– Cuộc cách mạng hình thức đó có nguồn gốc từ cuộc cách mạng tư tưởng, gắn liền với quá trình giải phóng cái tôi cá nhân khỏi những ràng buộc của con người phận vị, “con người chức năng trong xã hội luân thường” (Trần Đình Hượu). Nói như Hoài Thanh, Thơ mới là sản phẩm của “khát vọng thành thật”, nó đặt cái tôi cá nhân và tính chủ quan vào trung tâm của thơ ca, nó cho phép biểu đạt mọi cung bậc của cảm xúc và suy tưởng của cá nhân.
– Thơ mới là “một bước tổng hợp mới những giá trị văn hóa Đông Tây, truyền thống và hiện đại” Bước tổng hợp đó diễn ra trên tất cả các cấp độ : ngôn ngữ, thi liệu, thể loại, tư duy sáng tạo…..
Cụ thể, cuộc cách mạng Thơ mới được biểu hiện ở một số phương diện như sau
1 Thơ mới nhìn từ góc độ hình thức nghệ thuật.
Như đã trình bày ở trên, Thơ mới là một cuộc tổng hợp những truyền thống thơ ca phương Đông và phương Tây, truyền thống và hiện đại. Cuộc tổng hợp đó trước hết thể hiện trên bình diện hình thức nghệ thuật.
1.1. Về thể loại, dù những xung đột giữa Thơ mới và Thơ cũ trước hết diễn ra trên bình diện thể loại nhưng có thể nói Thơ mới là một bước kế thừa những thể loại đã ổn định của Thơ ca Việt Nam thời Trung đại.
– So với thơ ca truyền thống, Thơ mới nhìn chung tự do hơn, số câu trong một bài thơ thường không hạn định, chịu ảnh hưởng của thơ phương Tây, một bài thơ mới thường được chia thành khổ, số lượng khổ thơ thường không giới hạn.
– Mặc dù hướng đến sự tự do hình thức nhưng thơ phá thể và thơ tự do không phải là những hình thức phổ biến của thơ mới. Thơ mới thường hướng đến sự ổn định về số âm tiết trong câu thơ, có thể từ 2 đến trên 10 âm tiết nhưng phổ biến là thơ 5, 7 và 8 chữ. Nhìn từ góc độ thể loại, Thơ mới không chống thơ Đường luật mà chỉ chống lại đối ngẫu trong thơ Đường luật. Thơ 5 và 7 chữ của Thơ mới là sự kế thừa câu thơ Đường luật, thơ song thất lục bát bị giải thể, hát nói trở thành thơ 8 chữ và thơ lục bát được duy trì, có những nhà thơ gần như chuyên sáng tác thơ lục bát
– Các hình thức hiệp vần của Thơ mới khá phong phú, mang dấu vết của những lối gieo vần của thơ truyền thống
1. lối vần chéo là lối 4 câu 2 vần/ 2. Vần liền với từng cặp đắp đổi bằng trắc thực chất là lối vần liền trong vè, nói lối, hát nói 3. Lối vần ôm thường chỉ là lối vần liền Việt Nam pha với vần cách của thơ Trung Quốc .
– Một nguyên tắc được ổn định trong thơ mới la luật điều hoán âm thanh của câu văn câu thơ Nôm
1.2Một hiện tượng hình thức đáng lưu ý của Thơ mới, đó là cái mà Hoài Thanh gọi là “sự xâm nhập của văn xuôi vào địa hạt của thơ”. Hiện tượng này được thể hiện trên mấy bình diện sau :
– Sự xuất hiện dày đặc của các dạng hư từ, đại từ trong câu thơ
– Sự xuất hiện câu thơ vắt dòng, làm thay đổi hẳn bản chất quan hệ giữa các câu thơ trong một khổ thơ
– Sự xuất hiện của những dạng câu có tính suy luận, cầu khiến, ….
