Các loại nước uống giải độc gan luôn là phương pháp thanh lọc gan hiệu quả, giúp gan khỏe mạnh. Vậy phải uống gì để giải độc gan và chế biến chúng như thế nào để giữ được hàm lượng dinh dưỡng cao nhất?
1. Nước đậu xanh
Từ lâu đậu xanh đã được biết đến là một loại thực phẩm có tác dụng giải độc, mát gan, thanh nhiệt cơ thể rất tốt. Sách Nam Dược thần liệu của Danh y Tuệ Tĩnh đã viết: “Đậu xanh là thực phẩm không có độc, có tính hàn, giúp thanh nhiệt, làm sạch nước tiểu, chữa lở loét, làm sáng mắt. Đậu xanh có vị ngọt, thanh, dùng làm nguyên liệu cho nhiều món ăn hàng ngày. Tác dụng thanh nhiên của đậu xanh chủ yếu ở phần vỏ. Vì vậy khi chế biến đậu xanh, bạn không nên loại bỏ lớp vỏ của chúng.
Nguyên liệu chế biến nước đậu xanh:
– 1-2 cân đậu xanh
Cách chế biến nước đậu xanh:
– Bước 1: Nhặt sạch các hạt đậu xanh bị hỏng và lép. Rửa đậu xanh thật sạch với nước, chú ý không đãi vỏ đậu xanh.
– Bước 2: Đun nóng chảo đáy dày, cho đậu xanh vào chảo rang thơm, đun ở lửa nhỏ vừa cho đến khi hạt đậu xanh có mùi thơm.
– Bước 3: Sau khi rang thơm đậu xanh, cho 1,5 – 2 lít nước vào, thêm đường và muối cho vừa miệng.
– Bước 4: Đậy kín nắp vung, đun lửa to cho sôi khoảng 5 – 10 phút rồi tắt bếp. Đợi nước đậu xanh rang nguội là có thể dùng được.
2. Nước Bồ Công Anh
Trà Bồ Công Anh được biết đến với rất nhiều công dụng như: chữa chứng chán ăn, dạ dày khó chịu, đầy hơi, đau nhức cơ bắp, xương khớp, sỏi mật và chàm. Ngoài ra, trà bồ công anh còn có tác dụng rất tốt trong việc mát gan giải độc.
Nguyên liệu chế biến trà Bồ Công Anh:
– 3.5 gam trà bồ công anh (lá và thân, hoặc rễ).
– 0.5 gam hoa hồng khô/sấy.
– Đường.
– Nước suối nấu trà.
– Dụng cụ: ly, nồi, bếp, rây lọc…
Cách chế biến trà Bồ Công Anh:
– Bước 1: Cho rễ hoặc thân trà + đường vào nước và đun đến khi sôi.
– Bước 2: Khi trà sôi, bạn đun nhỏ lửa khoảng 2 – 3 phút rồi tắt bếp.
– Bước 3: Để nước trà nguội khoảng 60 – 80 độ C, bạn cho cánh hoa hồng khô hãm một lát rồi chắt hỗn hợp trà qua rây vào bình. Thưởng thức trà khi còn nóng.
3. Nước Bí Đao
Bí đao vẫn luôn là thực phẩm quen thuộc trong bữa cơm gia đình. Nhưng ít ai biết được công dụng mát gan giải độc của loại trà được làm từ bí đao. Không chỉ có chức năng lợi tiểu, giảm mụn nhọt, nước bí đao còn là thức uống dễ làm với giá thành siêu rẻ.
Nguyên liệu chế biến trà Bí Đao:
– 1-2 cân bí đao
– Đường phèn
– Muối hạt trắng
– Nước lọc
– Lá dứa
Cách chế biến trà Bí Đao:
– Bước 1: Cắt bí đao thành các miếng to, giữ nguyên vỏ và bỏ ruột
– Bước 2: Đổ khoảng 2 lít nước vào nồi cùng với bí đao, lá dứa và một chút muối hạt trắng
– Bước 3: Đun lửa nhỏ trong khoảng 2 tiếng, sau đó chắt lấy nước và thêm đường phèn, rồi tiếp tục đun sôi cho đến khi đường tan hết
– Bước 4: Thưởng thức trà sau khi để nguội hoặc cho vào tủ lạnh để thưởng thức trà lạnh
4. Nước táo ép
Nước ép táo có tác dụng rất tốt trong việc làm đẹp da, duy trì nhan sắc, kích thích chức năng tiêu hóa. Không chỉ được biết đến là một loại trái cây bổ dưỡng, táo còn chứa chất pectin giúp phân giải độc tố trong đường tiêu hóa. Từ đó chức năng giải độc của gan sẽ được hỗ trợ tốt hơn. Ngoài ra, hàm lượng acid maclic giúp giải độc cơ thể hiệu quả cũng xuất hiện nhiều trong táo, giảm thiểu gánh nặng giải độc cho gan.
