Lễ vật trong lễ chạm ngõ: Những thứ nhà trai cần chuẩn bị

Lễ chạm ngõ tương đối đơn giản nhưng nhà trai vẫn cần chuẩn bị lễ vật trong lễ chạm ngõ chu đáo để tạo ấn tượng tốt với gia đình nhà gái.

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, đa số các gia đình coi lễ chạm ngõ là buổi gặp mặt thân mật giữa hai gia đình, không đặt nặng vấn đề thủ tục rườm rà. Tuy nhiên, nhà trai cũng cần chuẩn bị lễ vật trong lễ chạm ngõ hoàn hảo, tươm tất. Wedding CELEB xin chia sẻ cách chuẩn bị.

Lễ chạm ngõ là gì?

Lễ chạm ngõ (hay còn gọi là lễ xem mặt, lễ dạm ngõ) là buổi gặp gỡ thân mật giữa hai gia đình. Nhà trai xin đến nhà gái đặt vấn đề cho đôi nam nữ chính thức được tìm hiểu nhau trước khi tiến tới hôn nhân.

Lễ vật trong lễ chạm ngõ, như thế nào là đủ?

Theo phong tục văn hóa của người Việt, để thể hiện sự chu đáo khách thường mang theo quà khi đến chơi nhà. Chính vì vậy, trong buổi lễ chạm ngõ lễ vật là thứ không thể thiếu của nhà trai khi sang nhà gái.

>>> Tìm hiểu thêm: Lễ chạm ngõ ngày nay khác xưa như thế nào?

lễ vật trong lễ chạm ngõ 03

Ở miền Bắc, lễ vật trong lễ chạm ngõ nhà trai cần chuẩn bị như sau:

  • 1 tráp đỏ đựng trầu cau và rượu. Tráp này giống với tráp xin dâu ngày đón dâu.
  • Một giỏ bánh kẹo loại ngon. Số lượng và loại bánh kẹo được lựa chọn theo từng gia đình.
  • 1 lãng trái cây

Trong tráp trạm ngõ của người miền Bắc lễ vật phải được chuẩn bị chẵn, ví dụ 20 chục trầu, 20 chục cau, 1 cặp rượu.

Theo phong tục người Bắc, trong buổi chạm ngõ ngoài lễ vật, nhiều nhà trai còn chuẩn bị cho nhà gái một phong bì tiền, tiền này gọi là tiền dạm hỏi. Số tiền này dao động từ 2-5 triệu, tùy vào điều kiện của từng gia đình. Trong trường hợp này, cha mẹ nhà gái sẽ nhận với tấm lòng trân trọng nhưng không được mở phong bì ra xem mà trao tới tay cô dâu chú rể trước mặt hai gia đình.

Ở miền Trung, lễ vật đơn giản hơn, cụ thể:

  • Một khay đựng trầu cau
  • Một chai rượu lễ gói giấy đỏ

Để làm quà cho nhà gái, người miền Trung thường chuẩn bị những chiếc bánh đặc sản địa phương trong tráp lễ vật. Bánh Hồng – món bánh không thể thiếu trong lễ chạm ngõ của người dân Bình Định, Phú Yên.

Ở miền Nam, lễ chạm ngõ được gọi là đám nói, lễ đi nói. Trong sính lễ dạm hỏi của người miền Nam thường có:

  • Một cặp rượu
  • Một cặp trà
  • Một đĩa trầu cau tem cánh phượng
  • Một mâm ngũ quả

lễ vật trong lễ chạm ngõ 02

Lên danh sách người tham dự lễ chạm ngõ

Không chỉ sắm lễ chạm ngõ, nhà trai còn phải lên danh sách bao nhiêu người đi dự lễ dạm ngõ.

Trong phong tục lễ chạm ngõ của người Việt, thường chỉ có bố mẹ chú rể và những người thân trong gia đình: ông bà, cô, dì chú, bác chú rể tham dự. Trước khi sang nhà gái, nhà trai phải báo số lượng người tham gia qua đó nhà gái có thể chuẩn bị bàn ghế, nước uống chu đáo.

>>> Xem thêm: Dạm ngõ trước khi cưới bao lâu là hợp lý nhất

Chọn ngày và giờ tiến hành lễ chạm ngõ

Chạm ngõ là nghi lễ đầu tiên trong phong tục cưới xin của người Việt. Vì vậy, mặt thời gian và những nghi thức trong buổi lễ không quá nghiêm ngặt, nhất là trong thời đại hiện nay. Tuy nhiên, nhiều gia đình cẩn thận vẫn đi xem giờ, xem ngày đến nhà gái. Nhà trai cũng có thể căn cứ và điều kiện hoàn cảnh để chọn 1 ngày đến nhà gái.

Thời gian cần được thống nhất giữa đôi bên nhằm chuẩn bị chu đáo, tránh những thiếu sót không đáng có dẫn tới ấn tượng không tốt về hai gia đình.

>>> Xem thêm: Lễ dạm ngõ nên mua gì để đẹp lòng đôi bên

Trình tự tiến hành buổi lễ chạm ngõ

Theo thời gian đã định sẵn (nhà trai quyết định) nhà trai sẽ cùng gia đình mang lễ vật sang nhà gái thực hiện các nghi lễ chạm ngõ như chào hỏi, thưa chuyện, ngỏ ý cho hai con chính thức tìm hiểu nhau, quyết định ngày cưới.

  • Sau khi hai bên gia đình gặp mặt, đại diện nhà trai sẽ đứng lên chào hỏi, giới thiệu, thưa chuyện về lý do chạm ngõ.
  • Sau đó đại diện nhà gái đứng lên tiếp lời nhà trai, giới thiệu thành viên có mặt, trình bày ý kiến và mong muốn của mình.
  • Nếu nhà gái đồng ý thì bố mẹ nhà gái sẽ dẫn cô dâu chú rể đến thắp hương tổ tiên.
  • Tiếp đến, hai bên gia đình bàn bạc, thống nhất ngày ăn hỏi, ngày cưới sắp tới cho hai con.
  • Cuối cùng, để tạo cơ hội thân thiện gắn bó giữa hai gia đình, nhà gái mời nhà trai dùng cơm.

lễ vật trong lễ chạm ngõ 01

Trên đây là thông tin lễ vật trong lễ chạm ngõ, những thủ tục cần phải biết. Hy vọng các gia đình và đôi bạn trẻ đã có những chuẩn bị tốt nhất để tổ chức buổi lễ chạm ngõ được hoàn hảo, trọn vẹn.

>>> Đọc thêm: 5 gợi ý cho cô dâu trong ngày dạm ngõ mặc gì phù hợp

Rate this post

Viết một bình luận