– Có thể nói đây là sự vận động của ngôn ngữ thơ trở về gần với ngôn ngữ của đời sống, là sự thể hiện của “khát vọng thành thật” diễn tả mọi cung bậc của cảm xúc, suy nghĩ diễn ra trong tâm hồn chủ thể trữ tình, đối lập lại với sự cô đọng, hàm xúc, duy lý của thơ ca cổ điển
2 Thơ mới một phương thức cảm thụ thế giới mới :
Thơ mới biểu hiện một cuộc cách mạng của tư duy thơ : đặt cái tôi cá nhân ở trung tâm cảm thụ thế giới. Trong Thơ mới, có một sự giao hòa giữa thế giới nội cảm (cảm xúc, cảm giác, tâm trạng) của chủ thể trữ tình với thế giới ngoại cảnh, có sự nới rộng những biên độ của sự cảm thụ thế giới bằng việc kết hợp các giác quan một cách kỳ lạ. Điều này được thể hiện ở một số bình diện như sau :
– Hiện tượng nhân hóa, nội cảm hóa ngoại cảnh, làm cho ngoại cảnh nhuốm màu cảm xúc con người.Thiên nhiên trong thơ mới là một thứ thiên nhiên rạo rực những cảm giác của con người
– ở phía ngược lại, có hiện tượng ngoại cảnh hóa tâm hồn
– Có những ẩn dụ kỳ lạ nối liền thế giới ngoại cảnh, thế giới sự vật với thế giới con người
– Đặc biệt là hiện tượng hòa trộn giác quan để cảm thụ thế giới (chịu ảnh hưởng của thơ ca tượng trưng phương Tây). Điển hình xuất sắc là Nguyệt Cầm của Xuân Diệu.
3 Thơ mới – Bản ghi chân thực hiện thực tinh thần của con người cá nhân trước cách mạng.
-Trong thời điểm khởi đầu của phong trào Thơ mới, Thế Lữ viết tuyên ngôn cho một cuộc cách mạng thơ ca
– Cây đàn muôn điệu, Thế Lữ. Thơ mới là tiếng lòng của một tâm hồn rộng mở với thế giới, một tâm hồn được cởi bỏ khỏi mọi ràng buộc, chính vì vậy, từ góc độ loại hình, Thơ mới thuộc loại thơ trữ tình, thường lấy thiên nhiên và tình yêu làm đề tài phản ánh, nó đối lập với thơ ca tuyên truyền cổ động, thơ ca mang màu sắc chính luận. Chính vì vậy, yếu tố chi phối sự vận động của một văn bản thơ là mạch cảm xúc, là đời sống nội tâm của chủ thể trữ tình.
3.Nỗi buồn, sắc thái thẩm mỹ chủ đạo của thơ mới :
Xuất phát từ những nguyên nhân có tính lịch sử, văn hóa và xã hội (một thời đại đau khổ của dân tộc, một giai đoạn tan vỡ của các hệ giá trị, một thế hệ thanh niên đang kiếm tìm lý tưởng
– bi kịch “thiếu một niềm tin đầy đủ”, nói như Hoài Thanh) mà nỗi buồn trở thành tâm trạng phổ biến bao trùm lên toàn bộ Thơ mới. Có nhiều sắc thái của nỗi buồn được biểu hiện trong Thơ mới
-Có cái buồn thê thiết, ảo não, cái buồn trở thành một thứ ám ảnh, thấm đẫm trong thế giới quan, một thứ “sầu vạn kỷ” thuộc về bản chất của thân phận con người như trong thơ Huy Cận
– Có cái buồn vô cớ, dịu nhẹ như trong thơ Xuân Diệu
– Có cái buồn thê thiết, ảo não, cái buồn trở thành một thứ ám ảnh, thấm đẫm trong thế giới quan, một thứ “sầu vạn kỷ” thuộc về bản chất của thân phận con người như trong thơ Huy Cận
– Và cũng có khi cái buồn nhuốm màu bi quan, bế tắc, rã rời suy sụp, nhuốm màu sắc sa đọa như trong thơ Vũ Hoàng Chương
– Đương nhiên, trong Thơ mới cũng có những màu sắc trong sáng, êm nhẹ, những khoảng sáng vui tươi khi con người cá nhân tìm về với thực tại, với thế giới con người, với tuổi trẻ, với quê hương đất nước
3.2 Gắn liền với nỗi buồn là cảm quan về sự cô độc, sự lạc loài, sự bé nhỏ và cả cảm giác bất bằng lòng, thậm chí đến mức đối lập gay gắt giữa con người với thế giới hiện tại- Cảm giác bao trùm Thơ mới là một sự bất bình sâu xa với thực tại. Có một sắc thái bi quan ám ảnh cái nhìn về thế giới của nhiều tác giả Thơ mới. Hiện thực hiện lên trong mắt họ là tầm thường, giả dối, là đau khổ
– Chính vì vậy, cảm giác cô đơn trở thành một cảm giác ám ảnh trong Thơ mới. Đó là cảm giác cô đơn, nhỏ nhoi của con người, tâm hồn lạc loài đơn chiếc, cô đơn trong cả những giây phút yêu đương, cô đơn thăm thẳm từ tâm hồn lẫn thể xác bệnh tật như trong thơ Hàn Mặc Tử và chính từ cảm giác cô đơn đó nên môtíp về những cuộc chia tay, tiễn biệt trở thành một môtíp phổ biến của Thơ mới
3.3. Có thể nói Thơ mới đã biểu lộ một tình thế đối lập giữa tâm hồn con người cá nhân và thế giới hiện tại và chính từ sự đối lập ấy nên hình thành trong thơ mới một thứ khát vọng : khát vọng giải thoát và khuynh hướng thoát ly thực tại.
