[Hướng nghiệp] Học ngành Kinh tế chính trị ra làm gì?

Kinh tế luôn đi liền với chính trị, nó luôn luôn hỗ trợ và thúc đẩy nhau phát triển. Ngành kinh tế chính trị đang đóng vai trò quan trọng trong công cuộc đào tạo cử nhân tương lai góp phần đáp ứng nguồn lao động dồi dào, chất lượng phục vụ đất nước. Là ngành học đào tạo ra các cử nhân kinh tế chính trị, những nhà hoạt động, nghiên cứu … Bài viết sẽ chỉ ra chi tiết việc học kinh tế cần những kĩ năng gì, lợi ích mà ngành kinh tế chính trị mang lại, việc tham khảo lựa chọn môi trường học tập và vấn đề cũng rất được quan tâm đó là học ngành Kinh tế chính trị ra làm gì?

Học ngành Kinh tế chính trị ra làm gì?

1. Khái quát về Ngành Kinh Tế Chính Trị

Kinh tế chính trị (tên tiếng anh là Political Economy) là bộ môn khoa học xã hội nghiên cứu mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị, nghiên cứu về việc sản xuất và trao đổi hàng hóa trong mối quan hệ chính trị đặt dưới góc nhìn của chính trị gia. 

Ngành Kinh tế chính trị đào tạo các cử nhân Kinh tế chính trị nhằm cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực có trình độ sau đại học, có phầm chất chính trị và đạo đức tốt, có lập trường, quan điểm chính trị vững vàng, có khả năng nghiên cứu, tìm hiểu các lĩnh vực chuyên sâu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong xu thế hội nhập với các nước và trong khu vực.

Bộ môn Kinh tế chính trị cung cấp khái niệm và những kiến thức cơ bản về lĩnh vực kinh tế như cung cầu, lợi nhuận, tự do thương mại… 

2. Ngành Kinh tế chính trị học được những gì?

Ngành Kinh tế Chính trị đào tạo sinh viên về mọi mặt từ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, tác phong làm việc và năng lực giải quyết mọi vấn đề. Người học sẽ được trau dồi kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về Kinh tế chính trị, Kinh tế hiện đại, quản trị kinh tế. Truyền tải những kiến thức chuyên sâu để có đủ trình độ trong việc tham mưu, nhận định, phân tích các chính sách kinh tế.

Khác với những ngành học khác, ngành kinh tế chính trị đòi hỏi bản thân người học có bản lĩnh vững vàng, tu dưỡng đạo đức tốt, có lập trường quan điểm chính trị đúng đắn. Có đủ đức đủ tài để cùng nhau xây dựng và học tập cống hiến cho đất nước.

3. Trường đào tạo Ngành Kinh tế chính trị tốt

3.1. HV Báo chí và Tuyên truyền

Là một trường của Đảng cho nên Học viện Báo chí luôn phát huy vai trò gương mẫu trong công tác giảng dạy, với đội ngũ các thầy cô giáo nhiều năm kinh nghiệm, từng công tác và giảng dạy trong và ngoài nước trong đó ngành Kinh tế chính trị của trường đào tạo với phương pháp khoa học, có tính đổi mới, linh hoạt, không gò bó theo khuôn khổ nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng đầu ra. Học viện sẽ là sự lựa chọn tốt cho các bạn muốn theo đuổi ngành kinh tế chính trị.

Thông tin liên hệ: 

Địa chỉ: số 36 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

Website: ajc.edu.vn

Hotline: 0243 7546 963

3.2. Đại học Kinh Tế – Đại học Huế

Nằm trong Top những trường đại học đào tạo ngành kinh tế chính trị, ĐHKT – Đại học Huế không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, đưa ra những phương pháp đổi mới và sáng tạo, dễ hiểu ngày càng thu hút nhiều sinh viên theo học. Bên cạnh đó, Ngành Kinh tế chính trị luôn luôn đẩy mạnh các đề tài nghiên cứu, phát huy tính sáng tạo và thu hút nhân tài.

