Trẻ sơ sinh 8 tháng không chịu ăn dặm phải làm sao?

Bên cạnh những trẻ háo hức thưởng thức món ăn dặm mới thì cũng có không ít trẻ sơ sinh 8 tháng không chịu ăn dặm hoặc bé ăn rất ít dù đó là món ăn bé đã từng rất yêu thích. Cùng Monkey tìm hiểu nguyên nhân, tác động và cách khắc phục tình trạng biếng ăn của trẻ ở giai đoạn này trong bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân trẻ sơ sinh 8 tháng không chịu ăn dặm

Nguyên nhân trẻ sơ sinh 8 tháng không chịu ăn dặm. (Ảnh: sưu tầm internet)

Trước hết, ba mẹ cùng Monkey tìm hiểu về nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh 8 tháng không chịu ăn dặm như sau:

Nguyên nhân sinh lý

Những yếu tố đến từ sinh lý. (Ảnh: sưu tầm internet)

Trước hết, đó là xuất phát từ nguyên nhân sinh lý bao gồm các lý do phổ biến bao gồm:

  • Sự phát triển thể chất có thể ảnh hưởng đến thói quen ăn uống

Điều này có nghĩa là bé 8 tháng đang có giai đoạn phát triển thể chất về cân nặng và chiều cao. Bé đang hoàn thiện các kỹ năng quan trọng trong giai đoạn như tập bò, tập ngồi,…vv. 

Bởi vậy, lý do này ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ ăn hàng ngày của và có thể là nguyên nhân đầu tiên khiến trẻ sơ sinh 8 tháng không chịu ăn dặm mặc dù ba mẹ đã kiên nhẫn và đa dạng hóa thực đơn. 

  • Bé mọc răng

Trẻ 8 tháng tuổi đang mọc răng nên việc bé không muốn ăn uống là chuyện dễ hiểu. Bé mọc răng nên chắc chắn lợi sẽ bị sưng lên và nứt ra, nước dãi chảy nhiều hơn khiến bé mệt và khó chịu nên không muốn ăn. 

Nếu ba mẹ nhận thấy bé đang nhú những chiếc răng xinh đầu tiên thì nên chế biến món ăn loãng, dễ nuốt, dễ tiêu và tuyệt đối không nên ép bé ăn cẩn thận dẫn đến biếng ăn sinh lý. 

  • Chưa thích nghi với việc thay đổi chế biến món ăn

Theo các chuyên gia về Nhi khoa thì trẻ từ 6 tháng trở lên là thời điểm tốt nhất để bé làm quen với ăn dặm, với thức ăn ngoài sữa. Bởi thế, khi trẻ sơ sinh 8 tháng không chịu ăn dặm có thể do bé chưa quen với các món ăn mới.

Bé chỉ mới có thời gian khoảng 2 tháng để nếm thử và trải nghiệm những món ăn mới với cảm nhận và trải nghiệm mới. Bé vẫn đang trong quá trình học hỏi, tìm hiểu về các món ăn chứ chưa thực sự ăn. Từ việc uống sữa, bé chuyển sang ăn đồ đặc hơn như cháo, bột ăn dặm được chế biến hoàn toàn khác khiến bé bất ngờ. 

  • Khủng hoảng cai sữa

Nếu các mẹ nhận thấy trẻ sơ sinh 8 tháng không chịu ăn dặm thì rất có thể bé đang bị khủng hoảng cai sữa. Giai đoạn mẹ cai sữa cho con khiến bé bị khủng hoảng lớn về mặt tâm lý và tinh thần khiến việc ăn uống của bé gặp nhiều vấn đề. 

Nguyên nhân bệnh lý

Bé bị ốm sốt và gặp vấn đề bệnh lý. (Ảnh: sưu tầm internet)

Bên cạnh các nguyên nhân sinh lý thì nguyên nhân bệnh lý cũng là một trong những vấn đề khiến trẻ 8 tháng không chịu ăn dặm. 

