tiệc của vua chúa đến mâm cơm của kẻ nghèo, kim chi xuất hiện ở khắp mọi nơi. Ở thời kỳ này, kim chi được làm từ các loại rau xanh ngâm với hỗn hợp muối và rượu hoặc chỉ ngâm với muối tùy cách làm.
Sự xuất hiện của chotkal – một loại hải sản ướp muối lên men và bột ớt những năm 1500 TCN mang lại cho kim chi những hương vị mới ngon miệng hơn.
Những vùng lạnh sẽ làm ra kim chi có vị ngọt và cay hơn chứng tỏ kim chi cũng bị ảnh hưởng hương vị khi có sự khác nhau về khí hậu của mỗi vùng miền.
Kim chi theo truyền thống sẽ được làm vào mùa đông, người ta gọi thời điểm này là kimjang.
Diễn ra vào khoảng tháng 11 hàng năm với một lượng kim chi lớn được làm để cả gia đình sử dụng trong suốt nhiều tháng liền.
Kim chi sẽ được lưu trữ dưới lòng đất sau khi tẩm ướp gia vị hoàn chỉnh trong những chiếc vại bằng đất nung để hỗ trợ quá trình lên men.
Thời hiện đại, kim chi được đựng trong những chiếc thùng chứa chuyên dụng với những thiết bị chuyên làm kim chi để người phụ nữ có thể làm kim chi quanh năm.
Thời xa xưa, sau khi kết hôn, dưới sự hướng dẫn của mẹ chồng, tất cả phụ nữ Hàn Quốc đều phải học cách làm kim chi. Cách này nhằm truyền lại qua các thế hệ nàng dâu công thức và gia vị làm kim chi đặc biệt của gia đình.
Hơn nữa, người ta cho rằng thước đo để đánh giá phụ nữ chính là kỹ năng làm và bảo quản kim chi.
Thế nhưng, dưới thời đại hiện nay, phụ nữa ít có thời gian làm kim chi theo cách truyền thống mà đi thiên về cách sử dụng phương tiện nhiều hơn.
Kim chi có thể ăn trực tiếp trong các bữa ăn của người Hàn Quốc, cũng có thể dùng làm nguyên liệu chế biến thành nhiều món ăn, là một loại thực phẩm “đa năng” nhất.
Không chỉ ở Hàn Quốc, ở rất nhiều nước trên thế giới, kim chi được yêu thích bậc nhất và có đến hơn 100 loại.
Hương vị kim chi đủ để chinh phục những người sành ăn nhất dù không ai có thể xác định được kim chi là một loại salad hay dưa chua đặc biệt nào đó.
Xuất hiện trên các chương trình truyền hình thực tế, trong phim truyền hình, các game show, hình ảnh kim chi ngày càng được thế giới biết đến nhiều hơn.
Tại các trường đại học và cao đẳng Hàn Quốc, bộ môn khoa học về kim chi còn được đưa vào chương trình học.
Không chỉ vậy, Hàn Quốc còn xây dựng cả Viện Nghiên cứu Kim chi, Bảo tàng Kim chi, Quỹ Kim chi cho thấy sức ảnh hưởng của món ăn này là cả một nền văn hóa ẩm thực.
Kim chi có lợi cho sức khoẻ, giá trị dinh dưỡng rất cao và ngăn ngừa một số bệnh tật.
Một hương vị tuyệt vời và những giá trị như vậy thì việc xứng đáng có được vị thế như vậy quả là không có gì để bàn cãi. 42 mg vitamin C đã được có chỉ trong 10 gram kim chi, bằng 1/2 liều dùng hàng ngày cho một người trưởng thành.
Ngoài ra, kim chi chứa ít calo, nhiều chất xơ, giàu khoáng chất (canxi, sắt…) và các vitamin (B1, B2,…) là những chất dinh dưỡng thiết yếu cho sức khoẻ con người, tốt cho người ăn kiêng.
Văn hóa muối kim chi của Hàn Quốc đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2013.
Đây là nét văn hóa và biểu tượng ẩm thực, linh hồn của Hàn Quốc. Trung bình mỗi năm, mỗi người dân ở các nước trong khu vực Đông Nam Á, Hàn Quốc, Nhật Bản tiêu thụ trung bình từ 10-15 kgs kim chi.
Nhiều hơn bất kỳ loại rau nào khác, chỉ tính riêng ở Hàn Quốc thôi đã tiêu thụ khoảng 400 tấn kim chi tại nước này mỗi năm.
Tuy kim chi là món ăn không thể thiếu của người Hàn, nhưng ăn kim chi thì có lợi ích gì không? Khám phá 9 tác dụng kim chi không phải ai cũng biết nhé
Kim chi là gì không còn là câu hỏi mới, nhưng để biết được tầm quan trọng của kim chi thì bạn nên đọc qua bài viết này nhé! Hy vọng những chia sẻ về kim chi ở trên sẽ làm bạn hài lòng.