Nguyên liệu chế biến nước táo ép:
– 1-2 quả táo đỏ, chín tới
– Nước đường
– Siro chanh/quất
Cách chế biến nước táo ép:
– Bước 1: Rửa sạch táo, không bỏ vỏ, cắt thành miếng nhỏ
– Bước 2: Pha nước đường và siro chanh/quất theo tỉ lệ 2:1 (cứ 200ml nước đường sẽ pha với 100ml siro chanh/quất)
– Bước 3: Ép táo thành nước với máy ép hoa quả
– Bước 4: Pha khoảng 70ml nước ép táo với 20-30ml hỗn hợp nước đường và siro chanh/quất đã pha trước. Bỏ thêm đá vào cốc và thưởng thức
5. Trà Atiso
Atiso là một loại hoa có tác dụng rất tốt trong việc thải độc, mát gan, thanh nhiệt. Trà Atiso có vị ngọt thanh tự nhiên, không cần bỏ thêm đường khi pha mà vẫn dễ uống. Cách làm trà Atiso tại nhà như sau:
Nguyên liệu chế biến trà Atiso:
– 15 gam trà atiso khô
– 1 bó lá nếp (hay còn gọi là lá dứa)
– 20 gam đường phèn
– 15 gam đường cát
– Nước tinh khiết
– Dụng cụ: bình, ly, máy sấy, nồi, bếp, rây lọc…
Cách chế biến trà Atiso:
– Bước 1: Chọn những bông atiso tươi ngon, rửa sạch và để ráo nước. Chọn hoa vừa, không quá già cũng không quá non. Đối với atiso đỏ, chỉ dùng đài hoa, còn atiso xanh, bạn cắt bỏ cuống trước khi phơi hoặc sấy khô.
– Bước 2: Sấy khô bông Atiso ở nhiệt độ ổn định khoảng 50 – 70 độ C, thời gian sấy từ 5 – 7h.
– Bước 3: Cho nước, lá nếp được cuộn tròn, đường cát và hoa atiso khô vào nồi và đun sôi.
– Bước 4: Khi hỗn hợp sôi, bạn cho thêm đường phèn vào đun đến khi đường tan hoàn toàn thì tắt bếp để nguội một tý.
– Bước 5: Đổ hỗn hợp qua rây lọc vào bình, sau đó rót ra ly và thưởng thức hương vị tuyệt ngon của trà khi còn nóng ấm.
Ngoài cách nấu trà trên, với nguyên liệu trà đã khô sẵn, bạn có thể nhanh chóng có ngay một tách trà atiso nóng bằng cách hãm trà. Cho một ít trà vào ly, 1/2 cốc nước nóng khoảng 80 – 95 độ C và ngâm trà từ 5 – 10 phút. Sau đó cho mật ong, nước cốt chanh vào ly, khuấy đều và thưởng thức.
6. Nước rau má
Rau má được sử dụng hàng ngày với công dụng hạ sốt, làm mát cơ thể và giải độc mát gan. Dân gian thường dùng rau má vào các món ăn, luộc, ăn sống hoặc ép lấy nước. Theo Đông Y, rau má có tính mát, vị hơi đắng, không chứa độc tố gây hại, có tác dụng giải độc, lợi tiểu, chống viêm.
Có 3 cách làm nước rau má giải độc mát gan thường thấy gồm:
– Cách 1: Nước ép rau má
Bước 1: Rau má tươi đem rửa sạch
Bước 2: Đem xay nhuyễn hoặc giã nát lấy nước uống thay nước uống hàng ngày.
Với cách này, các bạn chỉ nên dùng rau má với lượng vừa phải, không nên lạm dụng quá nhiều sẽ có thể gây ra các tác dụng phụ như đi tiểu nhiều gây ảnh hưởng tới giấc ngủ hoặc gây cảm giác chán ăn….