  • Hệ miễn dịch yếu

Nguyên nhân bệnh lý đầu tiên mà ba mẹ không được bỏ qua đó là do trẻ 8 tháng có hệ miễn dịch đang còn yếu, chưa thể như người trưởng thành. Bởi thế, việc ăn uống của bé sẽ có những khó khăn khiến bé cảm giác chán ăn, không muốn ăn, không thèm ăn. 

  • Bé bị cúm, sốt

Do hệ miễn dịch còn yếu nên bé 8 tháng rất dễ mắc các bệnh liên quan đến vi rút và vi khuẩn như cảm cúm, sốt…khiến cơ thể bé bị mệt mỏi và không muốn ăn. Lúc này, ba mẹ có thể phải sử dụng thuốc cho con để con khỏe lại và ăn dặm tốt hơn. 

  • Bé gặp vấn đề tiêu hoá: đầy bụng, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy

Ngoài cảm sốt thì các bé 8 tháng tuổi cũng gặp các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa bao gồm: Đầy bụng, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy ..khiến cơ thể bé kém hấp thu các chất dinh dưỡng từ thực phẩm ngoài sữa. Điều này cần quan sát từ phân của trẻ hàng ngày để ba mẹ có thể biết được và điều chỉnh phù hợp. 

  • Bé bị tưa miệng

Đây là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh 8 tháng không chịu ăn dặm phổ biến do nấm vi nấm Candida albicans gây ra khiến trẻ bị những mảng phấn trắng đóng thành từng mảng dày và bám rất chắc vào lưỡi của bé. Điều này khiến bé đau rát khi ăn, khi bú khiến bé chán ăn, biếng bú và sợ đau mỗi khi ăn. 

Những nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân sinh lý và bệnh lý thì các bé biếng ăn cũng có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác bao gồm như sau: 

  • Giờ ăn uống không khoa học

Giờ ăn uống có ảnh hưởng trực tiếp đến việc trẻ sơ sinh 8 tháng không chịu ăn dặm hay không. Việc cho bé ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn đều ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng hấp thu của bé. Tốt nhất ba mẹ nên cho con ăn trong 1 giờ cố định để bé có thói quen ăn uống lành mạnh và khoa học, ăn cách nhau 2 tiếng để bé hấp thu tốt hơn, ăn ngon miệng hơn. 

  • Thói quen ăn uống không tốt: cho bé xem tivi, bế đi rong

Một số thói quen khiến việc trẻ ăn uống kém đi là cho bé ăn xem các thiết bị khi đang ăn, bế đi ăn rong, vừa ăn vừa chơi khiến bé bị phân tâm khi ăn. Không tập trung vào đồ ăn khiến cho dịch vị dạ dày tiết ra không đủ để bé có thể tiêu hóa và thèm ăn. Điều này khiến bé ăn ít đi, ăn không ngon và không cảm nhận hết vị của thức ăn. 

  • Bé bắt đầu chọn đồ ăn 

Giai đoạn này khác với giai đoạn làm quen đầu tiên từ 6 tháng tuổi, trẻ đã được ăn một số món nhất định trong thời gian ngắn nên sẽ có tâm lý chọn đồ ăn. Bé sẽ chọn những món ăn mà bé yêu thích và hợp với khẩu vị. Đây sẽ là yếu tố khiến trẻ sơ sinh 8 tháng không chịu ăn dặm. 

Trẻ 8 tháng tuổi không chịu ăn dặm ảnh hưởng như thế nào?

Bé không chịu ăn dặm có những ảnh hưởng nguy hiểm ra sao? (Ảnh: sưu tầm internet)

Dưới đây là ảnh hưởng của việc biếng ăn, không chịu ăn ở trẻ 8 tháng:

Trẻ biếng ăn sinh lý

Nếu bé bị chán ăn, biếng ăn do nguyên nhân sinh lý như mọc răng, chưa quen ăn dặm. Nguyên nhân do mọc răng thì ba mẹ có thể yên tâm không có ảnh hưởng đến cơ thể. Vì qua giai đoạn này bé sẽ ăn uống bình thường trở lại. 