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: CS1: 100 Phùng Hưng, TP. Huế

               CS2: 99 Hồ Đắc Di, TP. Huế

Website: hce.edu.vn

Hotline: 0234 369 1333

3.3. ĐHKT Thành phố Hồ Chí Minh

Thành lập từ những năm 1976, với truyền thống giảng dạy lâu đời. Ngành kinh tế chính trị của ĐHKT Tp. Hồ Chí Minh đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy. Đã và đang ngày một hoàn thiện để nâng cao chất lượng đào tạo, xứng đáng là trường đào tạo kinh tế nhất là ngành kinh tế chính trị ngày một phát triển vượt bậc.

Thông tin liên hệ: 

Địa chỉ: số 59C Nguyễn Đình Chiểu, Q.3, TP.HCM

Website: ueh.edu.vn

Hotline: 0283 829 5299

Trường đào tạo Ngành Kinh tế chính trị tốt

4. Để học tốt kinh tế chính trị bạn cần những gì?

Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật, có bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh tế nhạy bén về khả năng quan sát, trách nhiệm trong công việc.

Chăm chỉ, nhiệt huyết và luôn sáng tạo cái mới.

Trung thực, khiêm tốn, kiên nhẫn, dám chịu trách nhiệm.

Khả năng thuyết trình, trình bày quan điểm ý tưởng cá nhân tự tin,rõ ràng.

Có tư duy logic, nhạy bén, chấp nhận thử thách.

Chịu được áp lực công việc, khả năng giao tiếp tự tin, năng động.

Say mê nghiên cứu, học hỏi, lĩnh hội kiến thức.

5. Tổ hợp môn xét tuyển Ngành Kinh Tế Chính Trị.

Mã ngành: 73101102

Tổ hợp các môn xét tuyển vào Ngành Kinh Tế Chính Trị bao gồm:

  • A00: Toán, Hóa Học, Vật Lý
  • A01: Toán, Tiếng Anh, Vật lý
  • A16: Toán, Ngữ Văn, Khoa học tự nhiên
  • C15: Toán, Ngữ Văn, Khoa học xã hội
  • D01: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh

Tổ hợp môn xét tuyển Ngành Kinh Tế Chính Trị

6. Ngành Kinh tế chính trị ra làm nghề gì?

Mỗi một ngành học đều đóng vai trò riêng đòi hỏi con người tiếp thu và học hỏi, tìm tòi đổi mới. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể vẫn còn thắc mắc việc mình sẽ làm gì, đảm nhận vị trí như nào khi học ngành kinh tế chính trị. Dưới đây là một số ngành nghề chủ chốt thu hút nhân lực bạn có thể tham khảo:

Trong quá trình học tại giảng đường, nếu bạn học tốt có thể sẽ nhận được “tấm vé vàng” làm việc ngay tại nhà trường đó là vị trí giảng viên theo chuyên ngành hoặc công tác tại các trường đào tạo liên quan đến chính trị

Trở thành những nhà hoạt động, quản lý kinh tế trong các công ty, doanh nghiệp.

Viết bài, đưa tin tại các trang báo đài về lĩnh vực kinh tế chính trị.

Làm việc các cơ quan nghiên cứu, các cơ quan hoạch định chính sách kinh tế trong và ngoài nước.

Công tác tại các tổ chức chính trị xã hội, các ban ngành đoàn thể như: ban tuyên giáo, Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tổ chức công đoàn,…

Tuy là ngành học không mấy xa lạ với các bạn sinh viên, nhưng Ngành Kinh tế chính trị ngày càng có sự thay đổi mới, được liên tục cập nhật cả về chương trình đào tạo lẫn phương pháp giảng dạy để người học luôn cảm thấy hứng thú và không cảm thấy nhàm chán. Để những kỹ năng luôn luôn được trau đồi và sẽ là môn học tiềm năng sản sinh ra những nhân tài kinh tế, chính trị xuất sắc.

Mong rằng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn định hình được ngành học mình đang theo đuổi một cách rõ ràng và chính xác nhất. Chúc bạn thành công với những lựa chọn cho bản thân.

Rate this post

Viết một bình luận