– Cách 2: Râu ngô kết hợp cùng rau má
Bước 1: Rau má 50g, râu ngô 20g đem rửa thật sạch, cho vào nồi cùng với khoảng 1.000ml nước
Bước 2: Đun sôi cho tới khi còn khoảng 30ml, chia đều uống 2 lần/ ngày.
Bài thuốc này có tác dụng làm mát, giải độc gan, chữa da vàng sạm…. Người bệnh nên uống liên tục trong 30 ngày sẽ thấy hiệu quả.
– Cách 3: Rau má với đường phèn
Bước 1: Lấy 150g rau má tươi, rửa sạch, đem nấu với 500ml nước
Bước 2: Đun đến khi còn lại 250 ml, pha thêm một chút đường phèn. Chia đều uống 3 lần/ ngày khi đói bụng có tác dụng chữa bệnh viêm gan virus cấp tính, thanh nhiệt làm mát cơ thể….
7. Nước bưởi chanh
Bạn có thể chế biến nước bưởi, nước chanh riêng hoặc kết hợp hai loại quả này với nhau để bổ sung thêm vitamin C và các chất chống oxy hóa. Từ đó tăng cường chức năng chuyển hóa các chất độc hại và đào thải chúng ra khỏi cơ thể, giảm bớt gánh nặng cho gan
Nguyên liệu chế biến nước bưởi chanh:
– 1/4 quả bưởi
– 1/2 quả chanh thường hoặc chanh leo
Cách chế biến nước bưởi chanh:
– Bước 1: Bổ bưởi lấy múi, bỏ hạt.
– Bước 2: Ép bưởi lấy nước bằng máy ép trái cây. Vắt chanh để lấy nước cốt
– Bước 3: Đổ nước ép bưởi và nước cốt chanh vào cốc rồi khuấy đều và thưởng thức. Có thể cho thêm đường và đá tùy khẩu vị
8. Nước gạo lứt
Gạo lứt vốn là thực phẩm vô cùng bổ dưỡng cho sức khỏe, là món ăn quen thuộc của chị em phụ nữ khi muốn giảm cân. Đối với gan, lớp vỏ cám của gạo lứt chính là thành phần mang lại giá trị lớn nhất nhờ có một lớp dầu đặc biệt, có tác dụng giải độc, điều hòa khí áp, ngăn ngừa các bệnh tim mạch
Nguyên liệu chế biến nước gạo lứt:
– 2 cân gạo lứt
Cách chế biến nước gạo lứt:
– Bước 1: Loại bỏ các hạt gạo bị hỏng, không rửa gạo qua với nước để bảo vệ lớp dầu trên vỏ gạo
– Bước 2: Đổ gạo vào chảo và rang trong vòng 5-7 phút
– Bước 3: Đổ gạo đã rang sang một nồi khác và thêm nước cho ngập mặt gạo. Sau đó đun sôi cho đến khi gạo mềm và nở ra. Trong quá trình đun có thể thêm một ít muối để cho vị nước dễ uống hơn, và chỉ nên đun lửa nhỏ
– Bước 4: Chắt lấy nước gạo, để nguội và thưởng thức
9. Nước nha đam đường phèn
Công dụng lớn nhất của nước nha đam đường phèn vẫn chính là bù nước và cải thiện tình trạng mất nước trong cơ thể. Chính điều này giúp cho gan có thêm nguyên liệu để thanh lọc cơ thể, tiêu trừ độc tố và từ đó giải độc hiệu quả hơn
Nguyên liệu chế biến nước nha đam đường phèn:
– Lá nha đam
– Đường phèn
Cách chế biến nước nha đam đường phèn:
– Bước 1: Rửa sạch lá nha đam và gọt bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài
– Bước 2: Lấy phần ruột bên trong lá nha đam cắt hạt lựu và ngâm khoảng 15-20 phút trong nước muối
– Bước 3: Rửa lại phần ruột nha đam nhiều lần để giảm độ nhớt
– Bước 4: Nấu một nồi nước sôi và thả đường phèn vào, đun cho đến khi đường tan
– Bước 5: Thả phần nha đam đã rửa sạch vào cùng với nước đường phèn và tiếp tục đun cho đến khi sôi. Sau đó đổ ra cốc và để nguội hoặc cho thêm đá để thưởng thức
10. Nước dưa hấu