Trẻ biếng ăn bệnh lý

Ngược lại với biếng ăn sinh lý nếu để biếng ăn bệnh lý kéo dài có thể ảnh hưởng đến một số vấn đề dưới đây:

  • Chán ăn kéo dài khiến cơ thể suy nhược 

Ảnh hưởng đầu tiên là nếu bé kén ăn, chán ăn, bỏ ăn trong thời gian dài có thể khiến cho cơ thể trẻ bị suy nhược, kém hấp thu các chất dinh dưỡng từ bên ngoài. Bé có thể dễ có nguy cơ cao mắc các bệnh lý thông thường do hệ miễn dịch bị suy giảm do thiếu chất. 

  • Chậm phát triển chiều cao

Điều tiếp theo là bé sẽ bị chậm phát triển về chiều cao và cân nặng. Trẻ sẽ không có được thể chất đúng theo chuẩn độ tuổi và rất dễ bị suy dinh dưỡng thấp còi…ảnh hưởng về sau. 

  • Chậm tăng cân ảnh hưởng thể trạng sức khoẻ

Cuối cùng nếu trẻ sơ sinh 8 tháng không chịu ăn dặm kéo dài và không khắc phục thì sẽ là nguyên nhân đầu tiên và trực tiếp khiến bé bị chậm tăng cân, ảnh hưởng đến thể trạng sức khỏe. Bé sẽ bị gầy, thiếu cân so với tiêu chuẩn, cơ thể không đáp ứng năng lượng cần nạp vào. 

Giải pháp giúp trẻ 8 tháng tuổi không chịu ăn dặm

Giải pháp giúp trẻ 8 tháng tuổi không chịu ăn dặm

Tăng cường thực phẩm giàu vitamin và chất xơ 

Để món ăn đa dạng hơn ba mẹ cần cho thêm các món ăn giàu vitamin và chất xơ như rau xanh, rau củ quả và các loại trái cây theo mùa vừa tốt cho sức khỏe vừa tốt cho hệ tiêu hóa, giúp bé hấp thu các chất tốt hơn. 

Bổ sung men vi sinh cho trẻ

Cách giúp bé ăn ngon hơn, tiêu hóa tốt hơn mà ba mẹ có thể tham khảo chính là cho bé sử dụng men vi sinh. Đây là loại thực phẩm chức năng giúp bé có hệ tiêu hóa khỏe, ăn ngon, ngủ ngon hơn. 

Thay đổi cách chế biến món ăn dặm tạo hứng thú cho trẻ 

Nếu ba mẹ đang áp dụng cách chế biến quá đơn giản và lặp đi lặp lại thì tốt nhất nên thay đổi cách chế biến sao cho đa dạng và hấp dẫn hơn. Đó là rán, hấp, xào, nấu thay vì chỉ luộc như trước đây giúp món ăn có hương vị hấp dẫn hơn, kích thích vị giác của bé. 

Tập cho con ngồi ghế ăn dặm, hạn chế đi rong

Bé ngồi ăn dặm trên ghế sẽ độc lập và có thể tự chọn món ăn mà bé thích. Đi rong vừa chơi vừa ăn khiến bé mất tập trung và dịch vị tiết ra không đủ. Bởi vậy, để giúp trẻ sơ sinh 8 tháng không chịu ăn dặm thì cần cho con ngồi ghế và hạn chế đi rong…vv

Không ép bé ăn 

Những bé biếng ăn thường có tâm lý sợ ăn do bị ép quá mức. Để giúp cải thiện, ba mẹ tuyệt đối không nên ép bé ăn. Nhất là với những món mà bản thân bé không thích hoặc không muốn thử thì tốt nhất nên để cho bé thử sau. 

Cho bé ăn dặm theo đúng nguyên tắc

Áp dụng các nguyên tắc cơ bản trên bàn ăn cho bé ngay từ khi bắt đầu ăn dặm là cách đơn giản nhất giúp bé có thể ăn uống tốt hơn, khoa học hơn. Đó là ăn trong 30 phút, ăn không dùng điện thoại hay đồ chơi, nếu bé đã không ăn cho ra khỏi bàn…và không cho ăn thêm bất kỳ thực phẩm nào khác cho đến bữa ăn dặm sau. 

