Ăn gì ở Long An chắc chăn là một trải nghiệm thú vị với mọi du khách khi đến với vùng đất này. Nơi đây mang vẻ đẹp giản dị và mộc mạc, Long An không chỉ giữ chân lữ khách bởi những khung cảnh hữu tình mà còn là vùng đất với nhiều món ngon đặc trưng. Cùng KKday những món bạn nhất định phải thử khi đến Long An nhé!
1. Thịt lợn muối chua Long An
Thịt lợn muối chua là món ăn phổ biến nhiều vùng miền tuy nhiên mỗi vùng miền sẽ có cách ủ riêng tạo ra nhiều mùi vị đặc trưng. Ở Long An, thịt lợn muối chua cũng là một trong những món ăn phổ biến.
Để có thể làm thịt muối chua chuẩn nhất, người ta phải chọn con lợn choai, nuôi bằng hình thức thả rông dài ngày. Với hình thức nuôi thả này, thịt lợn sẽ chắc, ngọt và khi muối chua sẽ không bị ướt. Thịt lợn muối chua đạt tiêu chuẩn có màu vàng ươm của thính gạo rang và giữ được sắc tươi của thịt. Sau khi đã ủ đủ 2 tuần sẽ có thể mang ra thưởng thức.
Cách đơn giản nhất người dân hay dùng đó là cắt miếng thịt lợn thành từng lát nhỏ, sau đó mang đi rộn với chút riềng giã nhỏ và thính. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị ngậy của bì, vị bùi của thịt hòa cùng vị chua của men và hương thơm của thính gạo. Để tăng thêm hiệu ứng vị giác, người ta cũng thường ăn kèm với các loại rau như lá mơ, đinh lăng, đọt xoài, đọt cóc,…
Người dân Long An thường dùng thịt lợn muối chua vào những dịp đặc biệt như lễ, tết, chiêu đãi bạn bè,… Ngoài ra, thịt lợn muối chua cùng với rượu Gò Đen chính là một sự kết hợp hoàn hảo cho mọi bữa tiệc của người dân vùng đất. Bên cạnh việc sử dụng trong các bữa ăn, thịt lợn muối chua còn được sử dụng như một thức quà biếu khi du khách đến thăm Long An.
2. Bún Xiêm Lo
Bún Xiêm Lo là một cái tên khá độc đáo đối với những ai lần đầu biết đến món ăn này. Đây là một loại bún nổi tiếng ở miệt Mộc Hóa, Kiến Tường, Vĩnh Hưng của tỉnh Long An. Xiêm Lo là cái tên xuất phát từ món bún khá phổ biến của người Khmer, sau người dân Long An học hỏi và chế biến lại tuy nhiên vẫn giữ cái tên này.
Cốt lõi của bún Xiêm Lo chính là cá lóc. Người ta sử dụng các lóc loại to, sơ chế và lấy phần đầu đi nấu nước lèo. Phần thịt có còn lại sẽ được giã cùng với riềng và nghệ tươi làm thành viên chả nhỏ vuông hoặc tròn tùy theo người nấu. Do không dùng thịt lợn để hầm nước lèo như hầu hết các món nước khác nên bún Xiêm Lo có một mùi vị thơm rất khác biệt. Để có nước lèo ngon, người nấu chọn cá lóc con to, cắt phần đầu cá mang đi luộc, phần thịt cá quết làm chả, rồi vo thành viên tròn hoặc vuông to bằng đầu ngón tay.
Bên cạnh đó, không phải là một món nước có nhiều “topping” như các món ăn khác vì vậy tính túy của món ăn này nằm trong từng loại nguyên liệu tạo nên nó. Sợi bún được sử dụng là sợi bún của người Khmer nhuyễn, dài và dai hơn so với thông thường. Đồng thời, do ảnh hưởng từ món ăn gốc, người Khmer ít dùng nước mắm làm nước chấm vì vậy món chấm của bún này là muối ớt.
Một tô bún có giá vào khoảng 15.000 VNĐ. Nước lèo ngọt thanh tự nhiên, sợi bún dai mỏng, vị cá thơm có màu vàng óng kết hợp với muối ớt có vị cay tạo nên mùi vị vô cùng hoàn hảo.
>>>Xem thêm:
3. Bánh tét Long An
Là một xứ sở nhiều lúa gạo, vì vậy Long An là vùng đất có nhiều loại bánh từ gạo và nếp vô cùng ngon, một trong số đó chính là bánh tét. Bánh tét có lẽ không quá xa lạ với người dân miền tây nói riêng và người dân Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, bánh tét Long An có màu sắc và cách làm khá khác biệt. Bánh tét nổi tiếng nhất là ở thị trấn Đức Hòa.