Trong nước dưa hấu có chứa một hoạt chất đặc biệt tên là citrulline, với công dụng chính là nâng cao chức năng gan, thải loại chất amoniac cùng các hóa chất độc hại từ thực phẩm. Thêm vào đó, đây cũng là loại nước uống cung cấp năng lượng tuyệt vời cho cơ thể, nhờ vậy giúp gan thêm khỏe mạnh
Nguyên liệu chế biến nước dưa hấu:
– 1 quả dưa hấu
Cách chế biến nước dưa hấu:
– Bước 1: Rửa sạch dưa hấu và cắt thành miếng nhỏ
– Bước 2: Cho dưa hấu cùng đá bào vào máy xay sinh tố, xay cho đến khi nhuyễn mịn
– Bước 3: Đổ dưa hấu đã xay qua rây để nước nhuyễn mịn hơn
– Bước 4: Đổ nước ra cốc thủy tinh, thêm đá và thưởng thức
11. Nước nho khô
Nho khô vốn là một món mứt quen thuộc với các gia đình Việt trong ngày Tết. Đây cũng là loại thực phẩm cung cấp hàm lượng chất chống oxy hóa vượt trội, làm sạch gan và loại bỏ độc tố một cách hiệu quả. Nước nho khô khi được chế biến đúng cách cũng sẽ đem tới những công dụng tuyệt vời cho gan
Nguyên liệu chế biến nước nho khô:
– 150g nho khô sạch, không mốc
Cách chế biến nước nho khô:
– Bước 1: Ngâm nho khô vào nước trong khoảng 15 phút và khuấy đều để loại bỏ các chất bẩn, chất bảo quản
– Bước 2: Cho nho khô đã rửa sạch vào nồi và đổ nước ngập bề mặt nho
– Bước 3: Đun sôi nho khô trong khoảng 20 phút
– Bước 4: Tắt bếp và để nước nho như vậy qua đêm
– Bước 5: Chắt lấy nước nho khô để uống
12. Nước mật ong
Trong Đông y, mật ong là vị thuốc có tính bình, vị ngọt, có công dụng đào thải độc tố rất hiệu quả. Vậy nên đây sẽ là loại nước uống có công dụng tốt với những người bệnh bị viêm gan hoặc thường xuyên sử dụng rượu bia, đang cần làm sạch và loại bỏ các chất độc ra khỏi gan. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân xơ gan, đây lại không phải là một thức uống phù hợp bởi mật ong sẽ khiến tình trạng bệnh nặng thêm. Vì thế, bạn nên cân nhắc trước khi lựa chọn loại nước uống này để giải độc gan.
Nguyên liệu chế biến nước mật ong:
– Mật ong
– Nước lọc
Cách chế biến nước mật ong:
– Bước 1: Đổ 1 thìa mật ong vào nước ấm
– Bước 2: Sử dụng vào thời điểm trước bữa sáng hàng ngày để tăng khả năng giải độc
Có thể kết hợp mật ong với nghệ hoặc chanh để nâng cao thêm chức năng giải độc cho thức uống
13. Nước đậu đen
Nước đậu đen không chỉ có hương vị tương đối thơm ngon mà còn là vị thuốc đánh bay độc tố hiệu quả, phù hợp với người bị gan thận yếu, suy nhược cơ thể.
Nguyên liệu chế biến nước đậu đen:
– 1-2 cân đậu đen
Cách chế biến nước đậu đen:
– Bước 1: Rửa sạch đậu đen
– Bước 2: Đổ đậu đen vào nồi cùng với nước và đun cho đến khi hạt đậu mềm ra. Trong quá trình đun có thể thêm chút đường để hương vị thơm ngon hơn
– Bước 3: Chắt lấy nước và thưởng thức
Ngoài việc tự làm các loại nước uống giải độc gan, bạn cũng có thể tận dụng một số sản phẩm giải độc gan có sẵn như Trà cà gai leo hay Trà giải độc gan Tuệ Linh để giúp gan khỏe mạnh hơn. Trong trường hợp bạn đang mắc phải một số bệnh lý về gan như gan nhiễm mỡ, xơ gan và cần những sản phẩm mạnh mẽ hơn, viên uống bổ gan Careline Liver Tonic hoặc Olympian Labs Liver Detox sẽ phù hợp hơn cả.
Tham khảo thêm thông tin chi tiết về các sản phẩm TẠI ĐÂY:
– Trà Cà Gai Leo
– Trà giải độc gan Tuệ Linh
– Olympian Labs Liver Detox
– Careline Liver Tonic