Cho con ăn từ loãng đến đặc 

Để đảm bảo cho bé ăn dặm hiệu quả thì tốt nhất ba mẹ nên cho bé làm quen với đồ ăn từ loãng cho đến đặc. Ba mẹ nên tăng dần độ đặc để đảm bảo an toàn cho bé tránh bị hóc hay nghẹn khi ăn. 

Cho con ăn dặm từ ít đến nhiều

Cách tiếp theo mà các ba mẹ có con ăn dặm cần biết là cho con ăn dặm từ ít đến nhiều. Không nên ép bé ăn lượng nhiều cùng một lúc. Theo đó, chỉ cần cho bé làm quen dần dần sao cho phù hợp để bé ăn uống hiệu quả hơn. 

Cung cấp thức ăn vừa đủ dinh dưỡng 

Cách cuối cùng mà ba mẹ cần biết khi khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh 8 tháng không chịu ăn dặm chính là cung cấp thức ăn vừa đủ dinh dưỡng để bé tiêu hóa tốt hơn. Không nên cho bé ăn thức ăn quá ít hoặc quá nhiều chất làm cho đường ruột của bé bị quá tải. 

Những sai lầm ba mẹ thường gặp khi cho bé 8 tháng ăn dặm khiến bé nhác ăn

Những sai lầm ba mẹ thường gặp khi cho bé 8 tháng ăn dặm khiến bé nhác ăn. (Ảnh: sưu tầm internet)

Tập thói quen ăn không khoa học cho con

Sai lầm đầu tiên khiến cho bé bị nhác ăn, biếng ăn khi ăn dặm đó là tập thói quen thiếu khoa học ngay từ đầu. Ba mẹ nên cho bé ăn từ loãng đến đặc, ít đến nhiều, từ mềm đến cứng, …bằng cách cho bé ngồi ghế ăn dặm. Tuyệt đối không dùng các thiết bị, đồ chơi hay cho con đi rong khi ăn cơm…

Chỉ cho con ăn tập trung 1 loại dinh dưỡng

Để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng các nhóm chất cho bé thì để giúp trẻ sơ sinh 8 tháng không chịu ăn dặm thèm ăn thì ba mẹ cần đa dạng các nhóm chất trong khẩu phần ăn hàng ngày. Tuyệt đối không nên tập trung vào 1 loại dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, tinh bột, rau củ quả…khiến bé bị chán. 

Cho bé ăn quá ít rau củ 

Rau củ là thực phẩm rất tốt cho sự phát triển của trẻ về thể chất, trí tuệ và đường tiêu hóa. Nếu ba mẹ ngay từ đầu chỉ cho bé ăn dặm với ít rau củ thì sau này sẽ không thích ăn rau. Đó là thói quen xấu khiến cho việc bé bị táo bón có nguy cơ cao hơn. 

Ép bé ăn những thức ăn bé không thích 

Thói quen sai lầm cuối cùng mà ba mẹ thường mắc phải khi cho bé ăn dặm chính là ép bé ăn những món ăn mà bé không thích. Điều này gây ra tâm lý sợ ăn, chán ăn lâu dần thành nhác ăn và biếng ăn. 

Xem thêm: Mách mẹ top 7 mì ăn dặm cho bé 8 tháng tốt nhất năm 2022

Như vậy, Monkey đã chia sẻ đến ba mẹ thông tin về hiện tượng trẻ sơ sinh 8 tháng không chịu ăn dặm. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp ích cho ba mẹ trong quá trình chăm sóc bé giúp trẻ cao lớn, khỏe mạnh và thông minh hơn.

Is your baby refusing solid foods? Here’s what could be going on – truy cập ngày 29/6/2022 

https://www.newfolks.com/inspiration/baby-refusing-solid-foods/ 

What to Do When Baby Won’t Eat Solids: 7 Simple Steps – truy cập ngày 29/6/2022

 

https://yourkidstable.com/baby-wont-eat-solids/ 

 

Rate this post

Viết một bình luận