– Có nhiều ngả đường thoát ly khỏi thế giới thực tại : tìm về thế giới quá khứ, những giấc “mơ xưa” có cuộc trở về với thiên nhiên đất nước, những sinh hoạt phong tục êm đềm của cộng đồng có sự tiếc nuối những giá trị đã qua và có cả những ngả đường tìm đến với tôn giáo hoặc, tiêu cực hơn cả, tìm đến với truỵ lạc và lãng quên
3.4 Và không thể phủ nhận trong Thơ mới có một tình yêu thiết tha đối với cuộc sống, một khát vọng thay đổi. Tình cảm đó được biểu hiện dưới hai hình thức
– Nỗi khát khao đam mê tận hưởng tình yêu và hạnh phúc hiện tại
– Hình ảnh người khách chinh phu, khát vọng lên đường
Trên bình diện khái quát, thơ mới là :- Một cuộc cách mạng về hình thức nghệ thuật, giải phóng thơ ca khỏi những ràng buộc nghiêm ngặt đã trở thành lỗi thời của thơ ca trung đại- Cuộc cách mạng hình thức đó có nguồn gốc từ cuộc cách mạng tư tưởng, gắn liền với quá trình giải phóng cái tôi cá nhân khỏi những ràng buộc của con người phận vị, “con người chức năng trong xã hội luân thường” (Trần Đình Hượu). Nói như Hoài Thanh, Thơ mới là sản phẩm của “khát vọng thành thật”, nó đặt cái tôi cá nhân và tính chủ quan vào trung tâm của thơ ca, nó cho phép biểu đạt mọi cung bậc của cảm xúc và suy tưởng của cá nhân.- Thơ mới là “một bước tổng hợp mới những giá trị văn hóa Đông Tây, truyền thống và hiện đại” Bước tổng hợp đó diễn ra trên tất cả các cấp độ : ngôn ngữ, thi liệu, thể loại, tư duy sáng tạo…..Cụ thể, cuộc cách mạng Thơ mới được biểu hiện ở một số phương diện như sau1 Thơ mới nhìn từ góc độ hình thức nghệ thuật.Như đã trình bày ở trên, Thơ mới là một cuộc tổng hợp những truyền thống thơ ca phương Đông và phương Tây, truyền thống và hiện đại. Cuộc tổng hợp đó trước hết thể hiện trên bình diện hình thức nghệ thuật.1.1. Về thể loại, dù những xung đột giữa Thơ mới và Thơ cũ trước hết diễn ra trên bình diện thể loại nhưng có thể nói Thơ mới là một bước kế thừa những thể loại đã ổn định của Thơ ca Việt Nam thời Trung đại.- So với thơ ca truyền thống, Thơ mới nhìn chung tự do hơn, số câu trong một bài thơ thường không hạn định, chịu ảnh hưởng của thơ phương Tây, một bài thơ mới thường được chia thành khổ, số lượng khổ thơ thường không giới hạn.- Mặc dù hướng đến sự tự do hình thức nhưng thơ phá thể và thơ tự do không phải là những hình thức phổ biến của thơ mới. Thơ mới thường hướng đến sự ổn định về số âm tiết trong câu thơ, có thể từ 2 đến trên 10 âm tiết nhưng phổ biến là thơ 5, 7 và 8 chữ. Nhìn từ góc độ thể loại, Thơ mới không chống thơ Đường luật mà chỉ chống lại đối ngẫu trong thơ Đường luật. Thơ 5 và 7 chữ của Thơ mới là sự kế thừa câu thơ Đường luật, thơ song thất lục bát bị giải thể, hát nói trở thành thơ 8 chữ và thơ lục bát được duy trì, có những nhà thơ gần như chuyên sáng tác thơ lục bát- Các hình thức hiệp vần của Thơ mới khá phong phú, mang dấu vết của những lối gieo vần của thơ truyền thống1. lối vần chéo là lối 4 câu 2 vần/ 2. Vần liền với từng cặp đắp đổi bằng trắc thực chất là lối vần liền trong vè, nói lối, hát nói 3. Lối vần ôm thường chỉ là lối vần liền Việt Nam pha với vần cách của thơ Trung Quốc .