Để làm ra bánh tét ngon, người ta sẽ chọn những hạt gạo chắc và mẩy sau đó ngâm mềm và trộn với nước lá dứa. Chính vì vậy bánh nấu ra có phần nếp mềm thơm và có màu xanh đặc trưng. Bánh tét Long An có nhiều loại nhân mặn và ngọt khác nhau vì vậy du khách có thể lựa chọn theo sở thích của mình.
Một trong những đặc trưng của bánh tét Long An đó là khi lột vỏ bánh không bị nhớt hay dính như những loại bánh tét khác nên ăn không bị bẩn tay. Khi ăn, phần nếp có vị béo và thơm, bánh nhân ngọt có vị vùi không gắt, bánh nhân mặn có vị thịt bùi sừng sặc. Bánh tét Long An cũng là một thức quà biếu người thân bạn bè khi thăm vùng đất này. Tuy nhiên, do là thức bánh cần bảo quản ngắn ngày nên không mang đi quá xa hoặc để quá lâu.
>>>Xem thêm:
4. Cá lóc nướng trui
Cá lóc nướng trui là một món ăn được xem là quốc dân của miền sông nước Cửu Long và ở Long An cũng thế. Cá lóc vừa bắt dưới sông lên, rửa sạch, được xuyên bằng một que dài từ miệng đến đuôi, cắm đứng thẳng xuống đất, phủ rơm khô trùm lên cá châm lửa đốt. Cá lóc phải được nướng trực tiếp bằng than hoặc rơ đến khi lớp vỏ ngoài cháy đen thì mới đạt chuẩn. Tuy cách chế biến khá đơn giản tuy nhiên để thưởng thức món này đúng điệu là cả quá trình nhé.
Cá sau khi nướng sẽ dùng chung với bún, các loại rau sống tất cả cuốn lại bằng bánh tráng (nhúng qua nước cho bánh mềm ra) và chấm nước mắm. Ở một số vùng, khi cắt cá ra ăn người ta còn phủ lên một lớp mỡ hành rất thơm.
Nước mắm để chấm cá cũng được chế biến bằng nhiều công đoạn. Người ta dùng nước me kết hợp với nước mắm, đường và tỏi băm để có thể tạo ra nước chấm ngon nhất. Cái vui của cá lóc nướng trui chính là không có một mùi vị chính xác nào mà tùy thuộc vào người ăn chọn những gì để cuốn trong bánh tráng của mình. Bánh tráng mềm bao bọc bên trong là miếng cá nướng thơm cùng với các loại rau thơm, salad sau đó chấm với nước mắm me tạo nên một sự kết hợp bùng nổ.
5. Mắm còng Cần Giuộc
Cong là loài vật thuộc họ cua, thường sống ở các bãi biển, đầm lầy, các bãi bùn lầy thủy triều… Mắm còng là món ăn phổ biến tại khu vực Phước Lại, được người dân xem như một sản vật của vùng nước nơi đây.
Làm mắm còng là nghề truyền thống của nơi đây và có tính kế thừa. Vì vậy, tuy có khá nhiều điểm chung trong công thức tạo ra mắm còng tuy nhiên mỗi gia đình sẽ tạo ra một hương vị khác nhau. Để tạo ra một thành phẩm mắm còng ngon người ta phải làm rất nhiều công đoạn. Đầu tiên, nguyên liệu chính là còng sẽ được bắt vào thời gian 12h tối đến 3 giờ sáng. Sau đó, còng sẽ được rửa sạch và xay mới muối và đường. Ngày xưa, khi chưa có máy xay, người ta phải giã nhuyễn tất cả bằng sức người. Sau khi đã giã nhuyễn, hỗn hợp này sẽ được mang phơi nắng khoảng 4 – 5 ngày. Qua khoảng thời gian này, người ta sẽ dùng hỗn hợp vắt lấy nước và phơi tiếp đến khi nước sệt lại.
Mắm còng vừa thơm vừa béo lại có vị đậm đà rất quyến rũ. Tuy có màu sắc không quá hút mắt tuy nhiên mùi vị độc đáo của món này làm người ta nhớ mãi. Với giá tầm 80 – 100.000 VNĐ, bạn có thể mua 1 kg nắm còng làm quà rồi nè.
Đến Long An, bên cạnh những điểm đến thú vị bạn đừng quên cùng gia đình, bạn bè thưởng thức các món ăn đặc biệt ở đây nhé. KKday chúc bạn và gia đình có một chuyến đi vui vẻ và trọn vẹn!
>>>Xem thêm cùng KKday – ăn gì ở những điểm đến: