Cách xử trí khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn – Bệnh viện ĐKKV Củ Chi

Rắn lục đuôi đỏ cắn là một tai nạn chết người, có thể gây tử vong nhanh chóng (do sốc phản vệ) hoặc để lại di chứng nặng nề.

Bệnh nhân bị rắn lục đuôi đỏ cắn cần phải được theo dõi sát tại khoa Cấp cứu hoặc khoa Hồi sức chống độc và nếu có kèm rối loạn đông máu thì bệnh nhân  phải được điều trị ở nơi có có khả năng truyền máu (và các chế phẩm máu) cũng như có huyết thanh kháng nọc rắn lục.

Rắn lục đuôi đỏ xuất hiện bất thường ở Bình Dương nguy hiểm đến mức độ nào? - Ảnh 3.

 

Những nguy hiểm bệnh nhân có thể gặp phải khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn

+ Tại vết cắn: có dấu móc độc biểu hiện có 2 dấu răng cách nhau khoảng 1 cm.
Vài phút sau khi bị cắn sưng nề nhanh, đau nhức nhiều kèm theo tại chỗ cắn máu chảy liên tục không tự cầm. Khoảng 6 giờ sau phần tổn thương sưng nề lan rộng từ vết cắn có thể đến gốc chi dẫn đến toàn chi sưng to, đau nhức, tím, xuất huyết dưới da, chảy máu trong cơ hoại tử cơ

+ Do nọc độc của rắn làm rối loạn đông máu gây chảy máu chân răng, chảy máu tiêu hóa, chảy máu não chảy máu phổi, tiết niệu…

+ Bệnh nhân có thể xuất hiện tình trạng sốc do mất máu:

–   Có thể có sốc phản vệ do nọc rắn..
– Có thể có suy thận cấp.

Khi bệnh nhân bị rắn lục đuôi đỏ cắn cần bình tĩnh làm như sau:

+ Không nên đi lại, gọi người hỗ trợ.

+ Rửa vết cắn bằng nước sạch hoặc nước xà bông.

+ Băng ép tại chỗ cắn trở lên gốc chi bằng băng thun, khăn quần áo, bất động chân, tay bị cắn bằng nẹp (vì vận động làm cho nọc độc xâm nhập vào trong cơ thể nhanh hơn). 
+ Cởi bỏ đồ trang sức ở chân, tay bị cắn (vì có thể gây chèn ép khi vùng đó bị sưng nề).
+ Chuyển bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.

 

Những việc không nên làm khi bị rắn cắn:

+ Garô: gây tắc mạch hoại tử chi phải cắt cụt.

+ Trích, rạch, châm, chọc tại vùng vết cắn: các biện pháp này không có lợi ích, gây hại thêm cho bệnh nhân (tổn thương thêm mạch máu, dây thần kinh,…nhiễm trùng nặng thêm).
+ Hút nọc độc: Không có lợi ích.
+ Sử dụng các loại thuốc dân gian, cổ truyền, chữa bằng mẹo: Không có ích lợi, khi đắp có thể gây nhiễm trùng, khi uống có thể gây hại cho nạn nhân. 
+ Không cố gắng bắt hoặc giết rắn.

 

Lưu ý: Nếu rắn đã chết hoặc bắt được rắn phải đem cùng với bệnh nhân đến bệnh viện để nhận dạng.

 

BS.CK2. Nguyễn Văn Khách

Rate this post

Viết một bình luận