- Một nguyên tắc được ổn định trong thơ mới la luật điều hoán âm thanh của câu văn câu thơ Nôm1.2Một hiện tượng hình thức đáng lưu ý của Thơ mới, đó là cái mà Hoài Thanh gọi là “sự xâm nhập của văn xuôi vào địa hạt của thơ”. Hiện tượng này được thể hiện trên mấy bình diện sau :- Sự xuất hiện dày đặc của các dạng hư từ, đại từ trong câu thơ- Sự xuất hiện câu thơ vắt dòng, làm thay đổi hẳn bản chất quan hệ giữa các câu thơ trong một khổ thơ- Sự xuất hiện của những dạng câu có tính suy luận, cầu khiến, ….- Có thể nói đây là sự vận động của ngôn ngữ thơ trở về gần với ngôn ngữ của đời sống, là sự thể hiện của “khát vọng thành thật” diễn tả mọi cung bậc của cảm xúc, suy nghĩ diễn ra trong tâm hồn chủ thể trữ tình, đối lập lại với sự cô đọng, hàm xúc, duy lý của thơ ca cổ điển2 Thơ mới một phương thức cảm thụ thế giới mới :Thơ mới biểu hiện một cuộc cách mạng của tư duy thơ : đặt cái tôi cá nhân ở trung tâm cảm thụ thế giới. Trong Thơ mới, có một sự giao hòa giữa thế giới nội cảm (cảm xúc, cảm giác, tâm trạng) của chủ thể trữ tình với thế giới ngoại cảnh, có sự nới rộng những biên độ của sự cảm thụ thế giới bằng việc kết hợp các giác quan một cách kỳ lạ. Điều này được thể hiện ở một số bình diện như sau :- Hiện tượng nhân hóa, nội cảm hóa ngoại cảnh, làm cho ngoại cảnh nhuốm màu cảm xúc con người.Thiên nhiên trong thơ mới là một thứ thiên nhiên rạo rực những cảm giác của con người- ở phía ngược lại, có hiện tượng ngoại cảnh hóa tâm hồn- Có những ẩn dụ kỳ lạ nối liền thế giới ngoại cảnh, thế giới sự vật với thế giới con người- Đặc biệt là hiện tượng hòa trộn giác quan để cảm thụ thế giới (chịu ảnh hưởng của thơ ca tượng trưng phương Tây). Điển hình xuất sắc là Nguyệt Cầm của Xuân Diệu.3 Thơ mới – Bản ghi chân thực hiện thực tinh thần của con người cá nhân trước cách mạng.-Trong thời điểm khởi đầu của phong trào Thơ mới, Thế Lữ viết tuyên ngôn cho một cuộc cách mạng thơ ca– Cây đàn muôn điệu, Thế Lữ. Thơ mới là tiếng lòng của một tâm hồn rộng mở với thế giới, một tâm hồn được cởi bỏ khỏi mọi ràng buộc, chính vì vậy, từ góc độ loại hình, Thơ mới thuộc loại thơ trữ tình, thường lấy thiên nhiên và tình yêu làm đề tài phản ánh, nó đối lập với thơ ca tuyên truyền cổ động, thơ ca mang màu sắc chính luận. Chính vì vậy, yếu tố chi phối sự vận động của một văn bản thơ là mạch cảm xúc, là đời sống nội tâm của chủ thể trữ tình.3.Nỗi buồn, sắc thái thẩm mỹ chủ đạo của