Những lưu ý người bị rắn cắn nên kiêng gì để đảm bảo an toàn tính mạng

Rắn là một trong những loại động vật vô cùng nguy hiểm. Nó có thể lấy đi tính mạng của con người bất cứ lúc nào. Và dưới đây là những lưu ý người bị rắn cắn nên kiêng gì.

Các loại rắn độc tường gặp

– Họ rắn hổ:

+ Đặc điểm rắn:

– Rắn hổ mang (Naja siamensis): có cổ bạnh và phát ra âm thanh đặc trưng khi đe doạ hoặc tấn công. Có ở vùng rừng núi, trung du, đồng bằng, thậm chí gần khu dân cư.

– Rắn hổ mang chúa (Ophiophagus hannah, KingCobra): cổ cũng bạnh nhưng không bạnh rộng, có hai vảy lớn ở đỉnh đầu, có ở vùng rừng núi, trung du, đồng bằng, hiện nay còn được nuôi ở nhiều nơi. Kích thước của nó khá dài và nặng tới vài chục kg.

– Rắn cạp nong (Bungarus íasciatus); cạp nia (Bungarus candidus): khoang đen-trắng rõ (rắn cạp nia), khoang đen-vàng (rắn cạp nong), thường ở vùng trung du, đồng bằng, khu vực gần nước.

Ran-doc-can-de-tu-vong

Xem ngay: Bị chó cắn kiêng ăn gì? để an toàn

+ Biểu hiện nhiễm độc:

 – Tại vùng vết cắn: đau, sưng nề, có thể có hoại tử đen da vùng bị cắn (da bị chết do nọc độc), nhiễm trùng (sưng đỏ, sốt, có mủ). Vết cắn do rắn cạp nia, cạp nong cắn thường không có gì đặc biệt.

 – Toàn thân: đau nhiều, nói khó, mờ mắt, yếu chân tay, khó thở, liệt toàn thân, loạn nhịp tim, đái ít,… dễ tử vong hoặc tàn phế. Do liệt các cơ nên gây ra khó thở vì thế mà dẫn đến tử vong một cách nhanh nhất.

– Họ rắn lục:

+ Đặc điểm rắn: đặc điểm nổi bật chung của họ rắn lục là đầu hình tam giác, mắt có con ngươi hình elíp dựng đứng.

– Rắn lục xanh: có màu xanh lá cây các mức độ khác nhau, thường ở vùng rừng núi cả ba miền.Việt Nam có rắn lục xanh đầu và đuôi đỏ.

– Rắn lục đất (Trimeresurus albolabris), rắn lục mũi hếch (Agkistrodon acutus): thân màu nâu hoặc giống như màu cành cây khô, thường ở vùng rừng núi phía Bắc.

– Rắn choàm quạp (Agkistrodon rhodostoma): thân màu nâu, thường ở vùng rừng phía Nam.

+ Biểu hiện nhiễm độc:

– Tại vùng vết cắn: Dấu hiệu tại chỗ rất dữ dội mặc dù vết cắn nhỏ, phù to, phù cứng, chảy thành dịch đỏ. Sau 6 giờ, toàn chi bị sưng to, tím. Sau 12 giờ chi bị hoại tử, da phồng rộp lên chứa đầy nhóc đỏ. 2-3 ngày sau có thể dẫn đến hoại thư. Về sau, tình trạng tử vong diễn ra một cách nhanh chóng.

– Toàn thân: chóng mặt, ngất, lo lắng, sợ hãi, tình trạng sốc. Rối loạn đông máu: đông máu rải rác trong lòng mạch, tan máu xuất huyết khắp nơi, rối loạn tiêu hoá, rối loạn thân nhiệt và vô niệu. Chày máu và mất máu sẽ dẫn đến tử vong.

Những điều không nên làm

– Sau khi bị rắn cắn, không nên buộc garo.

– Tuyệt đối không được đắp đá, chườm lạnh và tuyệt đối không bôi hóa chất, thuốc, lá cây, nhổ nước bọt… lên vết cắn.

– Không nên cố để hút nọc độc ra,

– Không rạch vết thương ở vị trí rắn cắn.

– Không nên chà xát hoặc xoa bóp lên vết cắn.

– Không nên để nạn nhân tự đi, tự chạy.

Phòng ngừa rắn cắn

Quan-sat-ky-truoc-khi-dung-nghi

Click ngay: bị rắn nước cắn có sao không để biết được câu trả lời

– Cảnh giác với rắn sau các cơn mưa, lũ lụt, mùa thu hoạch và ban đêm.

– Không đến gần nơi đống gạch vụn, đống rác, tổ mối, nơi nuôi các động vật.

– Đêm tối nên đi ủng, giày cao cổ, mặc quần dài và dùng đèn.

– Khuu vực nhiều cây cỏ nên đội mũ rộng vành nếu đi trong rừng,.

– Không nằm ngủ trực tiếp trên nền đất.  Trước khi ngồi hay nằm nghỉ phải quan sát thật kỹ.

– Thường xuyên kiểm tra nhà ở xem có rắn không. Bỏ qua những kiểu xây nhà giống như nơi trú của rắn (như lợp nhà mái tranh, tường xây bằng rơm, bùn với nhiều hốc, nền nhà nhiều vết nứt…).

– Không trêu chọc, sờ vào miệng rắn, kể cả rắn chết hay đầu rắn đã cắt rời.

– Khi bắt rắn nên dùng gậy có móc nâng rắn lên rồi nắm nhẹ thân rắn, không để miệng rắn tiếp xúc với cơ thể.

Trên đây là những lưu ý người bị rắn cắn nên kiêng gì để đảm bảo an toàn tính mạng. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin.

Điều hướng bài viết

Rate this post

Viết một bình luận