Mẹ có biết bé 8 tháng ăn được gì và không ăn được gì?

Trẻ sơ sinh tùy từng tháng sẽ có những thực phẩm ăn được và không ăn được. Vấn đề này Mẹ cần hết sức lưu ý, vì nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con đấy! Vậy mẹ có biết bé 8 tháng ăn được gì không?

1. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 8 tháng tuổi

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 8 tháng tuổi

Ở tháng thứ 8 này, nhu cầu dinh dưỡng của con sẽ bắt đầu tăng lên. Vì vậy, mỗi ngày trẻ cần được ăn dặm khoảng 2-3 bữa. Lúc này, ăn dặm được coi như bữa ăn chính của bé. Ngoài bữa chính này thì con được ăn thêm nhiều bữa phụ để bổ sung thêm các dưỡng chất thiết yếu khác.

Để đảm bảo dinh dưỡng của bé 8 tháng, mỗi ăn bé cần khoảng 500ml sữa và 200ml/bữa ăn. Trong các bữa ăn của con cần có đầy đủ các nhóm dưỡng chất sau:

  • Tinh bột: tinh bột cho bé chủ yêu đến từ bột gạo. Mỗi ngày bé cần cung cấp từ 50 – 60g tinh bột
  • Chất đạm: khi lên 8 tháng tuổi, con có thể ăn uống đa dạng các loại thực phẩm để bổ sung chất đạm. Mỗi ngày trẻ cần khoảng 50 – 60g chất đạm cho cơ thể.
  • Vitamin và khoáng chất: Ở giai đoạn này, bé cần bổ sung một lượng lớn các loại rau xanh và trái cây để có chất xơ cùng các loại vitamin khoáng chất cần thiết cho cơ thể như vitamin A, C, B3,… Những vitamin và khoáng chất này sẽ nâng cao sức đề kháng giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển toàn diện.
  • Chất béo: Ngoài ra, em bé của Mẹ cũng cần khoảng 10 – 15g chất béo đến từ dầu ăn hoặc mỡ động thực vật.

Mẹ nên đọc thêm:

Sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi, những điều bố mẹ nên biết

2. Bé 8 tháng ăn được gì?

Khi lên 8 tháng bé ăn gì đã không còn là vấn đề quá khó khăn

Khi lên 8 tháng bé ăn gì đã không còn là vấn đề quá khó khăn đối với Mẹ nữa. Bởi lẽ, ở giai đoạn này trẻ đã có thể ăn dặm nhiều loại thực phẩm hơn. Tuy nhiên, khi chế biến thức đồ ăn dặm cho trẻ, mẹ cũng cần chú ý xay thật nhỏ hoặc nghiền nhuyễn để con dễ tiêu hóa và hấp thu hơn. Mẹ cũng cần đảm bảo thực đơn của con có sự cân bằng giữa 4 nhóm chất chính. Đó là tinh bột, chất đạm, vitamin, khoáng chất và chất béo.

  • Nhóm tinh bột: Bột ăn liền, bột gạo, bánh mì, ngô, khoai….
  • Nhóm chất đạm: cá hồi, thịt gà, đậu hũ, phi lê bò, thịt heo, phô mai tươi, lòng đỏ trứng,…
  • Nhóm chất béo: Dầu gấc, phô mai, bơ, lạt,…
  • Nhóm vitamin và khoáng chất: cà chua, cà rốt, cải bó xôi, khoai tây, khoai lang, củ cải,.. Cùng với đó là các loại trái cây như chuối, cam, táo, nho, lê, bơ,…

Mẹ có thể tham khảo:

Thực đơn ăn dặm 8 tháng giúp bé phát triển khỏe mạnh

Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 8 tháng tuổi bé nào cũng thích

Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng kiểu Nhật khoa học

3. Bé 8 tháng không ăn được gì?

Bé 8 tháng không ăn được gì?

Bên cạnh những thực phẩm cần cho dinh dưỡng của trẻ 8 tháng thì mẹ cũng cần tránh cho con ăn một số thực phẩm dưới đây :

  • Mật ong: lúc này, hệ tiêu hoá của bé vẫn còn quá non nớt để có thể sử dụng mật ong. Nếu Mẹ cho con dùng mật ong ở giai đoạn này có thể gây ra một vài rắc rối đối với hệ tiêu hóa của con.
  • Các loại thức ăn mặn, ngọt: Trong những loại thực phẩm này chứa quá nhiều calo sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của bé. Trong giai đoạn này con cần được bổ sung những loại thực phẩm giàu dưỡng chất thôi Mẹ nhé!
  • Sữa bò: Trong 12 tháng đầu đời thì sữa mẹ và sữa công thức vẫn luôn là sự lựa chọn tối ưu nhất. Mẹ hãy đợi đến khi bé được hơn 1 tuổi rồi mới cho con sử dụng sữa bò.
  • Hải sản: các loại hải sản có vỏ như ốc, sò, tôm, cua… đều là những loại thực phẩm không dành cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi. Bởi lẽ, những loại thực phẩm có chứa các thành phần dễ gây ra tình trạng dị ứng. Đặc biệt, các bé vẫn còn non nớt, hệ miễn dịch yếu, nên sẽ nguy cơ cao bị dị ứng khi ăn.

4. Lưu ý khi cho con ăn dặm

Lưu ý khi cho con ăn dặm

Lúc này, các bé vẫn làm quen với việc ăn dặm nên ngoài việc cân nhắc xem bé 8 tháng ăn được gì thì Mẹ cũng cần chú ý một số điểm sau nhé:

  • Nên thay đổi thực đơn một cách linh hoạt và đa dạng. Như vậy sẽ giúp con làm quen với nhiều mùi vị của các loại thực phẩm khác nhau. Đây cũng là cách Mẹ kích thích việc ăn uống của con, cũng như tránh cảm giác nhàm chán cho bé.
  • Khi nấu cháo ăn dặm cho trẻ, mẹ có thể dùng nước hầm xương để làm tăng thêm mùi thơm. Tuy nhiên,  Mẹ cần cho con ăn cả phần thịt lẫn phần nước để đảm bảo đầy đủ chất.
  • Mẹ nên cân nhắc để tăng dần độ đặc của món ăn dặm.
  • Thực phẩm chiên rán không phải là lựa chọn tốt cho các bé.
  • Mẹ nên chia nhỏ bữa, cho trẻ ăn 2-3 bữa một ngày.
  • Ngoài gạo, ngũ cốc, lúa mạch hoặc yến mạch, Mẹ cũng nên cho trẻ ăn thêm các món được làm từ các loại ngũ cốc khác như bánh quy, ngũ cốc khô, mánh mỳ nướng… Nhưng mẹ cũng cần tránh các loại ngũ cốc có đường và nhiều màu sắc nhé!
  • Mẹ nên để bé ngồi trên ghế cao khi cho con ăn để tránh bé bị nghẹn hoặc làm rớt thức ăn ra ngoài.
  • Giảm dần tần suất cho trẻ bú sữa hoặc bú bình để con quen với việc ăn dặm.

Như vậy, Mẹ đã biết bé 8 tháng ăn được gì và không ăn được gì chưa? Hy vọng, qua bài viết này Mẹ và bé sẽ có những bữa ăn thật đầy đủ dưỡng chất nhé!

Nguồn tham khảo:

https://www.verywellfamily.com/your-8-month-old-baby-development-and-milestones-4173159

https://www.verywellfamily.com/feeding-and-breastfeeding-your-8-to-12-month-old-431724

Rate this post

Viết một bình luận