thơ mới :Xuất phát từ những nguyên nhân có tính lịch sử, văn hóa và xã hội (một thời đại đau khổ của dân tộc, một giai đoạn tan vỡ của các hệ giá trị, một thế hệ thanh niên đang kiếm tìm lý tưởng– bi kịch “thiếu một niềm tin đầy đủ”, nói như Hoài Thanh) mà nỗi buồn trở thành tâm trạng phổ biến bao trùm lên toàn bộ Thơ mới. Có nhiều sắc thái của nỗi buồn được biểu hiện trong Thơ mới-Có cái buồn thê thiết, ảo não, cái buồn trở thành một thứ ám ảnh, thấm đẫm trong thế giới quan, một thứ “sầu vạn kỷ” thuộc về bản chất của thân phận con người như trong thơ Huy Cận- Có cái buồn vô cớ, dịu nhẹ như trong thơ Xuân Diệu- Có cái buồn thê thiết, ảo não, cái buồn trở thành một thứ ám ảnh, thấm đẫm trong thế giới quan, một thứ “sầu vạn kỷ” thuộc về bản chất của thân phận con người như trong thơ Huy Cận- Và cũng có khi cái buồn nhuốm màu bi quan, bế tắc, rã rời suy sụp, nhuốm màu sắc sa đọa như trong thơ Vũ Hoàng Chương- Đương nhiên, trong Thơ mới cũng có những màu sắc trong sáng, êm nhẹ, những khoảng sáng vui tươi khi con người cá nhân tìm về với thực tại, với thế giới con người, với tuổi trẻ, với quê hương đất nước3.2 Gắn liền với nỗi buồn là cảm quan về sự cô độc, sự lạc loài, sự bé nhỏ và cả cảm giác bất bằng lòng, thậm chí đến mức đối lập gay gắt giữa con người với thế giới hiện tại- Cảm giác bao trùm Thơ mới là một sự bất bình sâu xa với thực tại. Có một sắc thái bi quan ám ảnh cái nhìn về thế giới của nhiều tác giả Thơ mới. Hiện thực hiện lên trong mắt họ là tầm thường, giả dối, là đau khổ- Chính vì vậy, cảm giác cô đơn trở thành một cảm giác ám ảnh trong Thơ mới. Đó là cảm giác cô đơn, nhỏ nhoi của con người, tâm hồn lạc loài đơn chiếc, cô đơn trong cả những giây phút yêu đương, cô đơn thăm thẳm từ tâm hồn lẫn thể xác bệnh tật như trong thơ Hàn Mặc Tử và chính từ cảm giác cô đơn đó nên môtíp về những cuộc chia tay, tiễn biệt trở thành một môtíp phổ biến của Thơ mới3.3. Có thể nói Thơ mới đã biểu lộ một tình thế đối lập giữa tâm hồn con người cá nhân và thế giới hiện tại và chính từ sự đối lập ấy nên hình thành trong thơ mới một thứ khát vọng : khát vọng giải thoát và khuynh hướng thoát ly thực tại.- Có nhiều ngả đường thoát ly khỏi thế giới thực tại : tìm về thế giới quá khứ, những giấc “mơ xưa” có cuộc trở về với thiên nhiên đất nước, những sinh hoạt phong tục êm đềm của cộng đồng có sự tiếc nuối những giá trị đã qua và có cả những ngả đường tìm đến với tôn giáo hoặc, tiêu cực hơn cả, tìm đến với truỵ lạc và lãng quên3.4 Và không thể phủ nhận trong Thơ mới có một tình yêu thiết tha đối với cuộc sống, một khát vọng thay đổi. Tình cảm đó được biểu hiện dưới hai hình thức- Nỗi khát khao đam mê tận hưởng tình yêu và hạnh phúc hiện tại- Hình ảnh người khách chinh phu, khát vọng lên đường