Ý nghĩa của hang đá Giáng sinh

Cha Laurent Stalla-Bourdillon đã có một bài viết trên báo Le Figaro về việc đặt hang đá nơi công cộng tại Pháp.

Vấn đề nền tảng là : hang đá diễn tả điều gì ? Đây phải chăng là một biểu tượng của tôn giáo ? Lời đáp dứt khoát là “phải” và cần giải thích. Tất nhiên hang đá là một hình ảnh đã mang tính văn hóa tại nhiều địa điểm. Tuy thế, trước hết nó cũng diễn tả sự kiện trọng đại của các Kitô hữu vào dịp Noel: Chúa Giêsu hạ sinh. Nếu không có sự kiện này, thì có lẽ không có đạo Kitô.

Nhưng biểu tượng tôn giáo này mang tính chất gì ? Có người sẽ cho rằng đó là hình ảnh phổ biến nhất và dễ tạo sự đồng cảm nhất trong mọi hình ảnh tôn giáo trên toàn cầu. Bởi lẽ nó hòa lẫn với điểm chung của nhân loại: sinh vào đời. Có thể mỗi người đánh giá hang đá qua sắc thái khiêm hạ và dịu dàng.

Tuy hang đá nhấn mạnh việc “Chúa làm người”, nhưng đây không phải là lý do duy nhất mà chúng ta trưng bày biểu tượng này trong phòng khách. Hang đá nhắc nhở chúng ta rằng Thiên Chúa chiếu soi lịch sử loài người. Và nút thắt của vấn đề chính là: làm sao thấy được tôn giáo qua cảnh hạ sinh ? Vậy trước tiên đó là lời mời gọi qua hình ảnh con Thiên Chúa giáng sinh, chúng ta nhìn ra sự ân cần của Chúa đối với từng em bé sinh trên trần gian này. Nói cách khác, dấu chỉ này được đọc sát nghĩa trong bầu khí tôn giáo, gợi lại đích thực cho mỗi người giây phút mình được sinh ra như là một sự kiện… của Chúa! Giờ đây, chúng ta đi đến tận cùng câu hỏi: vậy người ta có thể thấy “Chúa” qua một em bé, một con người, qua các bạn, qua tôi được không ?

Trước câu hỏi này, tổ tiên chúng ta vào thế kỷ 18 đã trả lời có, kể cả tráo đổi con người với Thiên Chúa. Và như thế vô tình họ cũng làm phai mờ dần nét sâu sắc của đạo Kitô trong các xã hội châu Âu. Ngày nay, khắp nơi người ta quảng bá tư tưởng “con người làm bá chủ” và như vậy, “con người không cần Chúa”. Tư tưởng này tràn ngập các không gian quảng cáo trên đường phố qua các tranh ảnh (các thần tượng). Không cách nào thuật lại hết hiện tượng con người tự tôn vinh mình quá mức.

Hang đá nhấn mạnh việc “Chúa làm người”

Hãy trở lại câu hỏi của chúng ta: có thể thấy Chúa qua con người được không ? Ở đây không dụng ý chơi chữ, quả vậy, câu trả lời “mấu chốt” là phải qua con đường thánh giá. Như thế có thể nói, con người là một biểu tượng tôn giáo ? Nếu xác nhận con người đúng là biểu tượng hiển nhiên về tôn giáo, vậy sau này sẽ cấm chỉ mọi hình ảnh về con người ? Thế mà vấn đề tột cùng vẫn ở điểm ấy: con người là dấu chỉ về điều gì và về ai ? Chắc chắn đây là câu hỏi mỗi người nghe thấy khi nhìn máng cỏ: một trẻ sơ sinh là biểu tượng cho điều gì ? Mỗi người có thể tự do trả lời.

Đối với các Kitô hữu và nước Pháp, quốc gia đã trưởng thành trong sức năng động của đức tin Kitô, dấu chỉ không thể vượt qua về Thiên Chúa đích thực là con người, được tạo dựng theo hình ảnh Người. Từ đó, con người, dễ thương tổn như bé sơ sinh, ở đâu, thì con đường Giáo hội các Kitô hữu ở đó. Vì không biết các chân lý nền tảng của đạo, nên một số người Pháp “sợ” hang đá. Sự vô tri tạo nên các nỗi sợ hãi chừng nào ! Cuộc tranh luận nêu trên khuyến khích các nhà cầm quyền phát triển nền văn hóa tôn giáo.

Một dấu chỉ luôn gợi đến điều gì không phải nó – chính vì thế nó mới là dấu chỉ. Hang đá Giáng sinh là biểu tượng của việc Con Chúa nhập thể nhưng không bắt buộc ai tin điều này. Việc xác tín thuộc về đức tin. Duy sự tự do của mỗi người cho phép nói “Thiên Chúa đã làm người” và “Ngôi Lời cũng nhập thể qua bé thơ sinh ra” trên trần gian. Và do đó, đích thực hang đá trở nên cơ hội mời gọi con người thể hiện sự tự do của mình.

Cuộc tranh luận này rất xứng đáng: nó buộc chúng ta thấu triệt các nền tảng của các tôn giáo khác nhau và cùng đi lại lộ trình lý luận. Sự vô tri về tôn giáo sẽ làm tê liệt chúng ta trước các dấu chỉ, tuy nhiên mỗi người vẫn được tự do hiểu và giải thích chúng. Qua nền giáo dục tôn giáo, chúng ta lại còn có cả việc vận dụng sự tự do, tự do tin hay không tin. Thế mà, sự tự do ấy không dựa vào điều gì cả để tự xác định, nhưng chỉ dựa vào một nội dung. Đã đến lúc trả lại cho người Pháp các kho tàng văn hóa này, và thôi nghĩ rằng họ không thể tự mình đánh giá con đường tốt cho họ. Con đường họ chọn lựa sử dụng một sự tự do mà người ta đang lấy đi của họ, do rất muốn bảo vệ họ.

VIẾT HIỆP

Với mục đích để Lời Chúa được loan truyền và thông tin Giáo hội được lan tỏa, tòa soạn sẵn lòng để các tổ chức và cá nhân sử dụng lại tin bài đã đăng trên báo giấy và báo mạng cgvdt.vn của mình.

Tuy nhiên, vì đức công bằng và sự bác ái, xin quý vị vui lòng ghi đầy đủ nguồn như sau: “Theo Báo Công giáo và Dân tộc, website: cgvdt.vn”.

Ngoài ra, nếu chia sẻ bài lên mạng xã hội (Facebook, Twitter…), đề nghị dùng đường dẫn gốc trên website của Công giáo và Dân tộc.

Rate this post

Viết một bình luận